Thứ nhất, phải đảm bảo quyền thành lập doanh nghiệp của chủ thể tham gia góp vốn
Chủ thể góp vốn phải là tổ chức, cá nhân và tổ chức, cá nhân này phải đáp ứng được các điều kiện luật định về chủ thể được quyền thành lập doanh nghiệp. Cụ thể, chủ thể được quyền góp vốn phải là chủ thể được quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp đối với trường hợp góp vốn để thành lập doanh nghiệp trong trường hợp chủ sở hữu nhãn hiệu muốn trở thành thành viên quản lý đối với doanh nghiệp. Đối với trường hợp chủ thể góp vốn không muốn tham gia vào hoạt động quản lý doanh nghiệp thì chỉ cần đáp ứng điều
thể được quyền góp vốn thành lập công ty thường bị giới hạn về mặt phạm vi chặt chẽ hơn chủ thể được quyền góp vốn vào công ty hiện hữu.
Như vậy, đối với việc góp vốn bằng nhãn hiệu, hoạt động này chỉ có thể thực hiện sau khi chủ sở hữu nhãn hiệu đã xác lập quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, có nghĩa là sau khi nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận đăng ký bởi cơ quan có thẩm quyền. Đây là cơ sở để chứng minh quyền của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu, trừ nhãn hiệu nổi tiếng chứng minh thông qua quá trình sử dụng và có sự công nhận từ cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Cục SHTT.
Thứ hai, phải đảm bảo quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với nhãn hiệu được đem góp vốn
Chủ thể góp vốn phải là chủ sở hữu hợp pháp của quyền tài sản đối với đối tượng sở hữu công nghiệp là nhãn hiệu mà họ đem đi góp vốn. Đặc trưng của hoạt động góp vốn là có sự chuyển dịch quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản từ chủ thể góp vốn sang công ty nhận góp vốn nên đòi hỏi chủ thể góp vốn phải là người có quyền định đoạt đối với nhãn hiệu, và đó không ai khác ngoài chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu đem đi góp vốn. Vậy liệu rằng, các chủ thể chỉ có quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua hoạt động nhận chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu thông qua hợp đồng lixăng có được đem nhãn hiệu đó tham gia vào hoạt động góp vốn? Lưu ý rằng, chỉ những tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu chuyển quyền sử dụng không được dùng nhãn hiệu để góp vốn là bởi vì họ chỉ được chủ sở hữu trao quyền sử dụng đối tượng góp vốn là nhãn hiệu trong một thời gian nhất định. Do đó, họ không có độc quyền đối với nhãn hiệu trong khi đó bản chất của hoạt động góp vốn bằng nhãn hiệu là góp bằng quyền độc quyền đối với nhãn hiệu.
hiệu hoặc được xác định thông qua việc nắm giữ và quá trình sử dụng hợp pháp đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp mà việc bảo hộ được xác lập tự động như nhãn hiệu nổi tiếng [49, khoản 3 Điều 6].
Thứ ba, điều kiện liên quan đến chủ thể nhận góp vốn từ giá trị của nhãn hiệu
Nhãn hiệu là một đối tượng sở hữu công nghiệp bị giới hạn trong việc chuyển giao, do đó, việc góp vốn bằng nhãn hiệu chỉ được thực hiện khi đáp ứng một số điều kiện luật định. Tại Việt Nam, LSHTT quy định việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu và chủ sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó [49, khoản 4 và Khoản 5 Điều 139]. Theo đó, công ty nhận góp vốn bằng nhãn hiệu phải có quyền kinh doanh hàng hoá, dịch vụ tương ứng để sử dụng nhãn hiệu, điều này có nghĩa là hàng hoá, dịch vụ tương ứng với quyền sử dụng nhãn hiệu phải thuộc lĩnh vực kinh doanh của bên nhận góp vốn. Quy định này được đặt ra là để đảm bảo cho người tiêu dùng không bị nhầm lẫn về nguồn gốc, đặc tính của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được sử dụng để góp vốn, bởi vì nhãn hiệu, trước khi được sử dụng để góp vốn đã gắn liền với một hàng hóa, dịch vụ cụ thể, nếu sau khi góp vốn, công ty nhận góp vốn sử dụng nhãn hiệu này gắn lên một hàng hóa, dịch vụ khác biệt về đặc tính hay nguồn gốc sẽ làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn. Do vậy, chủ sở hữu nhãn hiệu khi muốn sử dụng nhãn hiệu để góp vốn vào công ty cũng phải đảm bảo thỏa mãn hai điều kiện này thì mới được phép góp vốn bằng quyền tài sản đối với nhãn hiệu.
Thứ tư, phải đảm bảo nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng, tự nguyện và yếu tố minh bạch.
Góp vốn bằng nhãn hiệu cũng là một trong những hình thức góp vốn kinh doanh do đó, nó cũng phải tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản cho hoạt động góp vốn kinh doanh như nguyên tắc tự do ý chí, bình đẳng, tự nguyện giữa các thành viên góp vốn.
Hiến pháp đã ghi nhận quyền tự do kinh doanh là một trong các quyền cơ bản của mọi người dân. Kinh doanh ngành nghề gì? Lựa chọn quy mô, hình thức kinh doanh nào? Đó là ý chí của nhà đầu tư, miễn sao sự lựa chọn của họ phù hợp với các quy định của pháp luật và khả năng của chính bản thân họ. Như vậy, việc các thành viên có cùng mục đích thành lập công ty được dựa trên các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là tự do ý chí, tự nguyện và bình đẳng. Góp vốn là bao nhiêu, tỷ lệ góp vốn như thế nào, tài sản góp vốn là gì đều phải được các thành viên, cổ đông sáng lập cùng thỏa thuận và nhất trí. Tài sản góp vốn phải được định giá trên cơ sở thống nhất và nhất trí của các thành viên tham gia góp vốn theo nguyên tắc thị trường. Giá trị góp vốn bằng nhãn hiệu trong quá trình hoạt động do doanh nghiệp và người góp vốn thỏa thuận, hoặc do một tổ chức chuyên nghiệp định giá. Trường hợp tổ chức chuyên nghiệp định giá thì giá trị quyền nhãn hiệu góp vốn phải được người góp vốn và doanh nghiệp chấp thuận.
Bên cạnh đó, mặc dù, quyền của các thành viên tham gia góp vốn là góp vốn bằng nhãn hiệu hay bất kỳ loại tài sản nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh được pháp luật ghi nhận. Tuy nhiên, một thành viên muốn góp vốn bằng nhãn hiệu hay bất kỳ tài sản nào cũng đều phải được các thành viên còn lại nhất trí. Chỉ những cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu đối với quyền nhãn
Ngoài ra, vì có sự tách bạch về tài sản của các thành viên tham gia góp vốn và tài sản của công ty, công ty là chủ thể độc lập trong các giao dịch kinh tế dân sự, do đó việc chuyển quyền sở hữu tài sản của các thành viên tham gia góp vốn thành tài sản công ty đòi hỏi phải có sự minh bạch, rõ ràng. Điều này là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho các thành viên góp vốn cũng như xác định rõ trách nhiệm của các thành viên tham gia góp vốn tương ứng với phần góp vốn vào công ty vì cơ cấu tổ chức của công ty phụ thuộc chủ yếu vào phần góp vốn của các thành viên, đồng thời là tiêu chí để phân chia lợi nhuận cũng như chia sẻ rủi ro, chuyển nhượng và thừa kế vốn góp.