Nâng cao hiệu suất sử dụng nguồn vốn

Một phần của tài liệu KT01021_DoanThiHoaiHuong4C (Trang 115 - 118)

Mục tiêu hoạt động kinh doanh của Công ty Mai Vân là đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất, tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu, thể hiện bằng chỉ

tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu tương ứng với mức độ rủi ro chấp nhận được. Việc xây dựng được một cơ cấu nguồn vốn tối ưu sẽ cho phép hạn chế rủi ro tài chính, rủi ro phá sản.

Như đã phân tích ở chương III, ta thấy Công ty có nguồn vốn dồi dào nhưng hiệu quả sử dụng vốn lại thấp, do đó trong tương lai Công ty cần có giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Dưới đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tại Công ty.

Ta có

Hệ số tài sản trên Số vòng quay Suất sinh lời

x của Doanh

ROE = X

vốn chủ sở hữu của tài sản thu

Ta thấy để tăng suất sinh lời của vốn chủ sở hữu có thể sử dụng các biện pháp: Tăng doanh thu và giảm chi phí, Tăng số vòng quay của tài sản và thay đổi cơ cấu tài chính. Do đó công ty cần tập trung vào tăng doanh thu, cắt giảm chi phí, tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản nhằm tăng vòng quay của tài sản.

Ngoài ra việc thu hồi các khoản nợ của Công ty là một việc rất quan trọng, bởi đây chính là nguồn tiền để Công ty có thể thực hiện tái sản xuất. Đồng thời nguồn vốn của Công ty một phần bị tồn đọng chính trong những khoản nợ này do vậy việc thu hồi các khoản nợ là rất cần thiết đối với Công ty. Do vậy cần tăng cường khả năng thu hồi nợ của Công ty, làm tăng khả năng quay vòng vốn của Công ty cũng tốt hơn, tránh được tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn.

Với cơ cấu vốn của Công ty trong 3 năm qua như đã phân tích ở phần III cũng đã tương đối hợp lý: tỷ lệ nợ : vốn chủ sở hữu là 6:4. Nhưng nguồn vốn để phục vụ sản suất kinh doanh lại chủ yếu tập trung vào nguồn vốn tự tài trợ của

công ty. Cho thấy khả năng đi chiếm dụng vốn của công ty là rất thấp. Vì vậy công ty cần xác định xem mình cần bao nhiêu vốn đầu tư, bao nhiêu vốn để hoạt động và thời gian sử dụng các nguồn vốn này trong bao lâu, chi phí huy động và sử dụng vốn như thế nào... để từ đó cân đối lại lượng nợ dài hạn làm một trong giải pháp huy động vốn khiến cơ cấu vốn và chính sách tài trợ của công ty được vững chắc hơn. Do đó Công ty cần thực hiện các chính sách nhằm tăng cường việc chiếm dụng vốn mà vẫn đảm bảo khả năng thanh toán như sau:

- Chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp: Mua chịu là một hình thức đã

rất phổ biến trong môi trường kinh doanh hiện nay. Để tận dụng tốt nguồn tài trợ này, công ty cần chú ý mua chịu của các nhà cung cấp lớn, tiềm lực tài chính mạnh vì họ mới đủ khả năng bán chịu với thời hạn dài cho các doanh nghiệp nhỏ khác.

- Nguồn vốn từ các tổ chức tài chính tín dụng: Ngân hàng có vai trò rất

quan trọng việc bổ sung vốn kịp thời cho các doanh nghiệp. Thực tế công ty cũng đã rất thành công trong việc huy động các khoản nợ ngắn hạn song vẫn rất ít lần vay vốn trung và dài hạn để sử dụng. Hiện nay các khoản vay ngắn hạn của công ty đã có xu hướng chuyển dịch cơ cấu sang khoản vay dài hạn, hơn nữa các khoản vay ngắn hạn thường có thời gian đáo hạn ngắn nên việc gia tăng nguồn tài trợ này dễ dẫn đến tình trạng các món nợ đến hạn chồng chất lên nhau gây lung túng cho công ty khi cùng một lúc phải trả nhiều món vay. Ưu điểm của các khoản vay dài hạn là những giao dịch vay mượn này tương đối linh hoạt, người cho vay có thể thiết lập lịch trả nợ phù hợp với dòng tiền thu nhập của người vay.

Để tránh tình trạng bị phụ thuộc vào một chủ nợ, Công ty cũng có thể sử dụng thêm các chính sách huy động nhằm đảm bảo khả năng thanh toán như:

- Lợi nhuận để lại công ty: Đây là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của công ty sau mỗi kỳ kinh doanh có lãi.

- Nguồn lợi tích luỹ: Là các khoản phải trả khác nhưng chưa đến hạn thanh toán như nợ lương CBCNV, nợ thuế, phải trả các đơn vị nội bộ,... đây là hình thức tài trợ “miễn phí" vì công ty sử dụng mà không phải trả lãi cho đến ngày thanh toán.

Một phần của tài liệu KT01021_DoanThiHoaiHuong4C (Trang 115 - 118)