Những hạn chế, vướng mắc

Một phần của tài liệu TIỂULUẬN tư PHÁP HÌNH sự đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN đề tài THI HÀNH án PHẠT tù đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN (Trang 32 - 37)

II. Quy định của pháp luật Việt Nam trong thi hành án phạt tù đối với ngườ

2. Đánh giá về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên ở

2.2. Những hạn chế, vướng mắc

Bên cạnh những kết quả nhất định đã đạt được, nhìn chung, chất lượng của THAPT đối với phạm nhân là NCTN còn thấp. Nếu so sánh với kết quả THAPT đối với phạm nhân thành niên thì THAPT đối với phạm nhân là NCTN có tỉ lệ khen thưởng quá ít trong khi tỉ lệ kỷ luật lại cao hơn, tỉ lệ phạm nhân là NCTN được giảm thời hạn CHAPT và đặc xá thấp hơn nhiều so với phạm nhân thành niên122 mặc dù điều kiện xét giảm thời hạn CHAPT, đặc xá đối với phạm nhân là NCTN có nhiều ưu tiên hơn, chứng tỏ chất lượng giáo dục phạm nhân là NCTN còn thấp, thậm chí thấp hơn cả chất lượng của THAPT đối với phạm nhân thành niên.

Xuất phát từ chính sách ưu tiên bảo vệ, chăm sóc, giáo dục phạm nhân là NCTN và những nguyên tắc đặc thù của THAPT đối với phạm nhân là NCTN, có thể đi sâu đánh giá về một số hạn chế, vướng mắc hiện nay như sau:

- Việc quản lý, tổ chức THAPT đối với phạm nhân là NCTN dựa trên nguyên tắc bố trí theo địa phương có sự manh mún, dàn trải và vướng nhiều khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ giam giữ. Các yếu tố nội tại của THAPT đối với phạm nhân là NCTN như chế độ giam giữ, chế độ giáo dục, các chế độ chấp hành án khác và việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho phạm nhân là NCTN chưa có tính thống nhất cao, chưa kết nối và hỗ trợ lẫn nhau để cùng hướng đến mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục phạm nhân là NCTN.

- Đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý, giáo dục phạm nhân là NCTN (quản giáo, cán bộ giáo dục) chưa có tính chuyên biệt, bảo đảm sự phù hợp với tính chất đặc thù của phạm nhân là NCTN.

- Thủ tục thi hành án chưa đầy đủ và rõ ràng, chưa bảo đảm sự tôn trọng, thi hành và chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án. Chất lượng của hồ sơ tiếp nhận phạm nhân là NCTN vào trại giam chưa đáp ứng những yêu cầu đặc thù của THAPT đối với phạm nhân là NCTN và gây nhiều khó khăn cho trại giam trong việc nghiên cứu, cá nhân hóa biện pháp giáo dục phạm nhân là NCTN.

- Chế độ giam giữ phạm nhân là NCTN chưa bảo đảm chính sách ưu tiên bảo vệ và dành những lợi ích tốt nhất cho họ, chưa hạn chế được những tác động tiêu cực của điều kiện giam giữ mang nặng tính giam cầm (nhất là ở khu I) và tính phức tạp của môi trường trại giam có đông đảo phạm nhân thành niên. Đồng thời, công tác giam giữ phạm nhân là NCTN chưa bảo đảm phân hóa phạm nhân là NCTN theo tội danh, tính chất mức độ phạm tội, mức án, đặc điểm nhân thân và thái độ chấp hành án, chưa gắn liền và phục vụ hoạt động giáo dục phạm nhân là NCTN.

- Chất lượng, hiệu quả của các hoạt động giáo dục phạm nhân là NCTN chưa cao, còn mang tính hình thức và có những mặt còn thấp hơn mặt bằng chung của công tác giáo dục cải tạo phạm nhân thành niên. Lao động của phạm nhân là NCTN chưa mang tính giáo dục; hoạt động dạy văn hóa, pháp luật cho phạm nhân là NCTN chưa có hiệu quả, chất lượng thấp, chưa đạt mục tiêu phổ cập trung học cơ sở, chưa giúp chuyển biến ý thức rèn luyện của phạm nhân là NCTN. Một số chỉ số so sánh về khen thưởng, kỷ luật, giảm thời hạn CHAPT, đặc xá của phạm nhân là NCTN thua kém so với phạm nhân thành niên. - Việc thực hiện các chế độ sinh hoạt (nói chung) và chăm sóc sức khỏe đối với phạm nhân là NCTN còn một số hạn chế, chưa bảo đảm chính sách bảo vệ, chăm sóc để phạm nhân là NCTN tiếp tục phát triển (chẳng hạn như: vấn đề ưu tiên chế độ ăn của

phạm nhân là NCTN; vấn đề đáp ứng nhu cầu sinh hoạt chung, tăng cường giao tiếp và trao đổi tâm tư, tình cảm ngay tại buồng giam, các nhu cầu đa dạng về hoạt động thể dục thể thao, xem truyền hình, giải trí; vấn đề nguy cơ lây nhiễm bệnh trong môi trường trại giam có đông đúc phạm nhân thành niên).

