Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XIII về xây dựng Đảng về đạo

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức và liên hệ bản thân trong việc thực hiện từng chuẩn mực đó (Trang 26 - 33)

3. Liên hệ bản thân trong việc thực hiện từng chuẩn mực đạo đức theo tư

3.1.2. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XIII về xây dựng Đảng về đạo

Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng nói: “Thế giới còn đổi thay nhưng tư tưởng Hồ Chí Minh không thay đổi.” Cũng theo Đại tướng, "Tư tưởng Hồ Chí Minh là linh hồn, ngọn cờ thắng lợi của cách mạng Việt Nam trong suốt hơn nửa thể kỷ qua. Cùng với chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta, nhân dân ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh mãi mãi soi sáng con đường cách mạng Việt Nam, con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội của toàn dân tộc ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Việc học tập và thực hiện “chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh đã từng bước đi vào nền nếp, trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của mỗi cấp ủy, tổ chức Đảng và cán bộ, đảng viên, đóng góp quan trọng vào công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng”. Trong “phương hướng, nhiệm vụ đẩy mạnh hơn nữa công tác xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, xây dựng văn hóa Đảng”, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII tháng 1 năm 2021 của Đảng đã xác định: “Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”. Trong đó, “xây dựng Đảng về đạo đức là nền tảng, là cái gốc cho Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng”. [32]

Có thể khẳng định rằng, “xây dựng Đảng về đạo đức luôn là công tác thường xuyên và quan trọng trong xây dựng Đảng”. Trong đó, việc giáo dục, rèn luyện các “chuẩn mực đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh” cho các cán bộ, Đảng viên được xem là then chốt, tất yếu và là mục tiêu quan trọng mà Đảng ta cần thực hiện, góp phần giúp cho Đảng “luôn xứng đáng với ước vọng của nhân dân, là biểu trưng cho trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại”. Trong văn kiện XIII của Đảng đã khẳng định: “Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các giá trị đạo đức cách mạng theo tinh thần Đảng ta là đạo đức, là văn minh cho

phù hợp với điều kiện mới và truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc”. Việc xây dựng Đảng về đạo đức “được thể hiện trong mối quan hệ chặt chẽ với xây dựng Đảng về tư tưởng, chính trị và tổ chức”. Trong phương hướng, nhiệm vụ tại Đại hội Đảng lần thứ XIII đã xác định: “Trong những năm tới phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng chỉnh đốn Đảng toàn diện về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”. Trong đó, “xây dựng Đảng về đạo đức là “nền tảng”, là “cái gốc” cho Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng”. Công tác xây dựng Đảng về đạo đức và thực hiện các chuẩn mực đạo đức cách mạng đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề ra ngay từ khi chuẩn bị thành lập Đảng và trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Trong Di chúc của mình, Người căn dặn: “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. Xây dựng Đảng về đạo đức là làm cho mỗi Đảng viên ngày càng trung thành với Đảng, ngày càng tiến bộ hơn, có ý thức tự giác rèn luyện bản thân, là tấm gương sáng cho nhân dân noi theo, góp phần làm cho Đảng ta trở thành một Đảng chân chính và văn minh, tiến bộ”. Từ thực tiễn và yêu cầu của thời đại mới, Đại hội XIII của Đảng về việc xây dựng Đảng về đạo đức đặt ra một số vấn đề cơ bản sau:

3.1.2.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên và tổ chức đảng về yêu cầu, nội dung, nhiệm vụ xây dựng Đảng về đạo đức

Đây “là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh, góp phần nâng cao khả năng lãnh đạo và năng lực cầm quyền của Đảng”. Đồng thời, “nâng cao nhận thức cho cán bộ, Đảng viên giúp khắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ, Đảng viên phai nhạt lý tưởng, giảm sút ý chí, ngại khó, ngại khổ, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa”. Hơn nữa, “cấp ủy, tổ chức Đảng các cấp cần nghiên cứu, đổi mới hình thức giáo dục cho phù hợp với điều kiện của mình”. Đồng thời cần “phát huy vai trò nêu gương của người đứng đầu”, trong xây trong tu dương đạo đức, rèn luyện phương pháp, tác phong, văn hóa Đảng. Khi đó, công tác giáo dục đạo đức, vận động rèn luyện các “chuẩn mực đạo đức cách mạng

theo tư tưởng Hồ Chí Minh” mới hiệu quả và thiết thực. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã dạy: “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”. [32]

