- Nêu được một số đặc điểm chủ yếu của thành phố Huế: + Thành phố Huế từng là kinh đơ nước ta thời Nguyễn.
+ Thiên nhiên đẹp với nhiều cơng trình kiến trúc cổ khiến Huế thu hút được nhiều khách du lịch.
- Chỉ được thành phố Huế trên bản đồ ( lược đồ.)
II. CHUẨN BỊ
-Bản đồ hành chính VN.
-Ảnh một số cảnh quan đẹp, công trình kiến trúc mang tính lịch sử của Huế.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Ổn định: Hát
2.KTBC :
-Vì sao ngày càng có nhiều khách du lịch đến tham quan miền Trung?
-Vì sao ở các tỉnh duyên hải miền Trung lại có các nhà máy sản xuất đường và sửa chữa tàu thuyền ?
GV nhận xét ghi điểm.
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: b.Phát triển bài :
1/.Thiên nhiên đẹp với các công trình kiến trúc cổ :
*Hoạt động theo cặp:
-GV yêu cầu từng cặp HS làm các bài tập trong SGK.
+Con sông chảy qua TP Huế là Sông gì? +Huế thuộc tỉnh nào?
+Kể tên các công trình kiến trúc cổ kính của Huế.
-GV nhận xét và bổ sung thêm:
+Phía tây, Huế tựa vào các núi, đồi của dãy Trường Sơn, phía đông nhìn ra cửa biển Thuận An.
+Huế là cố đô vì là kinh đô của nhà Nguyễn từ cách đây 300 năm (cố đô là thủ đô cũ).
-GV cho HS biết các công trình kiến trúc và cảnh quan đẹp đã thu hút khách đến tham quan, tìm hiểu Huế.
2/.Huế- Thành phố du lịch : *Hoạt động nhóm: -HS hát. -HS trả lời. -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS làm từng cặp. +Sông Hương . +Tỉnh Thừa Thiên.
+Kinh thành Huế, chùa Thiên Mụ, Lăng Tự Đức,…
-GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi
+Em hãy cho biết nếu đi thuyền xuôi theo sông Hương, chúng ta có thể tham quan những địa điểm du lịch nào của Huế?
+Em hãy mô tả một trong những cảnh đẹp của TP Huế.
-GV cho đại diện các nhóm lên trình bày kết quả làm việc. Mỗi nhóm chọn và kể về một địa điểm đến tham quan. Nên cho HS mô tả theo ảnh hoặc tranh. GV có thể cho kể thêm một số địa điểm tham quan ở Huế (tùy theo khả năng của HS).
- GV mô tả thêm phong cảnh hấp dẫn khách du lịch của Huế: Sông Hương chảy qua TP, các khu vườn sum suê cây cối che bóng mát cho các khu cung điện, lăng tẩm, chùa, miếu; Thêm nét đặt sắc về văn hóa, làng nghề, văn hóa ẩm thực.
4.Củng cố :
- GV cho 3 HS đọc phần bài học.
- Yêu cầu HS giải thích vì sao Huế trở thành TP du lịch.
5.Tổng kết - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài “ Thành phố Đà Nẵng”
-HS trả lời . -HS mô tả .
-HS mỗi nhóm chọn và kể một địa điểm .
- HS đọc . - HS trả lời .
LỊCH SỬ: NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ
VĂN HOÁ CỦA VUA QUANG TRUNG
I.
MỤC TIÊU
- Nêu được công lao của Quang Trung trong việc xây dựng và củng cố đất nước:
+ Đã có nhiều chính sách để phát triển kinh tế: “Chiếu khuyến nông”, đẩy mạnh phát triển thương nghiệp. Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy kinh tế phát triển.
+ Đã có nhiều chính sách nhằm phát triển văn hoá, giáo dục: “Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm,… Các chính sách này có tác dụng thúc đẩy văn hoá, giáo dục phát triển.
II. CHUẨN BỊ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1.Ổn định:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS .
2.KTBC :
-Em hãy tường thuật lại trận Ngọc Hồi – Đống Đa .
-Nêu kết quả và ý nghĩa của trận Đống Đa. -GV nhận xét ghi điểm .
3.Bài mới :
a.Giới thiệu bài: b.Các hoạt động: *Hoạt động nhóm :
GV trình bày tóm tắt tình hình kinh tế đất nước trong thời Trịnh – Nguyễn phân tranh: ruộng đất bị bỏ hoang, kinh tế không phát triển .
-GV phân nhóm, phát PHT và yêu cầu các nhóm thảo luận vấn đề sau :
+Nhóm 1 :Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ?
+ Nhóm 2 :Nội dung và tác dụng của chính sách đó như thế nào ?
-GV kết luận :Quang Trung ban hành “Chiếu khuyến nông”(dân lưu tán phải trở về quê cày cấy ) ;đúc tiền mới ;yêu cầu nhà Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước được tự do trao đổi hàng hóa; mở cửa biển cho thuyền buồn nước ngoài vào buôn bán . * HSKG: Vì sao QT ban hành các chính sách về kinh tế và văn hoá như “Chiếu khuyến nông”, “ Chiếu lập học”, đề cao chữ Nôm
*Hoạt động cả lớp :
-GV trình bày việc Quang Trung coi trọng chữ Nôm, ban bố “ Chiếu học tập”.
-HS chuẩn bị . -HS trả lời . -Cả lớp nhận xét.
-HS nhận PHT.
-HS các nhóm thảo luận và báo cáo kết quả. -HS các nhóm khác nhận xét ,bổ sung .
- Lắng nghe
* HSKG trả lời
-HS trả lời. 36
+Tại sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm mà không đề cao chữ Hán ?
+Em hiểu câu : “xây dựng đất nước lấy việc học làm đầu” như thế nào ?
Sau khi HS trả lời GV kết luận : Đây là một chính sách mới tiến bộ của vua Quang Trung.Việc đề cao chữ Nôm thành chữ viết nước nhà thể hiện tinh thần tự tôn dân tộc của nhà Tây Sơn.
*Hoạt động cả lớp :
-GV trình bày sự dang dở của các công việc mà Quang Trung đang tiến hành và tình cảm của người đời sau đối với Quang Trung . -GV cho HS phát biểu cảm nghĩ của mình về vua Quang Trung.
4.Củng cố :
-GV cho HS đọc bài học trong SGK .
-Quang Trung đã làm gì để xây dựng đất nước ?
-Những việc làm của vua Quang Trung có tác dụng gì ?
5.Tổng kết - Dặn dò:
-Về nhà xem lại bài và chuẩn bị trước bài : “Nhà Nguyễn thành lập”.
-Nhận xét tiết học .
* Chữ Nôm là chữ của dân tộc. Việc vua QT đề cao chữ Nôm là nhằm đề cao tinh thần dân tộc * Đất nước muốn phát triển được, cần phải đề cao dân trí, coi trọng việc học hành.
-HS theo dõi .
-HS phát biểu theo suy nghĩ của mình. -3 HS đọc .
-HS trả lời .
ÂM NHẠC 4: ÔN TẬP 2 BÀI HÁT: CHÚ VOI CON Ở BẢN ĐÔN THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN THIẾU NHI THẾ GIỚI LIÊN HOAN
I. YÊU CẦU:
- Biết hát đúng giai điệu và đúng lời ca, biết kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp bài hát. - Biết vận động phụ hoạ bài hát.