- Phạm nhân là NCTN chưa có được cơ chế hiệu quả để thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

- Việc chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng chưa được ý thức đầy đủ và đúng đắn như là một phần của chương trình giáo dục phạm nhân nhằm giúp họ có khả năng sống tuân theo pháp luật và tự nuôi sống bản thân sau khi được trả tự do. Những hoạt động cụ thể của chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng chưa được triển khai ngay từ khi phạm nhân là NCTN đang CHAPT mà thụ động chờ đến giai đoạn cuối khi phạm nhân sắp hết thời hạn CHAPT mới tiến hành. Việc dạy nghề cho phạm nhân còn mang tính hình thức, chưa rõ ràng về mục tiêu, coi lao động sản xuất cũng là dạy nghề và chưa có giá trị hữu ích đối với việc tìm kiếm việc làm sau khi được trả tự do. Việc tư vấn, trợ giúp tâm lý cho phạm nhân vẫn chưa được thực hiện tốt.

- Về cơ bản, công tác THAPT đối với phạm nhân là NCTN bị khu biệt, chỉ dựa vào hoạt động của cơ quan THAPT mà chưa huy động được sự tham gia có hiệu quả của gia đình phạm nhân và các cơ quan, tổ chức, cá nhân. Chất lượng, hiệu quả của THAPT đối với phạm nhân là NCTN chỉ phụ thuộc vào chất lượng, hiệu quả của các hoạt động quản lý giam giữ, giáo dục phạm nhân do trại giam tiến hành. Vai trò của gia đình phạm nhân, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc tham gia giáo dục phạm nhân là NCTN còn mờ nhạt.

3. Kiến nghị

Hoàn thiện pháp luật về thi hành án phạt tù đối với phạm nhân là người chưa thành niên

Là một bộ phận của pháp luật THAHS, pháp luật về THAPT đối với phạm nhân là NCTN cần được kịp thời sửa đổi, bổ sung, đạt được sự chuẩn xác về kỹ thuật lập pháp, có nội dung phù hợp thực tiễn, có giá trị ổn định, hiệu lực, hiệu quả, góp phần hoàn thiện pháp luật THAHS, bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án và giáo dục người chấp hành án trở thành người có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống.

 Việc hoàn thiện pháp luật THAPT đối với phạm nhân là NCTN cần đạt được những yêu cầu sau đây:

- Phải cụ thể hóa các quyền, nghĩa vụ của phạm nhân, các quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tổ chức, người có thẩm quyền, các quyền và nghĩa vụ của cá nhân khác có liên quan phù hợp với tinh thần Hiến pháp 2013, qui định đầy đủ cơ chế phối hợp

trong THAPT, bảo đảm tính hiệu lực của pháp luật. Bảo đảm sự phù hợp của pháp luật THAPT với Hiến pháp 2013, tạo nên sự thống nhất, tương thích giữa pháp luật THAPT và pháp luật THAHS với hệ thống pháp luật nói chung, hạn chế những bất cập, mâu thuẫn trong thực hiện pháp luật, tạo điều kiện để phạm nhân thực hiện, bảo vệ hiệu quả các quyền, lợi ích hợp pháp của mình, để các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân khác có liên quan tham gia có hiệu quả vào công tác THAPT trong phạm vi trách nhiệm do luật định. Một số qui định của Hiến pháp 2013 có nội dung liên quan đến THAPT, các qui định này cần được chú ý triển khai.

- Bám sát hệ thống nguyên tắc THAPT, đặc biệt là các nguyên tắc đặc thù đối với phạm nhân là NCTN, lấy việc bảo đảm lợi ích tốt nhất cho phạm nhân là NCTN làm tư tưởng chỉ đạo cơ bản; lấy việc giáo dục phạm nhân là NCTN nhận thức và sửa chữa sai lầm, phát triển nhân cách lành mạnh, trở thành người biết tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống làm cốt lõi; phải quan tâm chăm sóc, bảo vệ phạm nhân là NCTN, tôn trọng và bảo đảm các quyền trẻ em, các quyền, lợi ích hợp pháp của phạm nhân là NCTN, hướng đến mục tiêu, hiệu quả giáo dục.

- Hoàn thiện pháp luật THAPT đối với phạm nhân là NCTN phải bảo đảm tính khả thi, kế thừa những kết quả đã đạt được trong công tác THAPT, khắc phục một cách căn bản những hạn chế trong pháp luật và áp dụng pháp luật THAPT đối với phạm nhân là NCTN hiện nay, đồng thời không tạo ra những sự thay đổi quá lớn hay làm xáo trộn toàn bộ hệ thống tổ chức THAHS hiện hành.

- Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về THAPT đối với phạm nhân là NCTN cần quan tâm đến tính tương thích với các chuẩn mực quốc tế về THAPT đối với phạm nhân là NCTN. Pháp luật của một số quốc gia khác về THAPT đối với phạm nhân là NCTN cũng có giá trị tham khảo nhất định, tất nhiên, chỉ nghiên cứu tiếp thu trên cơ sở phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa của Việt Nam, không áp đặt hay nhằm phê phán, phủ nhận kết quả xây dựng pháp luật THAHS của Việt Nam và ngược lại.

Một phần của tài liệu TIỂULUẬN tư PHÁP HÌNH sự đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN đề tài THI HÀNH án PHẠT tù đối với NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w