3.1.2.2. Thực hiện tốt các nội dung trong xây dựng Đảng về đạo đức

Xây dựng Đảng về đạo đức cần phải “quan tâm đến quá trình thực hành rộng rãi trong Đảng, nghiêm chỉnh thực hiện phê bình và tự phê bình”. Đồng thời, cần “thường xuyên lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân về xây dựng Đảng, thực hiện để nhân dân kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng và từng cán bộ, Đảng viên, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Bên cạnh đó, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo “tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “gắn với tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Đây là một nội dung quan trọng của công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng. Nó góp phần lớn vào công cuộc xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ”. Muốn được như vậy, Đảng cần phải “xây dựng đội ngũ cán bộ có đầy đủ năng lực và phẩm chất, có bản lĩnh chính trị và có đạo đức trong sáng, có năng lực và trách nhiệm, luôn sáng tạo và mạnh dạn đương đầu với khó khăn”. Đồng thời, “dám hành động vì lợi ích chung, đánh bại sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống và những biểu hiện tự diễn biến, tự chuyển hóa trong nội bộ, đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, sa hoa”. Thực hiện tốt lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, trong bài viết: “Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta hãy đồng tâm nhất trí, chung sức đồng lòng, chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng”, tạo nên “sự chuyển biến rõ rệt trong việc ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức và lối sống trong Đảng”. [32]

3.1.2.3. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng trong điều kiện mới là “thực hiện tốt việc lãnh đạo bằng cương lĩnh, chiến lược và các chủ trương, chính sách của Đảng”… Với vai trò gương mẫu và tiên phong, đội ngũ cán bộ, Đảng viên cần phải tạo ra được một bầu không khí dân chủ và thực hành dân chủ trong mọi công việc, mọi vấn đề. Mỗi người cần học tập theo lời dạy của chủ tịch Hồ Chí

Minh: “Dân chủ, sáng kiến, hăng hái, ba điều đó rất quan hệ với nhau. Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến. Những sáng kiến đó được khen ngợi, thì những người đó càng thêm hăng hái, và người khác cũng học theo. Và, trong khi tăng thêm sáng kiến và hăng hái làm việc, thì những khuyết điểm lặt vặt, cũng tự sửa chữa được nhiều”, có dân chủ thì mới “khiến cho cán bộ cả gan nói, cả gan đề ra ý kiến”. Đồng thời, đội ngũ lãnh đạo cần có “cách làm việc có khoa học”, sáng tạo, quản lý hiệu quả và có trách nhiệm, khách quan. Bên cạnh đó, cần cụ thể hóa phương thức lãnh đạo của Đảng, đặc biệt là việc “cụ thể, công khai để cán bộ, đảng viên và nhân dân biết, giám sát việc thực hiện”. [32]

Đảng cần thường xuyên “tuyên dương gương những cán bộ, Đảng viên tốt có tinh thần trách nhiệm, có sự tiến bộ và có thành tích trong xây dựng Đảng về đạo đức”. Đồng thời, phải chú trọng công tác phòng, chống tệ “quan liêu bao cấp, tham nhũng, lãng phí, xử lý nghiêm những cán bộ, Đảng viên có khuyết điểm, sai phạm. Các tệ tham nhũng, quan liêu, lãng phí đã và đang xảy ra trong một bộ phận không nhỏ cán bộ, Đảng viên làm xói mòn đi nét truyền thống đạo đức tốt đẹp của Đảng trong mắt quần chúng nhân dân”. Trước hết, “phải chủ động phòng chống, cố gắng không để xảy ra tham nhũng, lãng phí, phải xử lý nghiêm khắc các hành vi tham nhũng, bao che, tiếp tay cho các hành vi sai trái, ngăn chặn có hiệu quả quan hệ lợi ích nhóm, tư duy nhiệm kỳ; thực hiện cải cách hành chính, tư pháp; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí” theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. [32]

3.1.2.4. Mỗi cán bộ, đảng viên tăng cường tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng, đề cao vai trò gương mẫu trong xây dựng và thực hiện xây dựng Đảng về đạo đức

Mỗi cán bộ, đảng viên của Đảng phải gương mẫu trong thực hiện “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, tận lực “phục vụ lợi ích chung của nhân dân, của đất nước, đặt lợi ích của Đảng, của nhân dân lên trên lợi ích cá nhân. Cần

không ngừng tự giác rèn luyện đạo đức, ý thức kỷ luật, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Đồnng thời nêu gương sáng về phẩm chất, đạo đức, trí tuệ, văn hóa cho các Đảng viên khác và nhân dân noi theo”. Thường xuyên nhìn nhận lại bản thân, để biết được những thiếu sót của mình để bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện mình. Thực hiện tốt những nội dung đó sẽ làm cho cán bộ, Đảng viên hình thành cho bản thân phong thái lãnh đạo, làm chủ chính mình, góp phần xây dựng Đảng về đạo đức. [32]

Xây dựng Đảng về đạo đức trong giai đoạn mới như hiện nay thực sự là vấn đề “có ý nghĩa lý luận và thực tiễn vô cùng sâu sắc, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và uy tín của Đảng, làm cho Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân, hoàn thành những trọng trách của mình trước nhân dân và dân tộc. Xây dựng Đảng về đạo đức là trách nhiệm của toàn Đảng, từ Trung ương đến cơ sở, là trách nhiệm của mỗi cán bộ, Đảng viên. Do đó, phải không ngừng học tập, rèn luyện các chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh xây dựng Đảng luôn trong sạch, vững mạnh, mang lại hạnh phúc cho nhân dân”.

