Hoàn thiện chính sách huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 146 - 147)

- Quy đổi từ ngày công 62.377 10.865 11.203 8.815 30.883 lao động

4.2.2.Hoàn thiện chính sách huy động vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh

tầng nông thôn tỉnh Bắc Ninh

Đặc điểm của hệ thống KCHT nông thôn tỉnh Bắc Ninh đòi hỏi chính sách huy động vốn cần được thực hiện theo hướng tăng cường tối đa khai thác các nguồn lực tài chính từ ngân sách và ngoài ngân sách để phát triển KCHT.

Đối với nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, kế hoạch huy động vốn ưu tiên cho đầu tư các công trình hạ tầng trọng yếu, cần thiết, cấp bách. Ngân sách tỉnh tập trung cho xây dựng, phát triển các công trình hạ tầng có tính liên huyện, liên vùng, đảm bảo cho các mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội cấp huyện, cấp tỉnh. Ngân sách địa phương cần nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực từ tài sản công, từ khai thác quỹ đất, từ quá trình cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhằm nuôi dưỡng nguồn thu, hỗ trợ thúc đẩy phát triển doanh nghiệp địa phương, qua đó góp phần tạo nguồn thu cho phát triển KCHT nông thôn.

Đối với nguồn lực ngoài ngân sách, Bắc Ninh cần tích cực cải thiện môi trường kinh doanh, tạo môi trường thuận lợi, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần nuôi dưỡng nguồn lực ngoài ngân sách, phục vụ cho mục tiêu huy động vốn ngoài ngân sách để phát triển KCHT nông thôn. Coi trọng phát triển kinh tế tập thể, tạo động lực phát triển kinh tế tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong các lĩnh vực có ưu thế. Nâng cao hiệu quả các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; thúc đẩy hình thành các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị trong các lĩnh vực thế mạnh của tỉnh;đa dạng hóa các kênh và khuyến khích hình thành trung tâm, khu vực tư nhân cung cấp các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ trực tuyến;nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các trung tâm tư vấn; chú trọng nắm bắt và giải quyết dứt điểm kiến nghị, khó khăn, vướng mắc và xử lý những trường hợp thanh tra, kiểm tra trùng lắp, gây phiền hà, sách nhiễu cho doanh nghiệp. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính; thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, quản lý điều hành của các cơ quan Nhà nước, hướng tới sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp; hiện đại hóa công cụ quản lý, điều hành theo

kiến trúc tổng thể về chính quyền điện tử, xây dựng đô thị thông minh; nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ, tăng cường kỷ luật, kỷ cương. Duy trì và tiếp tục cải thiện các chỉ số chất lượng quản trị địa phương: Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI); Hiệu quả quản trị và hành chính công(PAPI);Cải cách hành chính (PAR INDEX);Chỉ số về độ sẵn sàng cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (ICT Index) nằm trong tốp 10 cả nước.

Làm tốt công tác “xã hội hóa” đầu tư KCHT nông thôn trong một số lĩnh vực như y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao. Xây dựng và hoàn thiện chính sách thu hút vốn FDI vào phát triển hạ tầng khu vực công nghiệp chế biến, lĩnh vực công nghệ cao, nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực có khả năng tạo giá trị gia tăng cao của tỉnh trên cơ sở đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Rà soát và tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách tài chính để khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn: phát hành trái phiếu chính phủ áp dụng cho các công trình giao thông quan trọng, có quy mô lớn; đầu tư theo hình thức BOT áp dụng cho một số dự án có khả năng hoàn vốn, chủ yếu là các dự án đường bộ cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ huyết mạch mang tính kết nối liên vùng…; đầu tư bằng nguồn vốn trái phiếu công trình áp dụng cho các dự án có khả năng hoàn vốn cao; đầu tư theo hình thức chuyển nhượng thu phí; đổi đất lấy hạ tầng áp dụng cho các công trình dân sinh; lập quỹ “bảo trì đường bộ”; mở rộng áp dụng mô hình “Quỹ đầu tư phát triển đô thị” để định hướng và huy động các nguồn vốn khác từ các thành phần kinh tế trong xã hội… Ưu tiên cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông, thủy lợi, điện năng, bưu chính, viễn thông, tăng tỷ trọng đầu tư phát triển KCHT nông thôn (các công trình giáo dục, y tế).

Một phần của tài liệu Luận án Lương Tuấn Đức (Trang 146 - 147)