NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 27 - 31)

5. Những đóng góp mới của luận án

2.3. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ

của luận án

Qua tổng quan nghiên cứu, luận án đã tiến hành tổng hợp các nghiên cứu để xem xét sự giống và khác nhau trong phương pháp, tiêu chí đánh giá, cách tiếp cận và giải quyết vấn đề của mỗi nghiên cứu (bảng chi tiết phụ lục 18). Từ đó, luận án phát hiện ra điểm mới so với các nghiên cứu trước hoặc kế thừa các nghiên cứu trước để giải quyết các vấn đề đặt ra của luận án. Sau đây là đánh giá từng khía cạnh cụ thể:

2.3.1 Nhận xét về đối tượng sản phẩm và địa bàn nghiên cứu

Các nghiên cứu NLCT sản phẩm XK luận án tiếp cận được là sản phẩm Cá XK tại Latvia, sản phẩm nông sản XK của nước Cộng hoà Slovakia [92], sản phẩm điện và điện tử của Malaysia [108]. Bên cạnh đó, luận án cũng tiếp cận được các nghiên cứu về NLCT sản phẩm đồ gỗ nội thất XK của Indonesia [123], đồ gỗ nội thất Trung Quốc [127], sản phẩm nội thất văn phòng của Mỹ [105], sản phẩm gỗ của Indonesia [93], sản phẩm đồ gỗ nội thất của Cộng hòa Séc và Cộng hòa Slovakia [65]. Còn tại Việt Nam, luận án đã tiếp cận và tham khảo được các nghiên cứu về NLCT các mặt hàng nông sản (Gạo, Chè, Cà Phê,….) XK nói chung của Việt Nam [21],[23]. Ngoài ra, còn có các nghiên cứu về sản phẩm Cà Phê của tỉnh Đăk Lăk [16]. Riêng nghiên cứu của Trần Thế Tuân (2017) [55] là nghiên cứu liên quan trực tiếp đến luận án về đối tượng SPGXK, tuy nhiên phạm vi không gian nghiên cứu của tác giả là nghiên cứu NLCT SPGXK của Việt Nam. Còn phạm vi nghiên cứu của luận án là NLCT SPGXK của một địa phương, cụ thể là SPGXK tỉnh Bình Định.

2.3.2 Nhận xét về phương pháp nghiên cứu

Kết quả tổng quan các nghiên cứu có liên quan cho thấy, mỗi nghiên cứu khác nhau sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng các phương pháp chủ yếu như: (1) Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp này được sử dụng ở tất cả các nghiên cứu nhằm nghiên cứu các tài liệu, lý luận khác nhau để liên kết từng mặt, từng bộ phận thông tin để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới làm nền tảng nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu.

(2) Phương pháp thống kê được các nghiên cứu sử dụng trong việc đánh giá các tiêu chí về giá bán, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, thị phần,... (3) Phương pháp so sánh được sử dụng theo hai cách; một là, so sánh các giá trị tại các mốc thời gian khác nhau như giá bán, doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, thị phần; hai là, so sánh giữa các đối thủ đối chứng với nhau, các tiêu chí sử dụng cho phương pháp này là DRC, RCA, TC,...(4) Phương pháp nghiên cứu đồ họa được một số nghiên cứu sử dụng trong nghiên cứu để mô tả vấn đề nghiên cứu bằng biểu đồ, đồ thị. (5) Phương pháp phân tích hồi quy nhằm đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm. (6) Phương pháp phân tích dãy số theo thời gian được sử dụng trong phân tích các biến động của các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh qua thời gian nhằm tìm ra tính quy luật của sự phát triển đồng thời dự đoán được các mức độ của hiện tượng trong tương lai. (7) Phương pháp nghiên cứu dự báo theo kịch bản được sử dụng ở một vài nghiên cứu nhằm dự đoán sự biến động của hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC để đánh giá lợi thế cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu. Do đó, đây là nền tảng quan trọng để tác giả kế thừa và phát triển trong luận án của mình. Các phương pháp nghiên cứu được luận án kế thừa bao gồm: (1), (2), (3), (6). Ngoài ra, trong các nghiên cứu này, chưa có nghiên cứu nào sử dụng phương pháp phân tích chuổi giá trị để đánh giá NLCT SPGXK. Vì vậy, luận án sử dụng phương pháp này để chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về quá trình đóng góp giá trị vào SPGXK của các nguồn lực nội tại, từ đó làm cơ sở đánh giá NLCT của SPGXK một cách bao quát hơn.

2.3.3 Nhận xét về tiêu chí đánh giá NLCT

Các nghiên cứu trên, mỗi nghiên cứu sử dụng các tiêu chí để đánh giá NLCT khác nhau. Bên cạnh các tiêu chí định tính là chất lượng sản phẩm, kiểu dáng, mẫu mã, bao bì, thương hiệu,…. thì các tiêu chí định lượng như: lợi thế so sánh (RCA), thị phần (MS), hệ số nội địa hóa (DRC), kim ngạch xuất khẩu, chỉ số cạnh tranh thương mại (TC), chỉ số chuyên môn hóa, tỷ lệ xuất nhập khẩu, giá bán sản phẩm, …. được sử dụng khá phổ biến. Do vậy, đây là căn cứ quan trọng để luận án tham khảo và kế thừa vào việc giải quyết các mục tiêu nghiên cứu của mình.

