II. Quy định của pháp luật Việt Nam trong thi hành án phạt tù đối với ngườ
b. Về thực hiện chế độ giam giữ
Hiện nay đa số các trại giam có quy mô lớn, gồm nhiều phân trại, mỗi phân trại có quy mô giam giữ 1.000 phạm nhân. Khu giam giữ phạm nhân được xây dựng theo mô hình cơ bản giống nhau: có 2 khu giam, gồm khu I (được đầu tư xây dựng kiên cố, có hệ thống kiểm soát an ninh rất nghiêm ngặt, chặt chẽ, dùng để giam phạm nhân có mức án tù trên 15 năm, tù chung thân, phạm nhân thuộc loại tái phạm nguy hiểm) và khu II (dùng để giam phạm nhân có mức án tù từ 15 năm trở xuống, mức án tù trên 15 năm nhưng có kết quả chấp hành án tốt, đã được giảm thời hạn CHAPT còn dưới 15 năm). Trong khu giam, các nhà giam (gồm nhiều buồng giam liền kề) tách biệt nhau qua hàng rào cao khoảng 2,5m. Thông thường, mỗi buồng giam có sức chứa khoảng 50 phạm nhân, có một cửa ra vào và nhiều ô thông gió, có đèn chiếu sáng và được lắp 1 máy truyền hình, hai bên chiều dọc buồng giam có xây bệ lát gạch men (2 tầng) để phạm nhân nằm, có nhà vệ sinh bên trong buồng giam. Qua thực hiện chế độ giam giữ đối với phạm nhân là NCTN còn cho thấy một số hạn chế nhất định trong các qui định hiện hành:
- Thứ nhất, việc đầu tư, thiết kế, bố trí, xây dựng nơi giam giữ phạm nhân là NCTN gặp khó khăn nhất định do pháp luật chưa qui định những điều kiện về nơi giam giữ phạm nhân là NCTN. Để bảo đảm phạm nhân là NCTN phát triển lành mạnh cả về thể chất, tâm lý và xã hội, chế độ giam giữ phạm nhân là NCTN cần phải xác định rõ những yêu cầu về điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện sinh hoạt, vệ sinh môi trường, sự ngăn cách về tầm nhìn và âm thanh, phòng tránh khả năng tiếp xúc, trao đổi giữa phạm nhân là NCTN với phạm nhân thành niên.
- Thứ hai, thực tiễn phân loại phạm nhân luôn lấy “thái độ chấp hành án” làm một căn cứ quan trọng bởi vì căn cứ này phản ánh thực trạng CHAPT và ý thức học tập, rèn luyện của phạm nhân, giúp đánh giá tính chất nguy hiểm của bản thân phạm nhân ở thời
điểm hiện tại, có tính độc lập tương đối so với kết quả phạm nhân đã CHAPT được bao lâu hay vấn đề phạm nhân có đặc điểm nhân thân như thế nào. Ngay trong quá trình CHAPT, đối với những phạm nhân không chịu hối cãi, thường xuyên vi phạm nội quy trại giam, thậm chí chống đối quyết liệt thì rất cần được phân loại riêng để có biện pháp quản lý giam giữ chặt chẽ.
1.3. Thực trạng thực hiện chế độ giáo dục phạm nhân là người chưa thành niên a. Việc thực hiện chế độ lao động đối với phạm nhân là NCTN: niên a. Việc thực hiện chế độ lao động đối với phạm nhân là NCTN:
Hiện nay các trại giam thường tổ chức một số loại hình lao động cho phạm nhân là NCTN như: vệ sinh sân vườn, trồng rau xanh, làm lông mi giả, đan lát thủ công (đan chiếu trúc, ghế đệm, giỏ xách…), bóc tách hạt điều… Trong số này, một số việc lao động như làm lông mi giả, đan lát thủ công, bóc tách hạt điều… là những công việc mà cả phạm nhân thành niên và phạm nhân là NCTN đều được giao làm nhưng đối với phạm nhân là NCTN thì định mức sản phẩm ít hơn, khó có thể coi là công việc nặng nhọc. Tuy nhiên, những hình thức lao động này có tính lặp đi lặp lại, đòi hỏi sự tỉ mỉ, theo khuôn mẫu, không kích thích tính sáng tạo, không phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi chưa thành niên. Phạm nhân là NCTN lao động lầm lũi và ít hứng thú.
