1. Khái niệm
1.1. Định nghĩa
QHPL là QHXH được các quy phạm pháp luật điều chỉnh, trong đó các bên tham gia đáp ứng được những điều kiện do nhà nước quy định, có các quyền và nghĩa vụ nhất định theo quy định của pháp luật
1.2. Đặc điểm quan hệ pháp luật
Đặc điểm 1: QHPL là quan hệ mang tính ý chí (QHPL xuất hiện do ý chí của con
người)
QHPL là một dạng quan hệ cụ thể, hình thành giữa các chủ thể nhất định. Do vậy QHPL không bao giờ tự nhiên phát sinh mà phải có ý chí của các bên chủ thể tham gia vào quan hệ đó
- Ý chí của nhà nước: bởi nó chỉ xuất hiện trên cơ sở QPPL, mà quy phạm pháp luật phản ánh ý chí Nhà nước (vd quan hệ pháp luật hình sự không xuất phát từ ý chí của người phạm tội mà xuất phát từ ý chí Nhà nước )
- Ý chí của các bên chủ thể: VD: quan hệ hợp đồng
Đặc điểm 2: QHPL xuất hiện trên cơ sở QPPL
Ta biết rằng quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. Như vậy một QHXH vẫn chỉ là nó nếu không có một QPPL nào điều chỉnh và cũng QHXH đó nếu có một QPPL điều chỉnh thì nó sẽ trở thành QHPL. Điều đó chứng tỏ rằng QHPL chỉ xuất hiện trên cơ sở của QPPL.
Đặc điểm 3: QHPL có cơ cấu chủ thể xác định.
Đặc điểm 4: Nội dung của QHPL được cấu thành bởi các quyền và nghĩa vụ pháp
lý mà việc thực hiện được đảm bảo bằng cưỡng chế Nhà nước.
Đặc điểm 5: QHPL được Nhà nước bảo đảm thực hiện và bảo vệ 2. Cấu trúc của quan hệ pháp luật
2.1. Chủ thể
Chủ thể quan hệ pháp luật là những cá nhân, tổ chức đáp ứng được những điều kiện mà pháp luật quy định cho mỗi loại quan hệ pháp luật và tham gia vào quan hệ pháp luật đó.
Như vậy, chủ thể của QHPL là tổ chức hoặc cá nhân, song không phải bất kỳ tổ chức hoặc cá nhân nào cũng được tham gia vào QHPL mà cần phải có điều kiện là: có năng lực chủ thể.