Các văn bản pháp lý liên quan đến an toàn hàng hải

Một phần của tài liệu LUAN_AN_TIEN_SI_LUU_VIET_HUNG (Trang 37 - 39)

6. Kết cấu của luận án

2.1.Các văn bản pháp lý liên quan đến an toàn hàng hải

Ngày 21 tháng 3 năm 2013, Thủ tƣớng Chính phủ đã ký quyết định ban hành Nghị định Số 21/2012/NĐ-CP về quản lý cảng biển và luồng hàng hải. Nghị định với các điều khoản về công bố mở, đóng luồng hàng hải, giới hạn khu vực cảng biển cũng nhƣ việc quản lý hoạt động của tàu thuyền trong khu vực biển Việt Nam… Ngay sau đó Bộ Giao thông vận tải cũng ban hành Thông tƣ 10/2013/TT-BGTVT về việc hƣớng dẫn thi hành nghị định 21/NĐ- CP. Đây là các văn bản pháp lý thể hiện sự nhất quán của các cấp quản lý trong việc nâng cao hơn nữa an toàn hàng hải, đảm bảo phát triển kinh tế xã hội với chiến lƣợc phát triển kinh tế biển.

Bộ Giao thông vận tải cũng đã ban hành các Quyết định số 2495/QĐ- BGTVT ngày 30/6/2014 về việc Công bố tuyến vận tải ven biển từ Quảng Ninh đến Quảng Bình; Quyết định số 3365/QĐ-BGTVT ngày 5/9/2014 về việc Công bố tuyến vận tải ven biển từ Bình Thuận đến Kiên Giang; Quyết định số 3733/QĐ-BGTVT ngày 03/10/2014 về việc Công bố tuyến vận tải ven biển từ Quảng Bình đến Bình Thuận, đây là tuyến vận tải ven biển quan trọng có sự giao thoa của tuyến vận tải biển quốc tế, vận tải bắc nam và vận tải thủy nội địa. Do đó, khu vực hoạt động của các tàu thuyền trên vùng biển phía bắc Việt Nam càng trở nên chật hẹp và phức tạp. Thực tế đó đòi hỏi sự gia tăng hơn nữa các biện pháp bảo đảm an toàn hành hải trong khu vực ven biển này. [20], [21], [22]

Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải, bao gồm: Đầu tƣ xây dựng, khai thác cảng biển, luồng hàng hải, công

trình hàng hải, báo hiệu hàng hải, thông báo hàng hải, hoạt động của hoa tiêu hàng hải và quản lý hoạt động của tàu thuyền tại cảng biển và trong vùng biển Việt Nam. Các quy định tại Nghị định này về an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và bảo vệ môi trƣờng cũng đƣợc áp dụng đối với cảng quân sự, cảng cá và cảng, bến thủy nội địa nằm trong vùng nƣớc cảng biển. Nghị định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, tàu thuyền Việt Nam và nƣớc ngoài, các cơ quan quản lý nhà nƣớc chuyên ngành có liên quan đến đầu tƣ xây dựng, quản lý khai thác cảng biển, luồng hàng hải và quản lý hoạt động hàng hải tại vùng nƣớc cảng biển, vùng biển của Việt Nam.

Nghị định số 16/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của Chính phủ quy định về việc công bố tuyến hàng hải và phân luồng giao thông trong lãnh hải Việt Nam phục vụ cho việc tàu thuyền đi qua không gây hại nhằm bảo đảm an toàn hàng hải, an ninh hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm môi trƣờng biển. Nghị định này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến công bố tuyến hàng hải, phân luồng giao thông và tàu thuyền tham gia giao thông trong lãnh hải Việt Nam.

Từ thực tế các tai nạn hàng hải và tai nạn giao thông đƣờng thủy nội địa, cùng với sự gia tăng hoạt động hàng hải trên vùng ven biển Việt Nam trong tƣơng lai, đòi hỏi công tác đảm bảo an toàn hàng hải cần phải đƣợc siết chặt hơn nữa. Để nâng cao an toàn hàng hải trên vùng biển ven bờ Việt Nam, tác giả tập trung biên soạn tài liệu phục vụ giảng dạy và trợ giúp cho thuyền viên tham khảo với tên “Sổ tay Đảm bảo an toàn hàng hải khu vực ven biển Việt Nam” với ngôn ngữ Việt – Anh (For the safe navigation in Vietnamese coastal waters). Về lĩnh vực tăng cƣờng các trang thiết bị, hệ thống phục vụ hàng hải tác giả đề xuất: Nghiên cứu triển khai xây dựng Tuyến phân luồng giao thông cho một khu vực có mật độ tàu bè đông đúc, thí điểm là khu vực biển Lý Sơn, Quảng Ngãi.

Một phần của tài liệu LUAN_AN_TIEN_SI_LUU_VIET_HUNG (Trang 37 - 39)