Hệ thống âm đầu tiếng Tà Ôi

Một phần của tài liệu NGỮ ÂM TIẾNG TA ÔI (TRÊN TƯ LIỆU TIẾNG TA ÔI Ở XÃ A ROÀNG, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ). (Trang 33 - 38)

3.1.1. Phụ âm đơn

Như chúng ta đã thấy trong phần trình bày về cấu trúc âm tiết, âm tiết trong tiếng Tà Ôi luôn bắt đầu bằng một phụ âm. Phụ âm ở vị trí đầu âm tiết còn được gọi là phụ âm đầu.

Thực hiện các thao tác đối lập âm vị học thông qua các bối cảnh ngữ âm đồng nhất, chúng tôi thấy tiếng Tà Ôi ở xã A Roàng có 22 phụ âm đơn có khả năng mở đầu âm tiết bao gồm: /p, t, k, c, Ɂ, h, ph, th, k h, b, d, m, n, ɲ, ŋ, v, s, r, l, j, ƫ, ʂ/.

Khi đứng về quan điểm sinh lý học cấu âm để nêu rõ sự khác nhau giữa nguyên âm và phụ âm, người ta thường định nghĩa nguyên âm là những âm tố mà khi phát âm luồng không khí “ có thể đi qua miệng một cách hoàn toàn tự do không hề gặp trở ngại gì” còn phụ âm là những âm tố mà khi phát âm hơi thở ra “ có thể trong giây lát bị giữ lại hay phải đi qua một chỗ hở khá hẹp, khiến cho không khí cọ xát vào vách của chỗ hở” [90, 40].

Dưới đây là đặc trưng ngữ âm của các phụ âm đầu trong âm tiết tiếng Tà Ôi với các ví dụ đi kèm: /p/ : phụ âm tắc, không bật hơi, vô thanh, môi – môi. Ví dụ:

/pik ɂǎlɔ:ŋ/ : đập đất /priu/: lụt

/plo/ : đầu

/plo ʔaŋɯɤ/ : đầu hói /poh/ : mở ra...

/t/: Đây là một phụ âm đầu lưỡi – lợi, tắc vô thanh, không bật hơi. Khi phát âm, đầu lưỡi tiếp xúc với chân răng và lợi phía trên, tạo thành chỗ tắc, các dây thanh không chấn động. Ví dụ:

/toh dak/ : đổ nước /tik/ : chặt /toŋ/ : siết /tɔ:ŋ/ : rót..

/k/ : khi phát âm, gốc lưỡi nâng lên áp vào ngạc mềm tạo thành chỗ tắc. Luồng không khí đột ngột thoát ra ngoài gây nên một tiếng nổ. Dây thanh không tham gia vào quá trình cấu âm. Đây là phụ âm tắc, vô thanh, gốc lưỡi – ngạc mềm.

Ví dụ: /kik/ : kín

/kah ɂӑm mɯŋ/ : quên /kǎh juh/ : không muốn /kujuh ŋaj/ : thích (người nào đó

/ɂakik ɂiniɤŋ/ : nghiến răng

/c/ : khi phát âm, mặt giữa của lưỡi nâng lên áp vào ngạc cứng (vòm miệng phía trên) tạo thành chỗ tắc. Luồng hơi thoát ra tạo thành một tiếng nổ nhẹ. Các dây thanh không tham gia vào quá trình cấu âm. Đây là phụ âm tắc, vô thanh, mặt lưỡi – ngạc cứng. Ví dụ:

/cɔj fɤ˘n/ : bón phân /cik ʔiriʔ/ : tìm trâu /ceh jăm/ : mổ thịt...

/Ɂ/ : Khi phát âm, hai dây thanh trong khoang thanh hầu ( họng ) nhích sát lại nhau đến mức bịt kín hoàn toàn khe thanh, tạo nên chỗ tắc trước khi bật mở để luồng hơi đi qua. Ví dụ:

/ʔiriŋ jăm/ : thái thịt /ʔatiʔ jăm/ : băm thịt /ʔiɤl ʔăndil/ : lấy vợ /ʔiɤl ʔănƫus/ : lấy chồng...

