I. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ CAO
3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ
vụ Cao Cường
3.1 Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Công ty sản xuất một số loại sản phẩm chính sau:
Sản phẩm của Nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng Phả Lại:
Stt Tên loại sản phẩm Quy cách Độ rỗng (%)
I Gạch nung 1 Gạch xây 2 lỗ rỗng 220x105x160 >=30 2 Gạch xây 3 lỗ rỗng 220x70x220 >=40 3 Gạch chống nóng 4 lỗ rỗng 220x115x60 >=35 4 Gạch đặc 220x105x160 5 Gạch mắt na 200x200x40 II Gạch Block 1 Gạch Block hình Sin 220x105x60 2 Gạch Block tay vợt 220x105x60
Vật tư chủ yếu để sản xuất gạch:
Stt Tên vật tư Đơn vị Định mức/
1.000viên 1 2 Đất sét tuyển chọn Than cám 5 M3 Tấn 1,4 0,15
Sơ đồ dây chuyền công nghệ để sản xuất gạch như sau:
Bãi chứa nguyên vật liệu Tưới nước ngâm ủ phong hoá tự nhiên Máy cấp liệu thùng
Pha than Băng tải số 1 Máy cán răng
Băng tải số 2 Máy cán thô
Băng tải số 3 Máy cán mịn
Băng tải số 4
Máy nhào 2 trục
Máy đùn liên hợp có hút chân không
Băng tải đưa ra nhà kính Máy cắt tự động
Nhà phơi chứa gạch mộc
Xếp vào xe gòong, xe phà
Lò sấy, nung tuynel
Bãi thành phẩm
Sản phẩm của nhà máy sản xuất Tro Bay Phả Lại: Là Tro Bay đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo tiêu chuẩn:
TCVN 6882 : 6260 - 1997 ASTM C311 - C613 SiO2+ F2O3 + Al2O3 >=75% SiO3 <=5% KMN <=6% Độ ẩm Chỉ số hoạt tính <=3% 7 ngày >=75% 28 ngày >=75%
Vật tư chủ yếu để sản xuất Tro Bay là xỉ của công ty cổ phần nhiệt điện Phả Lại.
Nhà máy Tro Bay Phả Lại nằm ngay cạnh hồ thải xỉ trên diện tích 1,2 ha, công suất đạt 80.000 tấn/ năm bằng công nghệ tuyển nổi hiện đại đồng bộ và khép kín, với sự tham gia phối hợp thực hiện của nhiều viện cơ quan, đơn vị chuyên ngành, đặc biệt là các nhà khoa học, chuyên gia hàng đầu của Việt Nam và nước ngoài. Bởi có dây chuyền công nghệ sản xuất hiện đại lại có ý thức bảo vệ môi trường nên sản phẩm của Công ty không những đảm bảo chất lượng mà còn đảm bảo môi trường nơi các nhà máy, xí nghiệp, bến cảng nơi Công ty hoạt động, dân cư xung quanh luôn hài lòng với các hoạt động sản xuất của Công ty.
3.2 Thị trường tiêu thụ của Công ty
Thị trường chủ yếu của Công ty là các tỉnh miền Bắc, nhiều nhất là tỉnh Hải Dương- một tỉnh đang trên đà phát triển lại được đầu tư nhiều nên tốc độ xây dựng của tỉnh nhanh và mạnh. Nhiều công trình được xây dựng nên nhu cầu về vật liệu xây dựng trong đó có gạch và phụ gia xi măng là rất lớn.
Tuy nhiên trong những năm đầu đi vào hoạt động, việc sản xuất kinh doanh của Công ty gặp nhiều khó khăn, sản phẩm mới được đưa ra thị trường chưa đủ sức cạnh tranh với các đơn vị cùng ngành có bề dày kinh nghiệm như Nhà máy gạch Bích Sơn, Nhà máy gạch Hồng Thái...
Để có thể tồn tại bảo đảm cho đời sống của cán bộ công nhân viên Công ty, ban lãnh đạo Công ty đã đề ra chiến lược kinh doanh như sau:
- Đa dạng hoá mặt hàng, chủng loại sản phẩm;
- Tạo ra những mẫu mã mới thường xuyên để đáp ứng được các nhu cầu đa dạng của thị trường;
- Nâng cao chất lượng sản phẩm để đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng; - Hạ giá thành sản phẩm...
