Qua bảng 3.6 và 3.8 chúng tôi thấy, 87% số trẻ bị bỏng được sơ cứu, trong đó

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành điều dưỡng (Trang 26 - 29)

55,7% trẻ được sơ cứu đúng. Tỉ lệ này cao hơn so với thống kê của " Cục y tế dự phòng năm 2006" ( 10 - 30%). Đây là kết quả rất tích cực trong sơ cứu cho trẻ bị bỏng vì xử trí đúng góp phần làm giảm diện tích, độ sâu bỏng, giảm mức độ nặng của bỏng, giảm biến chứng, tử vong. Người chăm sóc trẻ xử trí khi trẻ bị bỏng bằng cách bôi kem đánh răng, lòng trắng trứng, nước mắm, đắp thuốc lá, chườm đá,... chiếm 24,3%. Đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế chiếm 13%.

4.7. Hiểu biết của người chăm sóc trẻ về hậu quả của bỏng.

- Theo nghiên cứu chúng tôi thấy rằng: 84% người chăm sóc trẻ cho rằng bỏng để lại sẹo xấu, 33% gây đau đớn, 26% gây tàn tật, 13,9% chết, 19,1% ảnh hưởng tâm sinh lý. Nhưng chỉ có 13,9% người chăm sóc trẻ hiểu rõ hậu quả của bỏng để lại.

4.8. Sự hiểu biết về cách phòng tránh bỏng của người chăm sóc trẻ.

- Bỏng là một thương tích có thể đoán trước được và có thể phòng tránh được. Phần lớn các trường hợp trẻ bị bỏng vẫn có người lớn bên cạnh, nên sự hiểu biết về cách phòng tránh của người chăm sóc trẻ là vô cùng quan trọng. Qua bảng 3.9 chúng tôi thấy, tỉ lệ người chăm sóc trẻ chưa hiểu biết về cách phòng tránh bỏng tương đối cao ( 41,7%). Điều này làm tăng nguy cơ gây bỏng ở trẻ em.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu 115 người chăm sóc trẻ bị bỏng bằng cách phỏng vấn thông qua phiếu điều tra về đặc điểm của người chăm sóc trẻ, nguyên nhân, địa điểm, cách xử trí và phòng tránh tác nhân bỏng chúng tôi có kết luận:

1. Đặc điểm của người chăm sóc trẻ.

- Người chăm sóc trẻ bị bỏng chủ yếu có trình độ dưới đại học và cao đẳng chiếm 73,9%.

- Nghề nghiệp chủ yếu là làm ruộng chiếm 48,7%.

2. Địa điểm và nguyên nhân gây bỏng cho trẻ.

- Phòng bếp - phòng ăn, phòng khách là nơi xảy ra bỏng nhiều nhất 44,3%; 32,2%.

- Nguyên nhân gây bỏng thường gặp cho trẻ là bỏng do nhiệt ướt 86,1%.

3. Hiểu biết của người chăm sóc trẻ về sơ cứu bỏng.

- 20,9 % người chăm sóc trẻ chưa hiểu biết điện có thể gây bỏng. - Người chăm sóc trẻ hiểu biết về bỏng qua phương tiện thông tin đại chúng, nhân viên y tế, bạn bè và người thân chiếm 78,3%.

- Số người chăm sóc trẻ biết cách xử trí khi trẻ bị bỏng tại hiện trường bằng cách rửa vết thương dưới vòi nước mát sạch chiếm tỉ lệ cao ( 55,7%).

- Người chăm sóc trẻ hiểu biết rõ về hậu quả của bỏng tỉ lệ thấp ( 13,9%). - Đa số trẻ sau bỏng được sơ cứu trước khi đến cơ sở y tế ( 87%).

4. Hiểu biết của người chăm sóc trẻ về phòng tránh bỏng.

- Hiểu biết của người chăm sóc trẻ về phòng tránh bỏng còn chưa tốt, đạt tỉ lệ thấp ( 58,3%).

KIẾN NGHỊ

- Phổ biến rộng rãi tài liệu bằng tranh ảnh, áp phích, tờ rơi... những nội dung ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ về biện pháp sơ cứu bỏng, cách phòng tránh, hậu quả của bỏng trong khuôn viên bệnh viện.

- Tạo điều kiện cho nhân viên y tế được học tập nâng cao trình độ chuyên sâu về chăm sóc, phòng và sơ cứu bỏng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thế giới về phòng chống thương tích ở trẻ em năm 2008. Trang 83 – 98. 2. Cục y tế dự phòng ( 2006): Hướng dẫn sơ cứu, cấp cứu, điều trị và dự phòng

bỏng cho trẻ em. Hà Nội.

3. Gs.Ts. Lê Thế Trung " Đại cương về bệnh Bỏng".

4. Ths Bs Lương Quốc Chính “ Chẩn đoán và cấp cứu ban đầu bỏng ”.

5. Tìm hiểu kiến thức về phòng chống và sơ cứu bỏng của học sinh cấp II Nguyễn Cư Trinh – Thành phố Huế năm 2008 – 2009.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu khoa học chuyên ngành điều dưỡng (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(29 trang)
w