2. CƠ SỞ THỰC TIỄN
2.3.7.2 Yếu tố thuộc bên trong doanh nghiệp
-Giá cảhàng hóa:Trong nền kinh tếhiện nay, nhất là đối với nước ta giá bán sản phẩm cóảnh hưởng rất lớn đến sức mua của người tiêu dùng. Khi xã hội càng phát triển thì nhu cầu của người tiêu dùng càng cao, sức mua càng lớn. Họcó thểbỏra một khoản tiền rất lớn đểmua những sản phẩm họcần, phù hợp với họ.
Tuy nhiên, họsẵn sàng so sánh giá cảcác mặt hàng đểlựa chọn sản phẩm nếu như có nhiều nhà cungứng, sản xuất. Xe máy là phương tiện đi lại chủyếu nên giá cả rất được quan tâm. Cụthểnhư sau:
3.18 3.3 3.71 3.93 4.16 (Nguồn: Xử lý dữ liệu SPSS) Biểu đồ 2.6. Trung bìnhđánh giá của khách hàng về yếu tố Giá cả
Chất lượng xe ở Honda Tân Cương tốt hơn các nơi khác trên thị trường
3.32
Chất lượng xe ở Honda Tân Cương không bị lỗi về ngoại quan
3.69
Chất lượng xe ở Honda Tân Cương luôn được cải thiện và không ngừng nâng cao
3.34
Chất lượng xe ở Honda Tân Cương luôn ổn định 3.86 33.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.94
Biểu đồ trên cho thấy, trung bìnhđánh giá của khách hàng đối với yếu tố Giá cả tương đối khá cao từ mức điểm 3.18 đến 4.16. Trong đó, “Giá xe của Honda Tân Cương tương đối ổn định” được đánh giá cao nhất ở mức điểm 4.16, thấp nhất là “Giá bán xe hiện nay của Honda Tân Cương là hợp lý so với các cửa hàng khác trên thị trường” chỉ ở mức 3.18. Ba yếu tố còn lại được khách hàng đánh giáở mức tương đối cao có mức điểm lần lượt là 3.3, 3.71 và 3.93. Điều này cho thấy giá xe của Honda Tân Cương được khách hàng đánh giá làổn định, ít có sự biến động hơn so với các doanh nghiệp cùng ngành khác trên thị trường. Nhưng giá xe của Honda Tân Cương còn có sự chênh lệch, chưa hợp lý so với các cửa hàng khác, chưa được cải thiện về chính sách giá bán phù hợp. Để đảm bảo quyền lợi của khách hàng, công ty cần có giải pháp để có giá bán phù hợp và cạnh tranh trên thị trường.
-Chất lượng sản phẩm:Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh về chất lượng là hình thức cạnh tranh đem lại hiệu quả lâu dài nhất cho doanh nghiệp, vì vậy Công ty luôn đưa chất lượng sản phẩm lên hàng đầu để bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng cũng như xây dựng uy tín, lòng tin đối với khách hàng. Dưới đây là đánh giá của khách hàng về chất lượng của sản phẩm xe máy của công ty TNHH MTV Tân Cương
(Nguồn: Xử lý dữ liệu SPSS) Biểu đồ 2.7. Trung bìnhđánh giá của khách hàng về yếu tố Chất lượng
Nhân viên hiểu được nhu cầu đặc biệt của khách hàng
3.59
Nhân viên luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng 3.68
Công ty có chế độ hậu đãi tốt 3.28
Nhân viên có kiến thức về sản phẩm 3.7
Nhân viên lịch sự, hòa nhã, thân thiện 3.87
2.9 3 3.1 3.2 3.3 3.4 3.5 3.6 3.7 3.8 3.9 4
Đánh giá của khách hàng về yếu tốChất lượng tương đối tốt. Đặc biệt, yếu tố “Chất lượng xe ở Honda Tân Cương luônổn định” được khách hàng đánh giá cao nhất ở mức 3.86, yếu tố “Chất lượng xe ở Honda Tân Cương không bị lỗi về ngoại quan” được khách hàng đánh giá cũng khá cao ở mức điểm 3.69, yếu tố “Chất lượng xe ở Honda Tân Cương luôn được cải thiện và không ngừng nâng cao” được khách hàng đánh giá với thang điểm trung bình là 3.34. Cùng với đó yếu tố “Chất lượng xe ở Honda Tân Cương tốt hơn các nơi khác trên thị trường” cũng là yếu tố bị khách hàng đánh giá thấp nhất với mức điểm trung bình 3.32.Điều này cho thấy chất lượng xe ở Honda Tân Cương được khách hàng đánh giá làổn định, đạt tiêu chuẩn. Nhưng chất lượng xe ở Honda Tân Cương chưa được cải thiện về chất lượng và nâng cao hơn nữa.