Tôn chỉ của Công ty là luôn giữ chữ "Tín", luôn quan tâm chú trọng đến khách hàng, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác mua hàng, giao dịch với khách hàng niềm nở, phục vụ khách hàng chu đáo, tận tình.
Bởi vậy mà những năm gần đây, Công ty đã bắt đầu khẳng định vị trí của mình trên thị trường và ngày càng thu hút nhiều khách hàng thường xuyên đến với Công ty ở khắp các tỉnh thành như: Hà Nội, Quảng Ninh, Hà Tây, Hải Phòng...
Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường được thể hiện qua các báo cáo tài chính qua hai năm 2005, 2006 như sau:
(Đơn vị: 1.000.000 đồng) Bảng cân đối kế toán
Tài sản Năm 2005 Năm 2006
I. Tài sản ngắn hạn 6.325 7.906,25
1. Tiền và các khoản tương đương tiền 1.518 2.024
2. Khoản phải thu 1.644,5 2.213,75
3.Hàng tồn kho 3.162,5 3.668,5
II.Tài sản dài hạn 8.981,5 13.915
1. Nguyên giá 12.144 18.342,5
2.Hao mòn (3.162,5) (4.427,5)
Nguồn vốn Năm 2005 Năm2006
I.Nợ phải trả 2.277 8.665,25
1. Nợ ngắn hạn 1.012 2.340,25
2. Nợ dài hạn 1.265 6.325
II. Nguồn vốn chủ sở hữu 13.029,5 13.156
1. Nguồn vốn kinh doanh 12.650 12.650
2. Lợi nhuận chưa phân phối 253 303,6
3. Các quỹ của Công ty 126,5 202,4
Cộng 15.306,5 21.821,25
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
1. Tổng doanh thu 75.141 77.671
2. Giá vốn hàng bán 69.954,5 71.302,7
3. Chi phí bán hàng 708,4 865,26
4. Chi phí quản lý doanh nghiệp 683,1 1214,4
5. Chi phí lãi vay 170,775 506
6. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 3.624,225 3.764,64
7. Thuế thu nhập doanh nghiệp ( 28%) 1.014,783 1.054,0992
8. Lợi nhuận sau thuế 2.609,442 2.710,5409
(Nguồn: Phòng kinh tế)
Qua đó có thể đánh giá tình hình tài chính và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường như sau:
+ Sự thay đổi của tài sản:
TS2006 - TS2005 = 21.821,25 - 15.306,5 = 6.514,75 (triệu đồng) (TS2006 - TS2005) / TS2005 = 6514,75 / 15.306,5 = 0,4256
Như vậy, tổng tài sản năm 2006 so với năm 2005 đã tăng lên 6.514,75 (triệu đồng), ứng với tốc độ tăng là 42,56%. Tài sản đối với mỗi doanh nghiệp là rất quan trọng, bởi tài sản là các yếu tố kinh tế mà doanh nghiệp nắm giữ, kiểm soát mà sẽ đem lại lợi ích trong tương lai cho doanh nghiệp. Tài sản mà doanh nghiệp có được có thể là tự có hay đi vay, đi thuê để sử dụng trong hoạt động kinh doanh. Nhưng doanh nghiệp nào cũng muốn làm cho tài sản của doanh nghiệp mình ngày một tăng lên. Tài sản của doanh nghiệp tăng tương đương với lợi ích tương lai của doanh nghiệp sẽ tăng. Như vậy đối với công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường
việc tài sản năm 2006 tăng với tốc độ 42,56% so với năm 2005 là một dấu hiệu tốt, Công ty rất nên duy trì và phát huy.
+ Một số hệ số về tài sản qua hai năm: - Hệ số đầu tư tài sản cố định= TSCĐ / ∑TS Năm 2005: 8.981,5 /15.306,5 = 0,587
Năm 2006: 13.915 / 21.821,25 =0,638
Hệ số đầu tư tài sản cố định cho biết trong một đồng tài sản thì có bao nhiêu đồng tài sản cố định. Hệ số này càng cao thì thể hiện Công ty đầu tư nhiều vào tài sản cố định và ngược lại.