/h/ : khi phát âm, yết hầu co lại tạo thành khe hẹp, không khí bị cản trở ở thanh hầu nhưng không hoàn toàn. Luồng hơi đi qua cọ xát vào thành vách khe hở này tạo thành tiếng xát. Đây là phụ âm xát, vô thanh, thanh hầu. Ví dụ:

/hɯt law/ : thuốc lào /hɯt/ : thuốc lá /hwan dε ʔăj/ : ớn lạnh /hɔj dak moh/ : chảy nước mũi /hik buɤn/: sứt môi...

/th/ : phụ âm tắc vô thanh, đầu lưỡi – lợi, bật hơi. Phụ âm này có cách phát âm tương tự như /t/ nhưng với một luồng hơi mạnh bật ra khi phát âm. Ví dụ:

/thac/ : trời sáng /thɯaŋ/ : (hở)...

/kh/ : phụ âm tắc vô thanh, gốc lưỡi – ngạc mềm, bật hơi. Phụ âm này chỉ xuất hiện ở đầu âm tiết. Ví dụ: /khɤˇp/ : lấp đường đi

/pul ɂi khǎn/ : đắp chăn /khɤɤl/ : nhảy...

/b/ : phụ âm tắc, ồn, môi – môi, hữu thanh. Khi phát âm, luồng khí vượt qua chỗ cản ở hai môi, thoát ra ngoài

tạo nên tiếng nổ mạnh. Có sự tham gia của dây thanh trong quá trình phát âm. Ví dụ: /buɤh/ : rượu cần

/bɔj/ : muối

/băr ʔini ʔitiɤm/ : câu chuyện /băr ʔitiɤm ʔipi/ : chuyện cổ tích /ʔɤɤ r bik ʔɤɤ r maiɲ/ : khôn ngoan...

/d/ : phụ âm tắc, ồn, đầu lưỡi – lợi, hữu thanh. Khi phát âm, đầu lưỡi tiếp xúc với chân răng và lợi phía trên, tạo thành chỗ tắc, các dây thanh chấn động khi luồng hơi đi qua. Ví dụ:

/diŋ ʔiniʔ ʔaro:k/ : chuồng trâu bò /diŋ/ : nhà

/diŋ ƫul/ : nhà kho /dwan/ : nón... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

/m/ : phụ âm tắc, vang ( mũi ), môi – môi. Khi phát âm âm này, hai môi đóng lại chặn luồng hơi không ra theo khoang miêng. Đồng thời, lưỡi con hạ xuống mở cho luồng khí đi qua mũi thoát ra ngoài, tạo cho âm này một âm sắc đặc biệt do cộng minh trường ở khoang mũi tạo nên. Ví dụ:

/muɤk/ : mũ

/mɤɤŋ ʔitɔ:ŋ/ : buộc chặt /mah jɤɤŋ/ : vơi

/mi kiŋ kiŋ/ : giống nhau...

/n/: khi phát âm / n /, đầu lưỡi tiếp xúc vào lợi tạo thành chỗ tắc. Luồng hơi đi ra bị chặn lại phần lớn ở khoang miệng, lưỡi con hạ xuống và không khí thoát ra ngoài qua khoang mũi. Đây là phụ âm tắc, vang ( mũi ). Ví dụ:

/ni krɯɤu krɯɤu/ : mở /nik dɔŋ/ : hôm nọ...

/ɲ/ : Khi phát âm, , mặt giữa của lưỡi nâng lên áp vào ngạc cứng, tạo thành chỗ tắc, các dây thanh chấn động mạnh khi luồng hơi đi qua, tạo thành tiếng vang. Luồng hơi liên tục đi qua đường mũi trong suốt quá trình phát âm. Ví dụ:

/ɲăŋ/ : chúng ta /ɲɔl/ : chảy /ɂaɲaiɲ/ : nhai

/ɲim ɂapaj ɂapɔk/ : khóc lóc...

