Bồi dưỡng “Tinh thần quốc tế trong sáng”

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức và liên hệ bản thân trong việc thực hiện từng chuẩn mực đó (Trang 35 - 39)

3. Liên hệ bản thân trong việc thực hiện từng chuẩn mực đạo đức theo tư

3.2.4. Bồi dưỡng “Tinh thần quốc tế trong sáng”

“Chủ nghĩa yêu nước chân chính” và tinh thần quốc tế trong sáng là những phẩm chất rất quan trọng của thanh niên trong bối cảnh thời đại mới. Nhận thức được điều đó, em cần phải ra sức trau dồi và rèn luyện đạo đức để trở thành một người làm chủ chính mình, làm chủ đất nước, đoàn kết với nhân vì mục đích cao cả là độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng của nhân dân thế giới. Ngày nay, trong điều kiện toàn cầu hóa, việc mở rộng tình đoàn kết quốc tế, hợp tác cùng có lợi, chủ động, tích cực hội nhập là một nguồn lực quan trọng để xây dựng và phát triển đất nước. Chính vì thế, em cần trang bị cho mình ngoại ngữ và vốn hiểu biết cần thiết, để bản thân em sẽ là một chiếc cầu nối đưa văn hóa và tinh thần Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh vươn tầm thế giới.

KẾT LUẬN

:Chủ tịch Hồ Chí Minh là một người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo”. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đã đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, Đảng viên và nhân dân. Trong di sản của Hồ Chí Minh, tư tưởng về đạo đức và đạo đức cách mạng là một trong những điểm cốt lõi, là giá trị bền vững trong di sản của người. Trong 5 tác phẩm được coi là “bảo vật quốc gia” của Bác thì cả 5 tác phẩm đều xuyên suốt vấn đề về chuẩn mực đạo đức. Một là “Đường Kách mệnh’, Bác viết ở Quảng Châu, Trung Quốc năm 1927 với bí danh là Nguyễn Ái Quốcm nhờ tác phẩm này mà dẫn tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930. Tác phẩm thứ hai là “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” ngày 19-12-1946 với một thông điệp nổi bật đó là “Thà hi sinh tất cả chứ quyết không chịu mất nước, không chịu làm nô lệ”. Tác phẩm thứ ba là “quốc bảo” của Bác, đó là lời kêu gọi đồng bào chiến sĩ cả nước ngày 17-7-1966, trong đó có một thông điệp lớn của Bác đó là “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Đó là sức mạnh về đạo đức, nhất là đạo đức với Tổ quốc, với nhân dân “trung với nước, hiếu với dân”. Tác phẩm thứ tư là “Nhật kí trong tù”, và bài thơ nổi bật trong đó là “Nghe tiếng giã gạo”, Người nhấn mạnh về rèn luyện đạo đức. Tác phẩm cuối cùng, cảm động nhất là 1000 từ trong di chúc của Bác, xứng đáng là một tác phẩm vĩ đại, bởi đã tổng kết cả sự nghiệp vĩ đại của Đảng, của dân, trong đó có cuộc đời của Bác. 1000 từ ấy đều lấp lánh ánh sáng của đạo đức cách mạng. Với 5 tác phẩm vĩ đại của Bác nhắc nhở mỗi chúng ta thấy rõ những tư tưởng quan trọng về việc rèn luyện đạo đức cách mạng. Các chuẩn mực đạo đức trong tư tưởng của Người gồm: “Trung với nước, hiếu với dân; Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Yêu thương con người, sống có tình, có nghĩa; có tinh thần quốc tế trong sáng”. Các chuẩn mực đạo đức ấy mang tính thời sự, tính cấp thiết khi chúng ta đang phải chống lại sự suy thoái về đạo đức. Tuy nhiên, Bác lại rất sâu sắc và tinh tế khi đưa ra lời khẳng định: “Ở đời thì không có ai là hoàn toàn cả, nhân vô thập toàn, ai cũng có cái hay, cái dở, cái tốt và cái xấu; cũng như bàn tay có ngón dài và ngón ngắn

vậy. Cho nên phải rèn luyện đạo đức suốt đời.” Và để rèn luyện đạo đức, sẽ phải trải qua rất nhiều khó khăn và thử thách đòi hỏi con người phải mạnh mẽ vượt qua, bởi vậy cần phải rèn luyện suốt đời, hay chính là thực hành đạo đức trong công việc, trong lối sống hàng ngày, trong ứng xử với người, với việc. Đó chính là tư tưởng sâu sắc và vĩ đại Bác để lại cho chúng ta.

