SỰ NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG CÁC HỌC THUYẾT KINH TẾ

Một phần của tài liệu Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại việt nam hiện nay (Trang 57)

TẠI VIỆT NAM

2.2.1. Sự nhận thức và vận dụng Học thuyết kinh tế Mác xít

2.2.1.1. Sự nhận thức và vận dụng Học thuyết kinh tế Mác xít trước thời kỳ đổi mới

Trước đây trong những năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước chúng ta đã xác định “công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội" song nước ta vẫn mắc phải sai lầm bằng cách nhận thức về công nghiệp hoá. Từ cuối những năm 70, đất nước đã lâm vào khủng hoảng kinh tế xã hội với những khó khăn gay gắt, lạm phát:

Khi đó do tư duy lý luận bị lạc hậu, lý luận về chủ nghĩa xã hội không những không được bổ sung, phát triển cho phù hợp với sự phát triển của thực tiễn, mà lại được giải thích một cách có máy móc, giáo điều và được áp dụng

một cách dập khuôn. Hậu quả đó có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chủ yếu là do chúng ta mắc phải những sai lầm chủ quan duy ý chí, không tôn trọng các quy luật khách quan. Tư duy cũ về chủ nghĩa xã hội theo mô hình tập trung quan liêu, bao cấp đã cản trở sự phát triển của thực tiễn sản xuất, chế độ bao cấp dẫn đến tình trạng trì trệ trong công việc: ỷ lại, lười nhác, phụ thuộc vào Nhà nước. Không năng động sáng tạo bằng công tác được giao, không cần quan tâm đến kết quả đạt được. Thực tiễn của đời sống đó đòi hỏi chúng ta phải nhận thức lại đời sống kinh tế xã hội , tiến hành đổi mới một cách toàn diện, sâu sắc cả lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa xã hội.

Trong sản xuất sản phẩm làm ra không đủ chất lượng, lạm phát càng tăng, kìm hãm sự phát triển kinh tế đất nước, đời sống xã hội thấp kém, nghèo khó. Trước đây chúng ta do không thấy được quy luật lực lượng sản xuất phát triển sẽ kéo theo quan hệ sản xuất phát triển nên chúng ta đã đi ngược lại quy luật này và muốn áp đặt một quan hệ sản xuất để kéo theo sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sau khi tiến hành đổi mới chúng ta đã tuân theo đúng quy luật, chuyển nền kinh tế sang nền kinh tế nhiều thành phần hoạt động trên cơ chế thị trường làm cho năng suất lao động tăng, lực lượng sản xuất phát triển do đó quan hệ sản xuất càng phát triển theo. Mặt khác, phải tạo ra yếu tố tích cực, biến đổi các yếu tố chủ quan vì nó có tính độc lập tương đối và ý thức có tính vượt trước nên quan hệ sản xuất có khả năng vượt trội hơn so với sản lượng sản xuất, vượt trước ở đây là sự vượt trước có tính phù hợp, vượt trước dựa trên cơ sở suy luận khoa học lôgic, dựa trên các quy luật và cao hơn là sự vượt trước kiến trúc thượng tầng so với cơ sở hạ tầng. Nó cũng phải dựa trên sự phù hợp với quy luật và cơ sở lý luận khoa học logic.

Đáng tiếc là chúng ta vì muốn rút ngắn thời kỳ quá độ chúng ta đã tuyệt đối hoá nhân tố chủ quan và chính trị cho rằng chỉ cần nội dung và sự lãnh đạo của Đảng cộng sản thì chúng ta có thể làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.

