V. GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNGMUA BÁN HÀNG HÓA
4. Giải quyết tranh chấp thương mại tại Tòa án
Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của Nhà nước ta. Theo Luật Tổ chức Tòa án nhân dân do Quốc hội thông qua ngày 2/4/2002, Tòa án nhân dân xết xử các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật (Điều 1).
Theo Điều 29 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 quy định: "Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận bao gồm:
a) Mua bán hàng hóa; b) Cung ứng dịch vụ; c) Phân phối;
d) Đại diện, đại lý; đ) Ký gửi;
e) Thuê, cho thuê, thuê mua; g) Tư vấn về kỹ thuật; h) Xây dựng;
k) Vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển; l) Mua bán cổ phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá trị;
m) Đầu tư, tài chính, ngân hàng; n) Bảo hiểm;
o)Thăm dò, khai thác.
Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau có mục đích lợi nhuận;
Tranh chấp giữa công ty với các thành viên công ty, giữa các thành viên công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách,chuyển đổi hình thức của công ty;
Các tranh chấp về kinh doanh, thương mại mà pháp luật có quy định".
Về thẩm quyền của Toà án trong việc xét xử các vụ án về tranh chấp thương mại (vụ án kinh tế), pháp luật phân biệt thẩm quyền của Toà án theo cấp, thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ và thẩm quyền của Toà án theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Bộ luật tố tụng Dân sự 2004 quy định thẩm quyền của Toà án các cấp như sau:
"Toà án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh thương mại quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này" (Điều 33).
"Toà án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại Điều 29 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án nhân dân cấp huyện được quy định tại Điều 33 của Bộ luật này. Toà án nhân dân cấp tỉnh cũng có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những các vụ án kinh tế thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án cấp huyện mà Toà án nhân dân cấp tỉnh lấy lên để giải quyết" (Điều 34).
Về thẩm quyền của Toà án theo lãnh thổ, Toà án có thẩm quyền giải quyết sơ thẩm các vụ án kinh tế là Toà nơi bị đơn có trụ sở hoặc cư trú; trong trường hợp vụ án chỉ liên quan đến bất động sản thì Toà án nơi có bất động sản giải quyết.
Pháp luật quy định nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án để giải quyết các vụ án trong các trường hợp sau đây:
+ Nếu không biết rõ trụ sở hoặc nơi cư trú hiện tại của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có tài sản, nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết vụ án;
+ Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết vụ án;
+ Nếu vụ án sinh ra do vi phạm hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi thực hiện hợp đồng giải quyết;
+ Nếu vụ án không chỉ liên quan đến bất động sản thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có bất động sản, nơi có trụ sở hoặc cư trú của bị đơn giải quyết vụ án;
+ Nếu bị đơn có trụ sở hoặc nơi cư trú khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có trụ sở hoặc nơi cư trú của bị đơn để giải quyết vụ án;
+ Nếu vụ án liên quan đến bất động sản ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án một trong các nơi đó giải quyết vụ án;
+ Nếu vụ án liên quan đến nhiều bị đơn thì nguyên đơn có thể chọn nơi cư trú hoặc trụ sở của một trong các bị đơn để giải quyết vụ án.
Như vậy, thẩm quyền giải quyết của Tòa án bao gồm rất nhiều hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, tuy nhiên chủ thể của hợp đồng chỉ gồm cá nhân và tổ chức với mực đích là lợi nhuận, trong đó hợp đồng mua bán hàng hóa với mục đích và chủ thể như trên là do Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.
Thủ tục giải quyết các vụ án theo Bộ luật Tố tụng Dân sự 2004 bao gồm các bước chính sau: - Khởi kiện và thụ lý vụ án;
- Chuẩn bị xét xử vụ án; - Phiên tòa sơ thẩm; - Thủ tục phúc thẩm;
- Thủ tục xét xử lại bản án (quyết định) đã có hiệu lực pháp luật; - Thi hành bản án (quyết định) của Tòa án.
Thuận lợi của phương pháp giải quyết tranh chấp tại Tòa án là phán quyết của Tòa án có tính ràng buộc và cưỡng chế rất cao, việc thi hành án được thực hiện theo Pháp lệnh thi hành án Dân sự ban hành ngày 14/01/2004. Tuy nhiên, phương pháp này rất bất lợi cho các bên vì thủ tục xét xử công khai sẽ không cho phép các bên giữ được bí mật kinh doanh và quá trình xét xử kéo dài, phức tạp.
Khi có tranh chấp xảy ra thì việc lựa chọn phương pháp thích hợp cần được cân nhắc dựa trên hàng loạt vấn đề: mục tiêu cần đạt được, bản chất của tranh chấp, mối quan hệ làm ăn giữa các bên, chi phí, thời gian phải bỏ ra để giải quyết tranh chấp...Ví dụ như để đảm bảo công lý trong giải quyết tranh chấp thì tố tụng tư pháp là biện pháp hữu hiệu. Tuy nhiên, khi giải quyết tranh chấp thương mại, đặc biệt là các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng dài hạn điều mà các nhà kinh doanh và luật sư của họ rất quan tâm đến, bên cạnh yêu cầu về công lý, là việc gìn giữ các quan hệ kinh doanh vốn có, là việc đảm bảo bí mật kinh doanh, là tiết kiệm thời gian và chi
phí...những vấn đề mà tố tụng tư pháp khó có thể đáp ứng được do chính các nguyên tắc tố tụng quy định (công khai, quy trình tố tụng, việc kiểm tra chéo chứng cứ, nhân chứng...). Vì vậy các nhà kinh doanh trên thế giới, đặc biệt là các nước vùng châu Á - Thái Bình Dương, đã ngày càng quan tâm tới việc khai thác và sử dụng các phương pháp lựa chọn thay thế kiện tụng như thương lượng, hòa giải, dàn xếp,trọng tài...
Mỗi phương thức khi sử dụng độc lập có những ưu và nhược điểm riêng nhưng khi kết hợp với những phương thức khác theo một trình tự hợp lý thì có thể sẽ phát huy được tối đa các ưu điểm và hạn chế các nhược điểm. Do đó, tương đối phổ biến hiện nay là việc đưa vào điều khoản giải quyết tranh chấp một trình tự kết hợp các phương thức khác nhau: trước tiên các bên tự đàm phán, thương lượng lại; nếu không được thì nhờ bên thứ ba hòa giải, dàn xếp; nếu vẫn không đạt được kết quả thì đưa ra giải quyết bằng trọng tài hoặc tòa án.
CHƯƠNG II
THỰC TIỄN KÝ KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HOÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHIỆP DỊCH VỤ CAO