Việt Nam đang trong thời kỳ quáđộ lên CNXH, bỏ qua giai đoạn chủ

Một phần của tài liệu Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại việt nam hiện nay (Trang 45 - 48)

chủ nghĩa tư bản

Abraham Lincoln, tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ, đã từng nói: “Một chính phủ của dân, do dân và vì dân sẽ không bao giờ biến mất khỏi trái đất”. Vậy ta nên hiểu câu nói này của ông như thế nào cho phù hợp với quá trình phát triển qua các giai đoạn lịch sử của loài người, liệu có một chính phủ nào đã thực hiện được điều này hay chưa. Câu trả lời là đã từng có những hình thức chính phủ có tính chất “của dân, do dân và vì dân” như Công xã Paris vào năm 1871. Dù chỉ tồn tại vẻn vẹn có 72 ngày, nhưng những chính sách của Công xã Pa-ri về xây dựng nhà nước kiểu mới, về phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá giáo giục, chính sách đối với người lao động, v.v.. là tiền đề quan trọng cho việc xây dựng các nền chuyên chính vô sản sau này. Bởi lẽ ngay sau khi ra đời, Công xã Paris đã đề ra nhiều chính sách nhằm xây dựng một nhà nước kiểu mới trên nhiều phương diện kinh tế, chính trị, giáo dục, xã hội. Tất cả để đưa đến một chính phủ vì dân nhân, chứ không phải vì tầng lớp tư sản thống trị như trước kia. Và tất nhiên đó là một hình mẫu đầu tiên của xã hội, xã hội chủ nghĩa.

Tại sao Việt Nam không qua con đường trực tiếp là Chủ nghĩa Tư bản rồi tiến đến Chủ nghĩa Xã hội, mà lại chấp nhận con đường gián tiếp là bỏ qua giai đoạn Chủ nghĩa Tư bản? Bản chất của các Tư bản Chủ nghĩa là bóc lột, áp

bức giai cấp thông qua sự chê đậy giá trị thặng dư trong quá trình sản xuất ra giá trị mới. Qua đó, khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn khi mà tầng lớp giàu (tầng lớp thống trị, giai cấp tư sản) ngày càng giàu, tầng lớp công nhân, tri thức ngày một khó khăn hơn do sự mất giá của sức lao động, đồng tiền bị sói mòn, môi trường sống ngày càng đắt đỏ. Chủ nghĩa Tư bản hiện đại đã có những sự điều chỉnh để người lao động có cảm giác rằng họ đang “làm chủ” các công ty thông qua việc mua bán cổ phiếu, rằng quyền lợi của họ giờ đây là quyền lợi của công ty và sự thịnh vượng của công ty là do họ quyết định. Điều này không sai, tuy nhiên cổ phần của người lao động chiếm một phần không đáng kể so với cổ phần mà các ông chủ công ty đang nắm giữ. Các thị trường chứng khoán thành lập để thanh khoản hóa và là môi trường để cho việc mua bán các cổ phiếu trên – là một “canh bạc” lớn cho những người muốn, đã nắm giữ cổ phiếu của một công ty nhất định hoặc đơn thuần chỉ muốn kiếm tiền qua sự chênh lệch giá giữa lúc mua và bán. Theo một ước tính của đại học California, Hoa Kỳ, vào năm 2010 khoảng 1% những người giàu nhất ở quốc gia này chiếm khoảng 35% lượng của cải của nước Mỹ, mà trong đó hầu hết là các nhà tư bản tài chính và tư bản vũ khí. Một khi khoảng cách giàu nghèo trong một nước ngày càng tăng thì xã hội sẽ phát triển một cách không đồng đều. Kết quả nhãn tiền là sẽ xuất hiện hai giai cấp giàu, nghèo và từ đó mâu thuẫn giai cấp hiện hữu ngày càng rõ rệt; triệu chứng là có các cuộc biểu tình, bạo động. Từ đó, tình hình chính trị của nước đó ngày một bất ổn định mà đỉnh điểm là cách mạng lật đổ chính quyền. Tất nhiên quá trình này hiện nay ở một số nước tư bản diễn tiến rất chậm rãi bởi chính những nước tư bản hiện tại đã có những điều chỉnh để phù hợp hơn với thời đại. Tuy nhiên cho dù được bao bọc như thế nào nhưng thực sự bản chất vẫn không thể nào che đậy được, tính mâu thuẫn giai cấp vẫn hàm chứa trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Rồi một lúc nào đó, chủ nghĩa tư bản cũng sẽ được thay thế bằng một hình thái mới hơn, tiến bộ hơn, ổn định hơn mà nó được gọi là chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa xã hội sẽ giải quyết được mâu thuẫn quan trọng nhất của chủ nghĩa tư bản đó là giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa là