Lịch sử đã chứng minh không phải nước nào cũng phải tuần tự trải qua các hình thái kinh tế xã hội đã có trong lịch sử . Việc bỏ qua một hình tái kinh tế xã hội nào đó do những yếu tố bên trong quyết định, song đồng thời còn tuỳ

thuộc ở sự tác động của từng nhân tố bên ngoài. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đang tạo ra bước ngoặc phát triển của loài người , đánh dấu đỉnh cao mới của sự phát triển trí tuệ , mở ra một nền văn minh mới tác động sâu sắc cuộc sống của các dân tộc, tạo ra cho các nước chậm phát triển thời cơ mới nhưng cũng có nhiều thách thức mới trên con đường lựa chọn con đường xã hội chủ nghiã, nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, làm cho đất nước ngày càng phồn vinh. Điều cần thiết là có thể bỏ qua chế độ tư bản, qúa độ lên chủ nghĩa xã hội nhưng không thể bỏ qua việc chuẩn bị những tiền đề cần thiết, nhất là tiền đề về kinh tế cho sự quá độ ấy. Nói cách khác, có thể bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng phải tiến hành sao cho sự bỏ qua này không hề vi phạm tiến trình lịch sử - tự nhiện của sự phát triển. Do đó cần có sự phát triển nhất định nhân tố tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ là một yêu cầu khách quan.

Đảng ta chỉ rõ: “ Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản, từ một xã hội vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, lực lượng sản xuất rất thấp “ đặc điểm này, xét về tính chất và trình độ. Biểu hiện ở hai đặc trưng cơ bản: một là, lực lượng sản xuất rất thấp quy định tính tất yếu kinh tế – xã hội ta chưa đầy đủ, chưa chín muồi trong sự phát triển tự nhiên, nội tại của nó, hai là tồn đọng nhiều tàn dư quan hệ xã hội, ý thức tư tưởng tâm lý do chế độ thực dân, phong kiến cũ để lại. Đó là những khó khăn trở ngại trong bước chuyển tiếp lịch sử từ một xã hội kém phát triển sang một xã hội hiện đại phù hợp với những chuẩn mực và giá trị của nền văn minh nhân lọai và của tiến bộ xã hội.

Vì muốn rút ngắn thời kỳ quá độ cũng như những khó khăn trong bước chuyển tiếp, kết quả cuối cùng đem lại là kinh tế quốc doanh kém hiệu quả còn kinh tế ngoài quốc doanh lại bị kìm hãm không ngóc đầu lên được. Nền kinh tế tuy đạt được độ tăng trưởng nhất định nhưng sự tăng trưởng đó không có phát triển vì dựa vào bao cấp, bội chi ngân sách, lạm phát vay nợ nước ngoài. Con người không được giải phóng và bị lâm vào tình trạng khủng hoảng lạc hậu trì trệ, làm tăng chi phí lớn của cải xã hội.

2.2.1.2. Sự nhận thức và vận dụng Học thuyết kinh tế Mác xít từ thời kỳ đổi mới đến nay

Sự phát triển của các nước trên thế giới và sự nghiệp đổi mới ở nước ta củng cố cho chúng ta những bài học lớn về nhận thức.

Đó là bài học về quán triệt quan điểm thực tiễn - quan điểm cơ bản và hàng đầu của triết học Mác xít - cũng như nguyên tắc thống nhất giữa lí luận và thực tiễn - nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin. Mục tiêu mà Đại hội Đảng lần VIII của Đảng đề ra chính là sự cụ thể hoà hợp thống nhất về hình thức kinh tế - xã hội vào hoàn cảnh cụ thể của xã hội chủ nghĩa. Ta phải luôn nhận thức vận dụng đúng đắn sáng tạo hai mối quan hệ cơ bản là quan hệ bản chất giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.

Sự đổi mới với tính chất mới mẻ khô khan và phức tạp của nó - đòi hỏi phải có lí luận khoa học soi sáng. Song phải kết hợp hài hoà giữa lí luận và thực tiễn. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã nhận định và đánh giá tình hình một cách đúng đắn, điều này ở ĐH Đảng khoá VII đã nêu rõ ràng: trong xu hướng quốc tế hoá sản xuất và đời sống khoa học - công nghệ trên thế giới ngày một gia tăng thì công nghiệp hoá phải gắn liền với HĐH, nâng cao trình độ công nghệ... "Tận dụng lợi thế của nước đi sau chúng ta tập trung trước hết cho việc tiếp thu các thành tựu khoa học của thế giới, ứng dụng mở rộng và làm chủ. Đồng thời phải biết dành nỗ lực nhất định cho những mũi nhọn phát triển, tìm cách đi tắt, đón đầu tạo nên lợi thế cạnh tranh cả về phương diện kinh tế và công nghiệp tạo nên sự phát triển nhanh và nắm vững của nền kinh tế".