3.2. Liên hệ bản thân trong việc thực hiện từng chuẩn mực đạo đức theo Tư tưởng Hồ Chí Minh trong bối cảnh mới như trong Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII

Cho đến ngày nay, tư tưởng đạo đức của chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, là “kim chỉ nam” cho Đảng và nhân dân ta tiếp tục sự nghiệp xây dựng nền đạo đức cách mạng Việt Nam ngang phù hợp với những yêu cầu của thời đại mới. Việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức cách mạng của Bác đã dần đi vào nền nếp, và trở thành “một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp, của mỗi cán bộ, Đảng viên, đóng góp quan trọng vào công tác xây dựng Đảng trong sạch và vững mạnh”. Tuy nhiên, ở mỗi giai đoạn lịch sử cụ thể thì quan niệm về “phẩm chất đạo đức cách mạng” lại có những yêu cầu cụ thể, nhất định. Song yêu cầu nhất quán và xuyên suốt trong việc rèn luyện các phẩm chất đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì: “Đó phải là những con người dám xả thân cho cách mạng, đi tiên phong trong phong trào quần chúng, phải biết làm

việc, biết sửa đổi lối làm việc và luôn luôn phải rèn luyện đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân. Như sông có nguồn thì mới có nước, như cây phải có gốc, vì nếu không có gốc thì cây chết, người cán bộ, đảng viên phải có đạo đức cách mạng, vì nếu không có đạo đức cách mạng, thì dù tài giỏi đến đâu cũng không thể lãnh đạo được nhân dân”. Theo Hồ Chí Minh, “đạo đức cách mạng xét đến cùng là vì nhân dân, rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, tự tin và trách nhiệm”. Mỗi cán bộ, Đảng viên cần thấm nhuần đạo đức cách mạng, phải “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, để “khi đi thì dân tiếc, sắp đến thì dân mong”.

Hồ Chí Minh cũng cho rằng: “ Đối với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm, trọng đạo lý, việc tu dưỡng đạo đức của mỗi cá nhân, mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng. Riêng với thế hệ trẻ, việc tu dưỡng này còn quan trọng hơn, vì họ là người chủ tương lai của nước nhà; là cái cầu nối giữa các thế hệ - người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách dìu dắt thế hệ thanh niên tương lai". Chính vì vậy, “việc giáo dục đạo đức và chăm lo cho việc rèn luyện đạo đức của sinh viên, thanh niên đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm từ rất sớm”. Người khẳng định: "Thanh niên phải có đức, có tài. Có tài mà không có đức ví như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm được gì ích lợi cho xã hội mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không lợi gì cho loài người".

Thanh niên, sinh viên là “tầng lớp tri thức của mỗi quốc gia, là tương lai của đất nước”, là những người quyết định đến sự phồn thịnh của dân tộc, là “mùa xuân của xã hội”. Ngày nay, dưới sự tác động của nền “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, một nền đạo đức mới đã và đang hình thành cùng với công cuộc đổi mới của Đảng, là nguồn động lực quan trọng của công cuộc phát triển đất nước. Đó là nền đạo đức vừa phát huy những giá trị truyền thống của dân tộc như: yêu nước, thương người, sống nghĩa tình trọn vẹn, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, ... vừa có những yêu cầu mới những nội dung mới do đòi hỏi của dân tộc và thời đại”. Nhờ đó phần lớn sinh viên, thanh niên trí thức vẫn giữ được “lối sống tình nghĩa, trong sạch, lành

mạnh: khiêm tốn, luôn cần cù và sáng tạo trong học tập: sống có bản lĩnh, năng động, sáng tạo, nhạy bén, dám đối mặt với những khó khăn thách thức, dám chịu trách nhiệm, không ỷ lại; luôn gắn bó với nhân dân, đồng hành cùng dân tộc phấn đấu cho sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng văn minh”. Với bạn bè quốc tế, họ luôn “chân thành, cởi mở với tinh thần quốc tế trong sáng. Họ học tập tiếng nước ngoài và những ngành nghề hiện đại như tin học, điện tử, quản lý doanh nghiệp...” Trong học tập, sinh viên “không ngừng đổi mới phương pháp học tập”. Họ đã nhận thức đúng đắn “ lao động là vinh quang”. Phong cách độc lập trong cuộc sống cũng như trong học tập của sinh viên đã tạo cho họ “sự tự lập, trưởng thành và chứng tỏ bản lĩnh giỏi giang linh hoạt” của sinh viên. Điển hình như trong bối cảnh dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, các sinh viên ngành Y của tỉnh Hải Dương, Nam Định,... đã lên đường đi tới Bắc Giang với mong muốn góp sức mình vào cuộc chiến chống đại dịch của cả nước. Bên cạnh đó, những nhà nghiên cứu trẻ với bộ óc thông

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức và liên hệ bản thân trong việc thực hiện từng chuẩn mực đó (Trang 26 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w