quan hệ mà không có sự áp bức giữa người và người, không có sự tư hữu về các tư liệu sản xuất quan trọng, có sự phân phối hợp lý giá trị thặng dư.

Ở nước ta, quá trình quá độ lên xã hội xã hội chủ nghĩa được lịch sử chia thành hai giai đoạn. Từ sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Nam tạm thời chia hai miền: Miền Nam tiếp tục cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân; miền Bắc vừa bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, vừa làm hậu phương lớn cho cách mạng miền Nam. Đặc điểm lớn nhất của miền Bắc, xét về kinh tế, là từ nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu, quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Những thành tựu của miền Bắc trong những năm chống Mỹ, cứu nước đã thực sự xứng đáng là hậu phương lớn của miền Nam và có vai trò quyết định nhất đến toàn bộ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng cả nước: Giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. Vận dụng những quan điểm cơ bản mà V.I.Lênin đã nêu ra về đặc điểm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở “những nước tiểu nông”, nhân dân ta đã có những thành quả bước đầu trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc. Nhưng khoảng thời gian 1975-1985, chúng ta đã phạm một số sai lầm, trong đó có biểu hiện chủ quan, nóng vội, giản đơn, nhất là về quản lý kinh tế: Đó là quá chú trọng hai thành phần kinh tế là quốc doanh và tập thể một cách hình thức, thực hiện quá lâu cơ chế tập trung quan liêu, hành chính bao cấp của Nhà nước; nhận thức chưa đúng quan điểm của V.I.Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, kinh tế đan xen nhau,...trong thời kỳ quá độ, do đó đã biến chế độ sở hữu toàn dân và tập thể trở nên trừu tượng, hình thức bề ngoài, nhiều tư liệu sản xuất chung của xã hội, nhất là đất đai trở nên không có chủ cụ thể...Đó là một trong những nguyên nhân làm triệt tiêu các động lực, các tiềm năng của toàn dân ta, của đất nước ta và không phát huy hết nội lực, không tranh thủ được sự hợp tác quốc tế. Vì vậy, kinh tế - xã hội đã lâm vào trì trệ, khủng hoảng.

Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI đánh dấu sự mở đầu chính thức công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảng ta

xác định đúng đắn, bắt đầu từ đổi mới tư duy lý luận, nhất là tư duy kinh tế. Đổi mới toàn diện nhưng có trọng điểm đúng: Trên cơ sở ổn định, phát triển kinh tế, cải thiện từng bước đời sống nhân dân, đồng thời và từng bước đổi mới hệ thống chính trị để phát triển đất nước đúng định hướng xã hội chủ nghĩa.

Chúng ta đã có nhận thức ngày càng rõ hơn về “thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”, có thể thấy rõ những bước cụ thể hoá về phát triển “bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa”. Đường lối đổi mới của Đảng ta đã khẳng định đó là “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa”. Đến Đại hội IX, Đảng ta nhận thức rõ hơn nữa: “bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”.

Một phần của tài liệu Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại việt nam hiện nay (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)