/ŋ/ : Khi phát âm, gốc lưỡi nâng lên áp vào ngạc mềm, tạo thành chỗ tắc. Không khí từ phổi thoát ra bằng đường mũi. Các dây thanh chấn động mạnh khi luồng hơi đi qua, tạo thành tiếng vang. Đây là phụ âm tắc, vang ( mũi ), gốc lưỡi.Ví dụ:

/ŋis/ : tính

/ŋɤɤr tɯŋ ʔɤɤ j ʔăndil/ : ở rể /ŋaj ʔanεs/ : người /ŋaj/ : người ta...

/v/ : Khi phát âm, môi dưới chạm vào vành răng cửa trên, tạo thành khe hẹp, luồng hơi đi qua, cọ xát vào thành vách của khe hở này. Dây thanh chấn động mạnh khi luồng hơi từ phổi đi lên, tạo thành tiếng thanh. Ví dụ:

/vaiɲ/ : chọc /vaŋ/ : giang tay /vɤ˘k ɂaro/ : đập lúa /viɤŋ jǎm/ : đuổi thú...

/s/: Đây là một âm xát vô thanh. Khi phát âm, đầu lưỡi gần sát với lợi và ngạc, tạo thành khe hẹp, luồng hơi có lưu lượng không khí lớn đi qua, cọ xát vào thành vách của khe hở này, các dây thanh không chấn động. Ví dụ:

/siɛt/ : đòi

/sik ʔuŋom/ : tóc đen /sik ʔuplu/ : tóc bạc /sik ʔuklεr/ : tóc quăn...

/r/: Khi phát âm, đầu lưỡi nâng lên tiếp xúc lỏng lẻo với lợi và một phần ngạc cứng, khi luồng hơi đi qua, đầu lưỡi rời khỏi vị trí đã tiếp xúc và rồi trở lại ngay vị trí ấy, tạo thành tiếng “ rung” của lưỡi. Các dây thanh chấn động mạnh khi luồng hơi đi qua. Ví dụ:

/rik/ : quay lại /riŋ/ : thái

/ɂarik ɂӑŋ tak/ : rụt lưỡi /riɤs/ : rễ...

/l/: Khi phát âm, đầu lưỡi tiếp xúc với lợi và phần trước của ngạc cứng. Luồng hơi lách qua, cọ xát vào các khe hẹp giữa hai cạnh của lưỡi và vách miệng để ra ngoài. Đây là phụ âm xát, vang, hữu thanh, đầu lưỡi – lợi. Ví dụ:

/lik ʔiriʔ ʔalɯk/ : thiến, hoạn (trâu, lợn) /lik ʔăn ƫɔj/ : thiến gà

/luk ʔarik/ : giật lùi /luk ʔisa/ : kéo lên...

/j/ : là phụ âm xát, hữu thanh, mặt lưỡi giữa. Khi cấu âm, mặt lưỡi giữa nâng lên gần sát ngạc cứng. Luồng không khí từ trong phổi đi ra họng rồi thoát qua khe hở giữa ngạc cứng và mặt lưỡi, tạo nên một phụ âm xát nhẹ, có hơi thở yếu. Phụ âm này có thanh tính cao nên còn được gọi là bán nguyên âm.Ví dụ:

/jɤr/ : run

/juh ʔita/ : buồn nôn

Ví dụ:

/jaŋ/ : thầy cúng /jɔj ʔisε/ : teo cơ...

/ƫ/ : là phụ âm tắc, vô thanh, đầu lười – răng. Ví dụ: /ƫiɤt/ : nguội

/dak ʔuƫiɤt/ : nước lạnh /mot ʔăn ƫoh/ : nhím /ƫɔp/ : đứng lại... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

/ʂ/ : là âm quặt lưỡi, khi phát âm, đầu lưỡi uốn lên chạm vào chân răng.