Ngày nay, “sự nghiệp đổi mới đất nước đã và đang đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với sự hình thành và phát triển những phẩm chất, chuẩn đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam”. Bối cảnh mới như “Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XIII” cũng tạo ra những thuận lợi và thử thách mới đối với mỗi chúng ta trong lĩnh vực đạo đức. Bởi vậy, kế thừa và phát truyền thống đạo đức tốt đẹp dân tộc , thực hành các chuẩn mực đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một trong những biện pháp quan trọng để “khắc phục sự suy thoái về đạo đức, lối sống, làm lành mạnh nền đạo đức xã hội, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội, tạo động lực cho sự phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững”. Điều đó đòi hỏi mỗi người, đặc biệt là sinh viên Việt Nam cần phải có trách nhiệm thường xuyên tu dưỡng đạo đức, nỗ lực “học tập và rèn luyện suốt đời theo gương Bác Hồ vĩ đại”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] “Lời bài bát Bác Hồ một tình yêu bao la”, https://bitly.com.vn/5q612t, truy cập ngày 20/08/2021

[2] “Thế giới nói về Hồ Chí Minh”, https://bitly.com.vn/yuflm0, truy cập ngày 20/08/2021

[3] “Tư tưởng Hồ Chí Minh – Tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc”,

https://bitly.com.vn/1jcph4, truy cập ngày 20/08/2021

[4] “Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, https://bitly.com.vn/zmxoml, truy cập ngày 20/08/2021

[5]-[8] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Dành cho bậc đại học - không chuyên ngành lý luận chính trị, Hà Nội

[9] “Xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh theo Di chúc”,

https://bitly.com.vn/h7hp7x, truy cập ngày 20/08/2021

[10] “Giáo dục đạo đức là gì?”, https://bitly.com.vn/jltlt8, truy cập ngày 20/08/2021 [11] “Học tập tư tưởng đạo đức cách mạng Hồ Chí Minh”, https://bitly.com.vn/bvvvqs, truy cập ngày 20/08/2021

[12] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Dành cho bậc đại học - không chuyên ngành lý luận chính trị, Hà Nội

[13] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2002, Tr.46

[14] C. Mác - Ph. Ăngghen, Toàn tập, Tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 1994, Tr. 136 [15] V. I Lênin, Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, M. 1978. Tr. 369

[16] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, H.à Nội, 2000 , Tr.295 [17], [18] “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng”, https://bitly.com.vn/1rynlg, truy cập ngày 21/08/2021

[19] “Nguyễn Ái Quốc – Hành trình từ một người yêu nước trở thành người Cộng sản”,

https://bitly.com.vn/k504im, truy cập ngày 21/08/2021

[20] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Dành cho bậc đại học - không chuyên ngành lý luận chính trị, Hà Nội

[21] “Lời bác dạy ngày này năm xưa”, https://bitly.com.vn/h62iy4, truy cập ngày 21/08/2021

[22] “Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh”, https://bitly.com.vn/zmxoml, truy cập ngày 20/08/2021

[23] Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 2002

[24] Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.

[25] “Sáng mãi tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, https://bitly.com.vn/59ubku, truy cập ngày 22/08/2021

[26] “Chủ tịch Hồ Chí Minh – Tấm gương về lòng nhân ái”,

https://bitly.com.vn/xh1tqy, truy cập ngày 22/08/2021

[27] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, Dành cho bậc đại học - không chuyên ngành lý luận chính trị, Hà Nội

[28] Hồ Chí Minh. (2011). Toàn tập. Hà Nội: NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.

[29] “Chủ tịch Hồ Chí Minh biểu tượng cao đẹp của đức hi sinh”,

https://bitly.com.vn/ril3r8, truy cập ngày 22/08/2021

[30] “Đường cách mệnh”, https://bitly.com.vn/674xm8, truy cập ngày 22/08/2021 [31] “Toàn văn Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”,

https://bitly.com.vn/6scwtb, truy cập ngày 22/8/2021

[32] Nguyễn Trọng Phúc (2021),“Xây dựng Đảng về đạo đức theo quan điểm Đại hội XIII của Đảng”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân.

Một phần của tài liệu Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về các chuẩn mực đạo đức và liên hệ bản thân trong việc thực hiện từng chuẩn mực đó (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w