- Hệ số hao mòn tài sản cố định = ∑Khấu hao luỹ kế / Nguyên giá Năm 2005: 3.162,5 / 12.144 = 0,26
Năm 2006: 4.427,5 / 18.342,5 =0,24
Hệ số hao mòn tài sản cố định cho biết tình hình cũ, mới của tài sản cố định. Nếu hệ số này càng thấp thì tài sản càng mới và ngược lại.
Nhận xét: Hệ số đầu tư tài sản cố định năm 2006 so với năm 2005 tăng lên, chứng tỏ Công ty đã đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định trong năm 2006. Mặt khác, hệ số hao mòn tài sản cố định năm 2006 giảm đi so với năm 2005 chứng tỏ tài sản mà Công ty đầu tư trong năm 2006 là tài sản vẫn còn mới.
+ Xác định cơ cấu nguồn vốn:
- Hệ số tự tài trợ =Vốn chủ sở hữu / ∑Nguồn vốn Năm 2005: 13.029,5 / 15.206,5 = 0,85
Năm 2006: 13.156 / 21.821,25 = 0,603
Hệ số tự tài trợ cho biết trong một đồng nguồn vốn thì có bao nhiêu đồng là vốn chủ sở hữu. Hệ số này càng cao thì cho thấy nguồn vốn của Công ty được tài trợ bằng vốn chủ sở hữu càng cao.
- Hệ số nợ = 1- Hệ số tự tài trợ Năm 2005: 1-0,85 = 0,15 Năm 2006: 1-0.603 = 0,397
Hệ số nợ cho biết trong một đồng nguồn vốn thì có nhiêu đồng là đi vay. Hệ số này càng cao thì cho thấy nguồn vốn của Công ty được tài trợ bởi vay nợ càng cao. Vay nợ nhiều gắn với rủi ro cao, bởi vậy hệ số nợ không nên cao quá 0,5.
Nhân xét: Hệ số tự tài trợ năm 2006 giảm đi so với năm 2005, bên cạnh đó hệ số nợ lại tăng lên, chứng tỏ trong năm 2006 Công ty đã đi vay nợ nhiều hơn. Nhưng sự vay nợ này vẫn
chấp nhận được vì hệ số nợ năm 2006 là 0,397 < 0,5. Như đã phân tích thì năm 2006 Công ty đã đầu tư nhiều hơn vào tài sản cố định và tài sản cố định được mua sắm là vẫn mới. Nên có thể thấy năm 2006 Công ty đã đi vay nợ để đầu tư mua sắm tài sản cố định, mở rộng sản xuất kinh doanh.
+ Phân tích kết quả kinh doanh:
- Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận sau thuế / Vốn chủ sở hữu Năm 2005: 2.609,442 / 13.029,5 = 0,2
Năm 2006: 2.710,5408 / 13.156 = 0,21
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu cho biết cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Sức sinh lợi của vốn chủ sở hữu năm 2006 đã tăng so với năm 2005. Điều đó là dấu hiệu tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Tỷ suất lợi nhuận so với doanh thu = Lợi nhuận sau thuế / Doanh thu thuần Năm 2005: 2.609,442 / 75.141 = 0,0347
Năm 2006: 2.710,5408 / 77.671 = 0,0349
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu thuần thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này càng cao thì càng tốt và ngược lại. Đối với công ty cổ phần công nghiệp dịch vụ Cao Cường thì chỉ tiêu này năm 2006 tăng so với năm 2005 cho thấy dấu hiệu tốt đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Qua phân tích các chỉ tiêu về tình hình tài chính và kết quả kimh doanh của Công ty thì đều cho một kết luận là tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong năm 2006 có nhiều dấu hiệu khởi sắc so với năm 2005. Điều đó khẳng định Công ty đang hoạt động tốt. Nhưng một điều cần lưu ý đó là trong năm 2006 Công ty có khoản vay nợ tương đối lớn để đầu tư vào tài sản cố định, mở rộng sản xuất. Bởi vậy, Công ty phải chú ý sản xuất kinh doanh để khoản vay nợ này không gây cản trở cho công ty trong những năm hoạt động tiếp theo, vì vay nợ phải trả lãi. Công ty có thể tìm nhiều cách khác để huy động thêm vốn: giữ lại lợi nhuận để tái đầu tư, bán cổ phiếu thu hút thêm cổ đông góp vốn...