2.3.4 Nhận diện khoảng trống cho nghiên cứu luận án

- Nhận diện khoảng trống về lý thuyết: Dưới góc độ lý thuyết, năng lực cạnh tranh sản phẩm luôn là mối quan tâm hàng đầu không chỉ của các doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm rất lớn của các nhà nghiên cứu. Tính đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về năng lực cạnh tranh sản phẩm nói chung và năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu nói riêng, và mỗi nghiên cứu đều có cách nhìn nhận khác nhau. Từ đó, xuất hiện nhiều quan điểm tiếp cận khác nhau cả về phương pháp, nội dung và tiêu chí đánh giá. Do đó, đến nay vẫn chưa có một khung lý thuyết tiếp cận toàn diện và thống nhất về vấn đề này. Vì vậy, đây là một khoảng trống trong nghiên cứu về lý luận năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu nói chung và năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu nói riêng. Từ đó tìm ra một cách tiếp cận toàn diện, thống nhất về năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu là một đòi hỏi hết sức cấp thiết, đặc biệt khi Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng và toàn diện hơn vào nền kinh tế toàn cầu.

- Nhận diện các khoảng trống trong các nghiên cứu ở nước ngoài: Các nghiên cứu tổng quan đều có điểm chung là sử dụng nền tảng lợi thế so sánh để đánh giá NLCT thông qua các tiêu chí như: hệ số lợi thế so sánh (RCA); giá trị XK, thị phần (MS), chỉ số cạnh tranh thương mại (TC); hệ số nội địa hóa (DRC) .... Điểm khác biệt của các nghiên cứu là phạm vi không gian nghiên cứu được diễn ra ở các quốc gia khác nhau, chưa có nghiên cứu cho một vùng, khu vực cụ thể. Bên cạnh đó, các nghiên cứu cũng có vài điểm khác biệt về cách tiếp cận cũng như sử dụng phương pháp nghiên cứu để giải quyết vấn đề và lựa chọn đối tượng so sánh. Ngoài ra, các nghiên cứu trên đa phần chỉ dừng lại ở việc đánh giá thực trạng NLCT thông qua các tiêu chí thông thường. Chưa nghiên cứu sâu các yếu tố nội tại cũng như các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến việc nâng cao NLCT sản phẩm. Vì vậy, bên cạnh kế thừa các nghiên cứu trước đây, luận án sẽ tiến hành đi sâu phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến việc nâng cao NLCT SPGXK tỉnh Bình Định. Bên cạnh đó, có rất nhiều quan niệm được đưa ra để đánh giá NLCT, trong đó có quan điểm chuỗi giá trị. Do đó, việc phân tích chuỗi giá trị hình thành sản phẩm nhằm xem xét vai trò đóng góp của các tác nhân tham gia vào chuỗi, là căn cứ để đánh giá lợi thế so sánh của một sản phẩm tại một khu vực, vùng hoặc 1 quốc gia. Từ đó làm căn cứ để đánh giá NLCT của sản phẩm. Ngoài ra, luận án vận dụng quan điểm định hướng thị trường để hình thành các tiêu chí định tính để đánh giá NLCT sản phẩm.

- Nhận diện khoảng trống về các nghiên trong nước: Đã có nhiều nghiên cứu trong nước về NLCT sản phẩm. Song, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, đầy đủ và cập nhật về vấn đề NLCT SPGXK tỉnh Bình Định. Hầu

hết các nghiên cứu chỉ dừng lại ở một số sản phẩm nông sản nói chung và SPGXK nói riêng trên bình diện cả nước, chưa có nghiên cứu cụ thể cho một địa phương có thế mạnh về sản phẩm đồ gỗ XK như Bình Định. Vì vậy, có thể nói đề tài “ Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định” được lựa chọn nghiên cứu mang tính thời sự cao, đặc biệt trong bối cảnh ngành chế biến gỗ đang đối mặt với nguy cơ giảm thị trường và tăng trưởng chậm như hiện nay.

Hơn nữa, trong quá trình tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến luận án đã cho tác giả rất nhiều thông tin trong việc định hướng cho nghiên cứu của mình cũng như tìm ra được “kẻ hở” nghiên cứu đó là đã có khá nhiều nghiên cứu của nước ngoài và ở Việt Nam về NLCT sản phẩm trong thời gian qua nhưng chưa có nghiên cứu nào liên quan đến nâng cao NLCT cho SPGXK tỉnh Bình Định. Do đó, việc nghiên cứu NLCT cho một sản phẩm có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Bình Định là điều cần thiết, đó là sản phẩm gỗ xuất khẩu.

Bên cạnh đó, qua tìm hiểu các nghiên cứu có liên quan đến NLCT SPGXK từ sách, bài báo, đề tài nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước, tác giả khẳng định rằng, cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào về “Nâng cao NLCT sản phẩm gỗ xuất khẩu tỉnh Bình Định”. Đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của tác giả là đầu tiên về vấn đề này.

PHẦN III: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG

LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM XUẤT KHẨU

Một phần của tài liệu NOIDUNGLA (1) (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(170 trang)
w