A. Xây dựng và phát triển cơ cấu kinh tế mới

Công nghiệp hoá hiện đại hoá ngày nay không thể hiểu như trước kia. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngày nay không phải đơn thuần là sự phát triển mạnh mẽ ngành công nghiệp mà còn là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với sự đổi mới cơ bản về kinh tế và công nghiệp hiện đại hoá tất cả các ngành kinh tế quốc dân. Từ đó tạo ra được sự cân đối hài hoà giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc doanh.

Điều đầu tiên cần phải giải quyết là chuyển đổi cơ cấu "công - nông nghiệp và dịch vụ" phù hợp với xu hướng "mở" của nền kinh tế. Vấn đề này được giải quyết tạo nền tảng vững chắc cho việc phân công lại lao động hợp lí trong các ngành kinh tế và điều chỉnh hợp lí với cơ cấu đầu tư.

B. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn.

Nước ta hiện nay là một Nhà nước so với 80% dân cư đang sinh sống bằng sản xuất nông nghiệp. Đây là một địa bàn tập trung đại bộ phận người nghèo. Vì vậy, phát triển nông nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn đã đang và sẽ là mối quan tâm hàng đầu của chúng ta. Song nông nghiệp không thể tự mình thay đổi, đổi mới cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ, không có khả năng tăng trưởng nhanh để tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho nông dân mà phải có tác động mạnh mẽ của công nghiệp, dịch vụ... chỉ có như vậy sẽ xoá bỏ được trạng thái trì trệ của nền kinh tế nông nghiệp sản xuất nhỏ xoá đói giảm nghèo nâng cao mức thu nhập bình quân.

Trong khu vực nông thôn và nông nghiệp phương hướng hàng chiến lược đó là thay thế nhập khẩu và có hiệu quả thấp đến hàng mạnh ra xuất khẩu. Nhiều người cho rằng đây là hướng sai lầm nhưng thực tế không phải vậy. Nông nghiệp là ngành sản xuất có đặc trưng là sản phẩm của nó cần thiết cho mọi cuộc sống hàng ngày. Phát triển sản xuất nông nghiệp cung cấp sản phẩm đủ trong nước rồi mới xuất khẩu là một lẽ đương nhiên, bởi ta không thể nhập lương thực mà lại không tự sản xuất được ra.

Tuy nhiên sản xuất nông nghiệp cần được quá trình đầu tư khoa học - công nghệ để đem lại chất lượng sản lượng cao cho sản phẩm. Công nghiệp nhẹ cần được phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp, là công nghệ để sản xuất thuốc trừ sâu phân bón vi sinh không gây độc hại. Cơ khí hoá là điều kiện đưa kỹ thuật máy móc vào sản xuất nông nghiệp.

C. Xây dựng mới kết cấu hạ tầng kinh tế:

Kết cấu hạ tầng vừa là điều kiện vừa là mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

D. Phát triển kinh tế nhiều thành phần

Công nghiệp hoá - hiện đại hoá đòi hỏi sự tham gia của mọi thành phần kinh tế. Sau những năm mở cửa, nền kinh tế cùng với những chính sách của

Đảng và Nhà nước khuyến khích mọi thành phần kinh tế phát triển không như trước kia ngày nay các thành phần kinh tế từ quốc doanh đến tư nhân phát huy hết tiềm năng của mình nằm trong nền kinh tế thị trường, bổ sung cho nhau cạnh tranh nhau tạo nên một sự phát triển có hiệu quả, đẩy nước ta lên một nấc thang cao hơn của công nghiệp hoá - hiện đại hoá xây dựng đất nước.

Xã hội luôn luôn vận động và phát triển không ngừng, do đó ở nước ta khi tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá cũng phải đặt trong quy luật vận động đó, muốn tạo ra những bước chuyển biến tích cực của nền kinh tế nước ta đòi hỏi các nội dung của công nghiệp hoá cũng như phải thường xuyên thay đổi và bổ sung.

