Tăng cường phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các quốc

Một phần của tài liệu ICB-2 Bao cao tinh hinh phat trien kinh te thuong mai khu vuc CLV (Trang 50 - 51)

1. Xu hướng hợp tác phát triển của các nước CLV và khu vực Tam giác phát

1.1.Tăng cường phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các quốc

mạnh hợp tác, tăng cường kết nối 3 nền kinh tế.

Với các xu hướng hợp tác ngày càng chặt chẽ sâu và rộng nêu trên, cơ chế hợp tác CLV ngày càng phát huy được hiệu quả trong việc hỗ trợ phát triển tiềm năng kinh tế từng nước nói riêng và trong toàn khối CLV nói chung. Các xu hướng hợp tác phát triển của các nước CLV có thể được cụ thể hóa như sau:

1.1. Tăng cường phát triển kinh tế, thương mại và đầu tư giữa các quốc gia CLV CLV

Do các quốc gia nằm trong khuôn khổ hợp tác CLV trong đó bao gồm cả Việt Nam đều là những quốc gia còn nghèo, nằm trong nhóm những quốc gia chậm phát triển của khu vực. Mục tiêu lớn nhất và quan trọng nhất của cơ chế hợp tác này là nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các quốc gia trong nhóm CLV tăng cường phát triển thương mại, đầu tư từng bước tiếp cận với nền kinh tế phát triển hơn của các nước trong khối ASEAN

- Thúc đẩy phát triển thương mại: Các nước CLV có vị trí địa lý thuận lợi

đối với thương mại và đầu tư vì đây là khu vực nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, giao điểm của các nền kinh tế năng động như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc và ASEAN-6. Ngoài ra, các nước CLV có nhiều điểm tương đồng về lịch sử, văn hoá, trình độ phát triển kinh tế với nguồn nhân công trẻ, dồi dào, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đó là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế thương mại giữa các nước trong nhóm CLV.

Nhằm tăng cường quan hệ, kinh tế - thương mại giữa các quốc gia CLV, các quốc gia trong nhóm cần tạo điều kiện cho trao đổi thương mại, đặc biệt là thương mại biên giới, mặt khác tạo thuận lợi hóa cho các thủ tục hải quan, ngân hàng viễn thông thúc đẩy các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, tổ chức các đoàn giao thương giữa các quốc gia CLV

- Thúc đẩy đầu tư: Quan hệ đầu tư giữa các nước CLV có tiềm năng lớn chưa khai thác hết, các nước CLV cần đẩy mạnh phối hợp chính sách trong việc thu hút đầu tư ngoại khối nhằm tránh tình trạng cạnh tranh ưu đãi đầu tư, gây ảnh hưởng đến môi trường đầu tư từng nước nói riêng và cả khối nói chung.

Tăng cường đầu tư trong các nước CLV sẽ tạo điều kiện phát triển kinh tế, thúc đẩy sự đi lên của các ngành sản xuất thế mạnh của từng quốc gia trong nhóm bao gồm các ngành sản xuất nông nghiệp, chế biến cây công nghiệp, khai khoáng, thuỷ điện, phát triển hạ tầng và dịch vụ.

4 9

Bên cạnh đó, Hội nghị khuyến khích đầu tư vào các khu kinh tế đặc biệt (SEZ), khu chế xuất (EPZ) dọc theo khu vực biên giới giữa các nước CLV thông qua việc dành những ưu đãi thích hợp cho các nhà đầu tư CLV như các cơ sở hạ tầng cần thiết, thủ tục hành chính hiệu quả.

Ngoài hợp tác cấp chính phủ, các quốc gia CLV cũng cần đẩy mạnh hợp tác đầu tư ở khu vực tư nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ như việc thành lập các hiệp hội đầu tư giữa các nước CLV. Bên cạnh đó, xúc tiến đầu tư thông qua việc tổ chức các hội nghị đầu tư cũng sẽ thu hút các doanh nghiệp trong các nước CLV đầu tư lẫn nhau và thu hút các nhà đầu tư ngoại.

Tuy nhiên hợp tác CLV trên lĩnh vực kinh tế vẫn chưa tương xứng với những tiềm năng do bất cập về cơ sở hạ tầng, khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư sản xuất và thiếu hụt nguồn nhân công có tay nghề cao.

Một phần của tài liệu ICB-2 Bao cao tinh hinh phat trien kinh te thuong mai khu vuc CLV (Trang 50 - 51)