quy định cho các tổ chức, cá nhân nhất định.
Năng lực pháp luật do pháp luật quy định. Đối với cá nhân: Thời điểm xuất hiện NLPL tùy thuộc vào từng QHPL cụ thể theo quy định của PL.
Năng lực pháp luật do pháp luật quy định. Do vậy năng lực pháp luật mang tính giai cấp sâu sắc. Bởi lẽ mỗi một quốc gia khác nhau thì bản chất giai cấp khác nhau, điều đó dẫn đến pháp luật khác nhau. Do vậy năng lực pháp luật của công dân Việt Nam khác năng lực pháp luật của công dân các nước khác.
- Năng lực hành vi: là khả năng mà Nhà nước thừa nhận cho tổ chức, cá nhân
bằng những hành vi của mình có thể xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý. + Năng lực hành vi của một cá nhân xuất hiện khi cá nhân đó đạt đến một độ tuổi xác định.
+ Ngoài điều kiện độ tuổi thì để có năng lực hành vi, một cá nhân phải được phát triển một cách bình thường về thể lực và trí lực (vd không mắc bệnh tâm thần hay bệnh khác làm mất khả năng nhận thức).
+ Năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện cùng với năng lực pháp luật của tổ chức đó. Nó xuất hiện vào thời điểm tổ chức đó được hình thành.
- Năng lực pháp luật và năng lực hành vi tạo thành năng lực chủ thể của QHPL. Vì vậy, chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và nếu thiếu một trong hai yếu tố trên thì một cá nhân hay tổ chức đều không thể trở thành chủ thể tham gia một cách chủ động vào các QHPL.
2.2. Khách thể
Khách thể của QHPL là những giá trị vật chất, tinh thần mà các cá nhân, tổ chức mong muốn đạt được nhằm thoả mãn các lợi ích, nhu cầu của mình khi tham gia vào các QHPL.
Như vậy khách thể của QHPL là các lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần mà các bên hướng tới và mong muốn đạt được. Hay nói cách khác, khách thể của QHPL là yếu tố thúc đẩy các chủ thể tham gia vào QHPL.
2.3. Nội dung
Nội dung của QHPL là phần quan trọng của QHPL. Dựa vào nội dung của QHPL ta có thể biết được các chủ thể đã cùng nhau tham gia vào QHPL nào. Nội dung của QHPL được xem xét trên hai khía cạnh, đó là quyền và nghĩa vụ của chủ thể.
a. Quyền chủ thể: là cách xử sự mà pháp luật cho phép chủ thể được tiến hành
(hay quyền chủ thể là khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép).
+ Khả năng của chủ thể xử sự theo cách thức nhất định mà pháp luật cho phép.
+ Khả năng yêu cầu các chủ thể khác chấm dứt các hành động cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ.
+ Khả năng yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích cho mình.
b. Nghĩa vụ của chủ thể: là cách xử sự mà Nhà nước bắt buộc chủ thể phải tiến hành
nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của các chủ thể khác. Nghĩa vụ của chủ thể được biểu hiện:
+ Cần phải tiến hành một hoạt động nhất định
+ Cần kiềm chế không thực hiện một số hoạt dộng nhất định
+ Cần phải chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với quy định của pháp luật.
3. Sự kiện pháp lý
3.1. Khái niệm
Sự kiện pháp lý là sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của nó gắn liền với sự hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt QHPL
Như vậy sự kiện pháp lý : Là sự kiện thực tế
Gắn liền với sự xuất hiện, thay đổi hoặc chấm dứt QHPL
3.2. Phân loại
Căn cứ vào ý chí thì sự kiện pháp lý được phân thành: sự biến pháp lý và hành vi pháp lý.
- Sự biến pháp lý: là những hiện tượng của đời sống khách quan xảy ra không phụ thuộc vào ý chí của con người mà trong những trường hợp nhất định, theo quy định của pháp luật thì sự hiện diện của chúng gắn với sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt QHPL.
- Hành vi pháp lý: Là hành vi của con người khi tham gia vào các quan hệ xã hội và được điều chỉnh bởi pháp luật. Khi chủ thể thực hiện những hành vi này trong những tình huống, hoàn cảnh cụ thể thì quan hệ pháp luật sẽ phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt. Hành vi pháp lý có hai loại là hành vi hợp pháp và hành vi bất hợp pháp.
CHƯƠNG 5
THỰC HIỆN PHÁP LUẬT –