Các nội dung trong công nghiệp hoá phải liên hệ chặt chẽ và bổ sung cho nhau quan trọng nhất là luôn phải chú ý đến việc xây dựng quan hệ sản xuất để phù hợp với tính chất và trình độ phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng... Nước ta coi phát triển con người là một mục tiêu đầu tiên, là động lực căn bản để phát triển xã hội, lấy việc nâng cao mặt bằng dân trí và đào tạo bồi dưỡng nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển và xem đó là nhân tố quyết định thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá.

Trong quá trình tiến hành cách mạng có những lúc thuận lợi, bên cạnh đó có rất nhiều khó khăn đòi hỏi chúng ta phải có cách nhìn nhận và phương pháp khoa học sáng tạo, phải có quan điểm khách quan toàn diện phát triển đưa chính sách cụ thể là thực tiễn. Luôn luôn đề cao vai trò thực tiễn nhiều không coi nhẹ lí luận. Phải luôn xây dựng lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng của Đảng làm kim chỉ nam cho công nghiệp ta, cho cách mạng nước ta, cho dân tộc, phát triển đổi mới kinh tế tư duy ở nước ta, đưa nước ta lên con đường xã hội chủ nghĩa.

Sai lầm là ở lối suy nghĩ và hình thức giản đơn, nóng vội, chạy theo nguyện vọng chủ quan thể hiện trong một số chủ trương và chính sách xã hội với hiện thực khách quan. Để khắc bệnh này cần sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp. Trước hết là đổi mới tư duy, lý luận, nâng cao nhân lực trí tuệ trình độ lý luận của Đảng. Trong hoạt động trực tiếp phải tôn trọng và hành động theo quy

luật khách quan. Phải đổi mới cơ chế quản lý và đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị, chống bảo thủ, trì trệ quan liêu.

Cho đến nay, không phải mọi vấn đề về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội hoá ở nước ta đều được hoàn toàn làm rõ, thậm chí nhiều vấn đề còn trở nên phức tạp hơn so với sự trù liệu ban đầu. Chẳng hạn làm sao kết hợp kinh tế thị trường với chủ nghĩa xã hội; quan hệ giữa chế độ kinh tế trong điều kiện kinh tế nhiều thành phần với chế độ chính trị: làm sao cho kinh tế nhà nước thực sự đóng vai trò chủ đạo; các chặng đường của thời kỳ quá độ các bước đi của công nghiệp hoá - hiện đại hoá đối với nông nghiệp nông thôn... Để làm sáng tỏ những vấn đề chắc chắn phải vừa vận dụng sáng tạo và phát triển học thuyết Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh vừa đổi mới trong thực tiễn, tiến hành tổng kết thực tiễn, khắc phục các khuynh hướng sai lầm như giáo điều, xét lại, chủ quan duy ý chí...

Đó cũng tức là phải vận dụng sáng tạo quán triệt hơn nữa phép biện chứng Mác xít trong quá trình đổi mới.

2.2.2. Sự nhận thức và vận dụng Học thuyết kinh tế Tư sản cổ điển

Hiện nay, nền kinh tế nước ta đang vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, phát triển theo định hướng XHCN nhưng vẫn còn nhiều yếu tố sơ khai. Xuất phát từ một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu chuyển sang nền kinh tế thị trường nên chúng ta không tránh khỏi bỡ ngỡ và nhiều sai lầm. Chính vì vậy, chúng ta phải thừa nhận và vận dụng tốt các quy luật mang tính khách quan vốn có của nền kinh tế hàng hóa đó là: quy luật cạnh tranh, quy luật cung- cầu, quy luật giá trị,…Và để vận hành tốt, hiệu quả nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN trong điều kiện ngày nay của chúng ta thì việc nghiên cứu các khái niệm, các phạm trù, các quy luật, các lý luận về giá cả, giá trị, lợi nhuận, lợi tức, tiền công, tiền lương, ….và xem xét các mối liên hệ giữa cung - cầu, lưu thông hàng hóa với lưu thông tiền

Một phần của tài liệu Sự nhận thức và vận dụng các học thuyết kinh tế tại việt nam hiện nay (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)