VI. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.
1.ổn định tổ chức lớp 2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung chính của bài Hoạt động 1: Thảo luận lớp về khái
niệm quyền học tập vàvà lí do cần phải học tập.
Mục tiêu:
- HS nêu được quyền học tập của công dân và vì sao cần phải học tập.
Cách tiến hành:
- GV lần lượt nêu câu hỏi: ? Em hiểu quyền học tập là gì? ? Vì sao em cần phải học tập? - HS phát biểu ý kiến.
- GV tóm tắt ý kiến học sinh lên bảng phụ HS thống nhất ý kiến.
- GV Kết luận quyền học tập của công dân
? Vậy theo em quyền học tập của công dân được quy định ở văn bản luật nào?
GV: Quyền học tập của công dân được quy định tại Hiến pháp 1992 và luật giáo dục 2005
Hoạt động 2: Đọc hợp tác về nội dung quyền học tập
Mục tiêu:
HS nêu được nội dung quyền học tập.
Cách tiến hành:
- GV yêu cầu học sinh tự đọc nội dung quyền học tập trong SGK, trang 84, 85 sau đó chia sẽ theo cặp và tìm một ví dụ về thực hiện quyền học tập của công dân. - HS đọc nội dung quyền học tập trong SGK, tìm nội dung chính, tóm tắt phần vừa đọc và tìm ví dụ về thực hiện quyền học tập.
- HS trao đổi theo cặp đôi về phần cá nhân
1. Quyền học tập, sáng tạo và phát triển của công dân
a. Quyền học tập của công dân
Mọi công dân đều có quyền học từ thấp đến cao, có thể học bất cứ ngành nghề nào, có thể học bằng nhiều hình thức và có thể học thường xuyên, học suốt đời.
Mọi công dân có quyền học không hạn chế.
đã chuẫn bị.
- GV yêu cầu một số báo cáo kết quả đã làm được trong hoạt động này.
- GV giảng thêm những nội dung HS hiểu chưa rõ, ví dụ như:
+ Thế nào là học thường xuyên, học suốt đời?
+ Thế nào là mọi công dân đều được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập?
GV kết luận lại các nội dung
? Em dự định sẽ tiếp tục thực hiện quyền học tập,của mình như thế nào sau khi tốt nghiệp THPT?
GV khẳng định … và tích hợp Trích Điều 59 Hiến pháp 1992
Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Công dân có quyền học văn hoá và học nghề bằng nhiều hình thức.
Điều 10 Luật Giáo dục năm 2005: Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân.
Mọi công dân không phân biệt dân tộc tôn giáo……..đều bình đẳng về cơ hội học tập…..
Hoạt động 3: Thảo luận phân tích tình huống về quyến sáng tạo
Mục tiêu:
- HS biết về quyền sáng tạo, biết Nhà nước công nhận quyền sáng tạo của công dân.
- HS biết nhận xét việc thực hiện quyền sáng tạo của công dân.
Cách tiến hành: - GV nêu tình huống:
Anh Lâm là một nông dân nghèo, mới học hết lớp 9 nhưng thương cha mẹ vất vả trong việc làm bầu đất để ươm cây, anh mày mò chế tạo máy làm bầu đất. Thấy Lâm vất vả, cha anh nhiều lần can ngăn:
nào phù hợp…
- Công dân có quyền học thường xuyên, học suốt đời
- Mọi công dân đều được bình đẳng về cơ hội học tập
Mình là nông dân thì làm sao sáng tạo được. Thôi dẹp đi con!
Lâm vẫn nghiên cứu và thử nghiệm, hơn một năm sau mới hoàn chỉnh xong chiếc máy và đặt tên cho nó là Tùng Lâm. Máy làm bầu đất của anh giúp giảm nhẹ vất vả trong việc làm bầu đất, mà năng suất gấp lên gấp 20 lần lao động thủ công. Lâm cho rằng đây là một sáng chế nên quyết định mang chiếc máy của mình đi đăng kí bản quyền sở hữu công nghiệp. Thấy vậy, cha anh e ngại:
- Ôi trời! Gọi là sáng chế thì máy phải hiện đại, phải do kĩ sư, tiến sĩ sáng tạo ra mới cấp bản quyền công nghiệp chứ. Mang nó đi làm gì cho mất công.
- GV: Em có suy nghĩ gì về lời nói của cha anh Lâm? Vì sao em lại nghĩ như vậy? - Lớp thảo luận.
- GV ghi tóm tắt ý kiến của HS lên bảng phụ.
- Lớp thống nhất ý kiến - GV kết luận
- GV: Em hiểu quyền sáng tạo của công dân là gì?
GV: Anh Lâm có quyền thực hiện ý tưởng của mình không? vì sao?
HSTL, GVKL và tích hợp
GV tích hợp Điều 60 Hiến pháp 1992; Điều 86 Luật sở hữu trí tuệ năm 2009 Điều 60 Hiến pháp 1992
Công dân có quyền nghiên cứu khoa học, kỹ thuật, phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, sáng tác, phê bình văn học, nghệ thuật và tham gia các hoạt động văn hoá khác. Nhà nước bảo hộ quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.
Điều 86. Luật Sở hữu trí tuệ Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí ( trích)
Tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí:
a) Tác giả tạo ra sáng chế, kiểu dáng
+ Mọi công dân đều có quyền sáng tạo. + Quyền sáng tạo là quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tụ do tìm tòi, suy nghí để đưa ra các phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản
công nghiệp, thiết kế bố trí bằng công sức và chi phí của mình;
4. Thực hành / luyện tập
Hoạt động 4. Tìm hiểu quyền học tập, sáng tạo của công dân. Mục tiêu:
Củng cố, phát triển nhận thức và thái độ của HS về quyền học tập, sáng tạo của công dân.
Cách tiến hành: GV đặt câu hỏi
Nếu sáng chế của anh Lâm( trong vd) được cấp bản quyền sở hữu công nghiệp nhưng có người lấy mẫu sáng chế của anh chế tạo ra những chiếc máy và đặt tên khác nhằm mục đích kinh doanh, thì :Theo em:
1)Việc làm của người đó có vi phạm pháp luật không? Vì sao?
2)Trong tình huống đó anh Lâm cần làm gì? Căn cứ vào đâu để xác định như vậy? - HS trả lời
- GV kết luận:
+ Việc làm của người đó là vi phạm pháp luật về quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.
+ Anh Lâm cần: Yêu cầu người đó dừng ngay việc làm đó. Nếu người ấy vẫn tiếp tục xâm phạm bản quyền của anh thì anh có thể viết đơn đề nghị Sở khoa học- Công nghệ hoặc tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật
(Điều 198, Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) Điều 198. Quyền tự bảo vệ
Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
5. Hoạt động tiếp nối
- Dặn dò cụ thể cho việc làm bài ở nhà và chuẫn bị nội dung bài học cho tiết học sau
IV. Nội dung tích hợp phổ biến, giáo dục pháp luật trong môn GDCD THPTBài Địa chỉ có thể tích hợp Văn bản luật