5. Bố cục của khóa luận
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước và tổng cục du lịch
Có các chính sách đầu tư, chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng các tuyến điểm du lịch, các khu du lịch. Đồng thời, tu bổ và tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá quốc gia và các di sản thế giới.
Phát triển du lịch Việt Nam cần đi đôi với phát triển kinh tế đất nước và bảo vệ môi trường trong sạch, bền vững, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội.
Đề nghị chính phủ triển khai thành lập quỹ hỗ trợ phát triển du lịch, lấy du lịch nuôi du lịch để ngành du lịch có kinh phí chủ động hỗ trợ đầu tư, nâng cấp các tuyến điểm du lịch giúp cho sản phẩm du lịch được hoàn thiện hơn.
Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch bằng việc quy hoạch tạo ra các điểm du lịch, các khu du lịch và các loại hình du lịch hấp dẫn. Khai thác và tu bổ các tài nguyên du lịch, các điểm du lịch đã hình thành ở các địa phương. Quy hoạch xây dựng các khu vui chơi giải trí mang tầm cỡ quốc gia và quốc tế nhằm phát triển ngành du lịch ở nước ta trong những năm tới.
Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam cho nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới biết đến các điểm du lịch nổi tiếng của đất nước mình qua các hoạt động quảng cáo trên internet, băng, đĩa hay qua các ấn phẩm, tờ rơi, tập gấp.
Tổng cục du lịch chủ trì lập đề án với sự tham gia của các ngành: công an, ngoại giao, giao thông vận tải, hàng không, hải quan, tài chính…nhằm nâng cao dịch vụ du lịch, đảm bảo an ninh an toàn cho khách, tạo điều kiện cho việc làm thủ tục xuất nhập cảnh cho khách du lịch được nhanh chóng, đơn giản hóa các thủ tục hành chính liên quan đến việc đi lại lưu trú, tham quan giải trí của khách du lịch đặc biệt là làm thị thực, visa.
Tổng cục du lịch nên khẩn trương lập chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho nhu cầu trước mắt và lâu dài. Tranh thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế đẩy nhanh công tác đào tạo.
Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch theo hai hướng:
- Nghiên cứu hình thức hội nhập gắn du lịch Việt Nam với thị trường du lịch khu vực và trên thế giới.
- Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về đào tạo nghiên cứu và chuyển giao công nghệ làm cho du lịch Việt Nam nhanh chóng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đuổi kịp trình độ các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.