Địa điểm lao động của các tổ, đội phạm nhân là NCTN trong các công việc đan lát thủ công, làm lông mi giả, bóc tách hạt điều… là nhà xưởng nằm trong khuôn viên trại giam, thường là một gian, khu nhất định để tách biệt tương đối với số phạm nhân thành niên lao động cùng dãy nhà xưởng. Việc lao động vệ sinh sân vườn, trồng rau xanh… diễn ra trong khuôn viên trại giam hoặc ở trên đất canh tác của trại giam và mang lại cảm nhận dễ chịu hơn là lao động gò bó trong xưởng.
b. Việc tổ chức học văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân:
Việc giáo dục pháp luật, giáo dục công dân cho phạm nhân được các trại giam tổ chức theo hình thức tập trung, lập lớp học do cán bộ giáo dục của trại giam giảng dạy, cán bộ quản giáo tổ chức thảo luận theo đội, tổ.
c. Sự tham gia của gia đình phạm nhân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân vào việc giáo dục phạm nhân là NCTN: việc giáo dục phạm nhân là NCTN:
Thực tiễn cho thấy mặc dù gia đình phạm nhân có sự tham gia nhất định vào việc giáo dục phạm nhân là NCTN nhưng các hoạt động cụ thể chưa nhiều và thiếu hiệu quả. Hàng năm, các trại giam đều tổ chức hội nghị gia đình phạm nhân để thông báo kết quả CHAPT của phạm nhân cho gia đình phạm nhân biết và bàn biện pháp phối hợp giữa trại giam với gia đình phạm nhân trong công tác giáo dục cải tạo phạm nhân. Tuy nhiên, hình thức phối hợp này là hình thức tập trung, chỉ có thể bàn bạc những vấn đề chung trong quản lý, giáo dục toàn thể phạm nhân của trại giam mà chưa cụ thể hóa và cá thể hóa đối với từng phạm nhân là NCTN. Song mặt khác, trại giam cũng chưa có bất cứ một hình
thức, cơ chế nào tạo ra quan hệ phối hợp một cách công khai, minh bạch mà thực sự thiết thực và chặt chẽ giữa cán bộ quản giáo với gia đình của mỗi phạm nhân là NCTN. Trong thực tiễn, đã có một số tổ chức xã hội (Hội Luật gia, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Trung tâm Tư vấn pháp luật của một số trường đại học luật…) tham gia tư vấn cho phạm nhân những kiến thức cần thiết về pháp luật, góp phần chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng. Tuy nhiên, các hoạt động này diễn ra không thường xuyên, quy mô nhỏ (ít phạm nhân) và chủ yếu hướng đến đối tượng phạm nhân sắp hết thời hạn CHAPT. Các hoạt động hỗ trợ dạy nghề của các doanh nghiệp, tổ chức, về bản chất, mới chỉ là hoạt động liên kết với trại giam để sử dụng lao động của phạm nhân (trong đó có phạm nhân là NCTN) vào một số loại hình lao động sản xuất giản đơn, hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Sự quan tâm thăm gặp, động viên, giáo dục phạm nhân là NCTN của chính quyền, đoàn thể địa phương, nhà trường, cộng đồng nơi gia đình phạm nhân là NCTN cư trú hoàn toàn không có.
Các kết quả lao động, học tập, rèn luyện chấp hành nội quy trại giam của phạm nhân là NCTN được cán bộ quản giáo thường xuyên theo dõi, đánh giá hàng tuần, tháng, quý, sáu tháng, năm và xếp loại theo 4 mức tốt, khá, trung bình, kém. Kết quả xếp loại CHAPT của phạm nhân là một căn cứ để khen thưởng, xét hưởng một số chế độ ưu tiên, xét giảm thời hạn CHAPT, đặc xá và để phân loại phạm nhân trong công tác giam giữ. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn để đánh giá kết quả CHAPT chưa xét đến những đặc thù đối với phạm nhân là NCTN và gây bất lợi cho họ. Bên cạnh những tiêu chuẩn hợp lý như là dựa vào thái độ nhận tội, kết quả chấp hành bản án, quyết định của Tòa, nội quy trại giam, ýthức tu dưỡng rèn luyện đạo đức của phạm nhân thì còn có những tiêu chuẩn không phù hợp với phạm nhân là NCTN như là: dựa vào mức độ khắc phục hậu quả của tội phạm (bồi thường thiệt hại), đề cao thành tích lao động hơn là thái độ và kết quả học tập của phạm nhân…
1.4. Thực trạng thực hiện các chế độ khác đối với phạm nhân là người chưa thànhniên niên
a. Chế độ ăn, mặc, ở:
Các trại giam tổ chức bếp ăn tập thể cho phạm nhân trong mỗi phân trại, người nấu ăn cũng là phạm nhân. Định mức thực phẩm được cung ứng đúng qui định. Đối với phạm nhân là NCTN, bữa ăn hàng ngày được tăng thêm thịt, cá (không quá 20% của mức định lượng 0,7 kg thịt, 0,8 kg cá/1 phạm nhân/1 tháng). Tuy vậy, cũng có trại giam thực hiện theo phương thức chờ đến cuối tháng mới bồi dưỡng cho số phạm nhân là NCTN một bữa ăn đầy dưỡng chất. Phương thức này chủ yếu nhằm tạo sự dễ dàng, đơn giản trong khâu tổ chức bữa ăn cho hàng nghìn phạm nhân nhưng chưa hướng đến mục đích tạo điều kiện cho phạm nhân là NCTN phát triển thể chất trong giai đoạn cơ thể tăng trưởng mạnh. Việc chỉ tăng thêm chất đạm (thịt, cá) mà không tăng đồng bộ các thành phần dinh dưỡng
khác trong tiêu chuẩn ăn của phạm nhân là NCTN là chưa hợp lý. Ngoài ra, pháp luật có thiếu sót khi chưa qui định “dầu ăn” trong chế độ ăn của phạm nhân.