/ᶊeu/ : bẩn /ᶊiɤŋ roʔ/ : tối /ᶊak ʔucit/ : xác chết

/ʔaᶊik/ : ho...

phụ âm đầu. Các âm vị phụ âm này khu biệt với nhau theo các tiêu chí : phương thức cấu âm, trí cấu âm và thanh tính. Về phương thức cấu âm, ta có thể phân chia hệ thống phụ âm tiếng Tà Ôi thành các loạt như sau:

-Các phụ âm tắc: / p, t, c, k, b, d,th, k h,Ɂ, m, n, ŋ, ɲ/. -Các phụ âm xát: / s, l, h, v, j/

- Các phụ âm lỏng: / r /

Đối với bên cạnh đó, chúng ta có đối lập tương liên bật hơi/không bật hơi như sau: - Các phụ âm tắc bật hơi: /th, k h/

- Các phụ âm tắc không bật hơi: /p, t, c, k, b, d,Ɂ, m, n, ŋ, ɲ,s, l, h, v, r, j/

Đối với các âm tắc, tiêu chí tương liên về thanh tính tạo nên sự đối lập giữa âm vang / m, n, ŋ, l, j, w , ɲ/ và âm ồn / p, t, c, k, b, d,th, k h, Ɂ/. Trong số các âm ồn, xét tiêu chí tương liên vô thanh / hữu thanh tạo nên sự đối lập giữa các âm hữu thanh / b,d, v / và âm vô thanh / t, c, k, s, h, Ɂ, tʰ, kʰ /.

Về tiêu chí vị trí cấu âm: căn cứ vào tiêu điểm hình thành tiếng động, ta có thể phân chia hệ thống phụ âm tiếng Tà Ôi theo các loạt như sau:

Tiêu chí tương liên môi /lưỡi/ thanh hầu khu biệt: loạt âm môi: /p, b, m, v/ , loạt âm lưỡi: /t, tʰ, d, n, s, l, c, k, ɲ, ŋ/ và loạt âm thanh hầu: /h, Ɂ/.

Trong loạt phụ âm mặt lưỡi, chúng ta có thế đối lập đầu lưỡi/mặt lưỡi/gốc lưỡi như sau: Phụ âm đầu lưỡi: tʰ, t, d, n, s, l, r Phụ âm mặt lưỡi:

c, ɲ

Phụ âm gốc lưỡi: kʰ, k, ŋ

Dựa vào các tiêu chí khu biệt trên ta có bảng danh sách các phụ âm đầu trong âm tiết tiếng Tà Ôi như sau:

Bộ vị Phương thức

Môi Đầu lưỡi Mặt

lưỡi lưỡiGốc Hầu

Tắc Ồn Bật hơi ph tʰ kʰ Không bật hơi Vô thanh p t, ƫ c k Ɂ, h Hữu thanh b d Mũi m n ɲ ŋ Xát Ồn Vô thanh v s, ș Lỏng l, r Nước j

3.1.2. Tổ hợp phụ âm

Kết quả xử lí tư liệu cho thấy, bên cạnh việc mở đầu âm tiết bằng một phụ âm đơn, chúng tôi còn nhận thấy nhiều âm tiết tiếng Tà Ôi được mở đầu bằng tổ hợp các phụ âm. Đặc trưng ngữ âm của những tổ hợp phụ âm đầu âm tiết rất đa dạng. Tư liệu cho thấy có 06 tổ hợp phụ âm đầu trong tiếng Tà Ôi như sau: /br, pl, kl, kr, pr, bl/. Dưới đây là các loại tổ hợp phụ âm đầu cơ bản:

- Loại tổ hợp có yếu tố thứ nhất là /b, k, p/, yếu tố thứ hai thường là / r /. Đây là tổ hợp phụ âm phổ biến và hay gặp trong tiếng Tà Ôi. Các ví dụ: /kraŋ/ : khiêng

/krɛl/ : nhốt /krɔ:ŋ/ : bảo vệ

/krɔ:ŋ ɂarɔ:ŋ/ : rào vườn /prɯk/ : ớt

/prih/ : rách /braw/ : ma...

- Loại tổ hợp có yếu tố thứ nhất là /p, k, b/ và yếu tố đứng sau là /l/. Các ví dụ: /klot/ : chọc quả

/blǎk hom/ : nín thở /pla ɂaciɂ/ : lưỡi dao /pla ɂǎm bǎs/ : lưỡi câu /plăŋ/ : cỏ tranh...

Một phần của tài liệu NGỮ ÂM TIẾNG TA ÔI (TRÊN TƯ LIỆU TIẾNG TA ÔI Ở XÃ A ROÀNG, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ). (Trang 33 - 38)