-Dịch vụ khách hàng:Dịch vụkhách hàng không đơn thuần là hỗ trợ khách hàng, chăm sóc khách hàng, mà còn là bộ mặt của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Khách hàng đánh giá “Dịch vụ khách hàng” của Honda Tân Cương khá cao từ 3.28 đến 3.81. Cao nhất là nhân viên lịch sự, hòa nhã, thân thiện; thấp nhất là “công ty có chế độ hậu mãi tốt” với mức điểm 2.28. Điều này cho thấy, chế độ hậu mãi của công ty còn hạn chế, cần phải khắc phục và nâng cao hơn nữa.
(Nguồn: Xử lý dữ liệu SPSS) Biểu đồ 2.8.Trung bìnhđánh giá của khách hàng về Dịch vụ khách hàng
2.5 Đánh giá chung về tình hình tiêu thụ sản phẩm xe máy của công ty TNHH MTV Tân Cương
*Điểm mạnh
Qua phân tích môi trường bên trong và bên ngoài, hoạt động tiêu thụ của công ty TNHH MTV Tân Cương, ta nhận thấy công ty có bước tăng trưởng vượt bậc, doanh thu năm sau tăng so năm trước, có sự phát triển về quy mô, cơ cấu, tăng lên về trìnhđộ của cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Cụ thể đó là:
- Công ty đã tận dụng được điều kiện về kinh tế, chính trị, luật pháp,…, khoa học kỹ thuật,…, để phát triển kinh tế phát triển cả về chiều sâu và chiều rộng.
- Công ty đã cóđịnh hướng chiến lược và có kế hoạch đúng đắn: Quy mô của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển khắp tỉnh thành. Tổng tài sản và nguồn vốn của công ty tăng qua các năm thể hiện hoạt động kinh doanh của công ty đạt hiệu quả.
- Công ty đã không ngừng đổi mới, thích nghi với môi trường kinh doanh mà cònđứng vững trên thị trường, đạt hiệu quả kinh doanh cao: Công ty đã không ngừng chú trọngđến việc đẩy mạnh thị trường tiêu thụ trong địa bàn tỉnh, chú trọng đa dạng hóa sản phẩm, chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Khách hàng biết đến và sử dụng sản phẩm ngày càng nhiều hơn.
- Tổ chức và sử dụng lao động có kế hoạch và hợp lý hơn. Công ty ngày càng chú trọng vào việc nâng cao tay nghề cho người lao động và nâng cao ý thức tổ chức, tự giác cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty có được đội ngũ cán bộ công nhân viên luôn đoàn kết, nhất trí, nhiệt tình và tận tâm với công việc được giao phó.
-Chất lượng sản phẩm tương đối tốt và giá cả phù hợp tạo nên uy tín trong lòng khách hàng
*Hạn chế và nguyên nhân
-Hạn chế
Ngoài những kết quả đạt được nói trên, công ty còn có một số hạn chế nhất định trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình cụ thể là:
- Thị trường kinh doanh của công ty vẫn còn hạn hẹp chưa được mở rộng sang các tỉnh khác. Lượng sản phẩm tiêu thụ trong địa bàn tỉnh chưa cao. Công ty chưa xác định thị trường mục tiêu.
-Hoạt động kinh doanh của công ty chưađi sâu vào công tác nghiên cứu thị trường hay tìm kiếm khách hàng, lôi kéo họ về với mình, công ty chưa giữ được khách hàng khách truyền thống.
- Hoạt động quảng cáo, tuyên truyền để người tiêu dùng biết đến sản phẩm của công ty còn rất hạn chế, chủ yếu người tiêu dùng trực tiếp biết đến sản phẩm của công ty qua bạn bè, người thân giới thiệu và biển hiệu quảng cáo. Quảng cáo trên tivi chưa được triển khai triệt để nên chưa có hiệu quả.
-Nguyên nhân
- Công ty chưa hình thành bộ phận Marketing chuyên trách. Phòng khách hàng và phòng kinh doanh là người xây dựng và đưa ra các chiến lược cũng như chính sách kinh doanh sau đó phổ biến xuống cho nhân viên nên đôi lúc chưa có cách nhìn nhận thị trường một cách khái quát và thực tế.
-Thị trường cạnh tranh gay gắt với sự ra đời của nhiều công ty kinh doanh trong lĩnh vực xe máy trên thị trường tỉnh Quảng Trị.
Tóm lại, thông qua việc xác định được những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động tiêu thụ sản phẩm và phân tích thực trạng công tác tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp. Đồng thời nắm bắt được những thế mạnh và những hạn chế còn tồn tại, công ty cần phải có những giải pháp cụ thể để ngày càng duy trì và phát huy hơn nữa những thế mạnh và khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong công tác tiêu thụ sản phẩm tại doanh nghiệp.
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC TIÊU THỤ SẢN PHẨM XE MÁY