Trong trại giam, phạm nhân là NCTN được bố trí ở theo buồng giam tập thể13, nằm nghỉ trên bệ gạch men giống với phạm nhân thành niên. Phạm nhân là NCTN có nhu cầu sử dụng không gian sinh hoạt chung trong buồng giam nên thường tự sắp xếp thu hẹp diện tích chỗ nằm và dành ra một chỗ trống để có thể tụ tập uống nước, chuyện trò, hát hò… với nhau. Rõ ràng, họ có nhu cầu lớn về sinh hoạt tập thể, tăng cường giao tiếp và trao đổi tâm tư, tình cảm ngay tại nơi ở.
b. Chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí: giải trí:
Trong mỗi phân trại của trại giam đều có sân chơi bóng chuyền, cầu lông, bóng bàn, hệ thống truyền hình, loa đài… để phục vụ tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ… cho phạm nhân. Các môn thể thao được tổ chức phổ biến là bóng chuyền, cầu lông, đá cầu, bóng bàn… Về văn hóa, văn nghệ, trại giam thường xuyên tổ chức cho phạm nhân hát Karaoke. Trong buồng giam, phạm nhân được xem các chương trình truyền hình do trại giam quản lý và cung cấp tín hiệu đến máy truyền hình lắp đặt ở mọi buồng giam thông qua một đường truyền chung cho toàn bộ khu giam. Ngoài việc bắt buộc xem chương trình Thời sự của Đài Truyền hình Việt Nam, phạm nhân còn được xem một số chương trình khác của đài truyền hình địa phương.
Nhìn chung, do chế độ hoạt động thể dục, thể thao, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và vui chơi giải trí của phạm nhân là NCTN chủ yếu là những qui định định tính, chưa cụ thể nên trại giam chỉ tổ chức được những loại hình hoạt động, sinh hoạt đơn giản, dễ tổ chức, dễ kiểm soát, bảo đảm an toàn trại giam. Các chế độ này rất cần được làm rõ tính chất đặc thù, cần xác định rõ điều kiện về diện tích, tiêu chuẩn trang thiết bị của khu vui chơi, sân thể thao, yêu cầu về ấn phẩm, thiết kế kiến trúc đối với thư viện trại giam.
c. Chế độ chăm sóc y tế:
Về cơ bản, các trại giam đều tổ chức thực hiện đúng các qui định về chăm sóc y tế cho phạm nhân. Tuy nhiên, những năm gần đây số phạm nhân mắc bệnh truyền nhiễm, nhất là nhiễm HIV/AIDS, bệnh lao, viêm gan B, đưa vào trại giam nhiều và ngày càng gia tăng (chỉ riêng số phạm nhân nhiễm HIV đã chiếm trên 5.5% tổng số phạm nhân giam giữ14), gây khó khăn cho công tác chống lây nhiễm bệnh trong phạm nhân. Phạm nhân là NCTN đứng trước nguy cơ lây nhiễm bệnh rất cao. Khảo sát bằng bảng hỏi tại trại giam Long Hòa, A2, An Điềm cho thấy đa số phạm nhân là NCTN (284/375 phiếu) lo sợ bị lây
13115 Ngoại trừ những phạm nhân bị giam riêng do thường xuyên vi phạm nội quy trại giam, phạm nhân có bệnh
truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm, có dấu hiệu bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi, đang chờ quyết định của Tòa án.
bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, trong thực tiễn, vấn đề kiểm tra, phát hiện phạm nhân nghiện và tổ chức cai nghiện cho họ vẫn chưa thực hiện được do chưa có qui định cụ thể.
d. Chế độ tiếp cận thông tin:
Việc báo cáo thời sự, chính sách, pháp luật mới bằng hình thức tập trung chỉ được tổ chức cho toàn thể phạm nhân khi có sự kiện chính trị, xã hội hay khi cần thiết. Phạm nhân tuy được phát báo Nhân dân để đọc tại buồng giam nhưng hầu như họ không chú tâm. Hệ thống truyền thanh nội bộ thường ưu tiên thời lượng phát thông tin về các hoạt động thi đua CHAPT của phạm nhân. Truyền hình là hình thức cung cấp thông tin chiếm ưu thế và có sức hút lớn đối với phạm nhân là NCTN nhưng chủ yếu họ chỉ thích xem các kênh giải trí. Cán bộ quản lý chương trình chưa quan tâm định hướng cho họ theo dõi những thông tin nào là bổ ích hơn. Thư viện trại giam được trang bị chủ yếu là báo chí và những ấn phẩm cung cấp thông tin chính trị, kinh tế, xã hội thường xuyên hàng ngày, hàng tuần hoặc các loại truyện dành cho người lớn mà chưa có nhiều những ấn phẩm đặc thù, phù hợp với tâm lý NCTN.
e.Chế độ liên lạc, thăm gặp và nhận quà đối với phạm nhân là NCTN:
Trong liên lạc với người thân, phạm nhân là NCTN ít sử dụng hình thức gửi thư, thay vào đó là hình thức liên lạc qua điện thoại. Tuy nhiên, do phải trả phí điện thoại nên những phạm nhân là NCTN có gia đình nghèo khó hoặc bị thân nhân bỏ mặt, không cho tiền (ký gửi) thì ít khi chủ động điện thoại gặp thân nhân, thậm chí không liên lạc với ai. Về thực hiện chế độ thăm gặp, các trại giam luôn giải quyết đúng qui định và tạo điều kiện thuận lợi đối với mọi trường hợp gia đình xin thăm gặp phạm nhân là NCTN, tuy nhiên thực tiễn cho thấy việc mở rộng qui định, tăng số lần và thời lượng thăm gặp (gấp ba lần so với phạm nhân thành niên: 01 tháng được 3 lần, mỗi lần đến 3 giờ) chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Điều quan trọng là phải vận động, thuyết phục thân nhân có ý thức quan tâm thương yêu, thăm gặp và giáo dục phạm nhân là NCTN, không bỏ mặc, phó thác cho trại giam. 21 trường hợp phạm nhân là NCTN không liên lạc với ai nói ở trên cũng chính là 21 trường hợp bị gia đình bỏ rơi. Những phạm nhân này bị rơi vào trạng thái cô độc, không có người thân thăm gặp, tâm lý tình cảm bị “chai sạn”, rất khó tiến bộ. Các tổ chức, đoàn thể, cộng đồng ở địa phương nơi gia đình phạm nhân là NCTN sinh sống chưa tham gia thăm gặp, động viên phạm nhân là NCTN. Hiện vẫn chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm của gia đình phạm nhân, chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc đáp ứng lại những yêu cầu của cơ quan THAPT.
Bên cạnh việc thực hiện chế độ nhận quà theo quy định, trại giam còn tổ chức căn- tin bán lương thực, thực phẩm và hàng hóa thiết yếu cho phạm nhân với giá không cao hơn giá bán lẻ tại địa phương, góp phần cải thiện điều kiện ăn uống, sinh hoạt của đa số phạm nhân. Tuy nhiên, đối với phạm nhân là NCTN, lượng tiền mặt họ có chủ yếu phụ thuộc vào tiếp tế của gia đình (tiền thưởng, tiền bồi dưỡng theo qui định của họ không
đáng kể). Những phạm nhân là NCTN có gia đình khó khăn hay bị gia đình bỏ rơi, không thăm gặp và tiếp tế càng cảm thấy tủi thân và cô độc.
1.5. Thực trạng việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân là người chưa thành niên chưa thành niên
Đến nay, đã có 46/54 trại giam tổ chức Trung tâm dạy nghề cho phạm nhân dựa