Bảng kết hợp nguyên âm với phụ âm cuối và tổ hợp phụ âm cuối

Một phần của tài liệu NGỮ ÂM TIẾNG TA ÔI (TRÊN TƯ LIỆU TIẾNG TA ÔI Ở XÃ A ROÀNG, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ). (Trang 45 - 145)

Có thể thấy hệ thống âm cuối trong âm tiết chính Tà Ôi khá phức tạp và đa dạng, mang nhiều đặc điểm cổ. Đảm nhiệm chức năng kết thúc âm tiết trong tiếng Tà Ôi chủ yếu là các phụ âm đơn và có 3 tổ hợp phụ âm có chức năng kết thúc âm tiết. Ngoài các phụ âm tắc, vô thanh /-p, -t,

-c, -k/ và các âm mũi tương ứng /-m, -n, -ɲ, -ŋ/ cùng với bán nguyên âm

/-j, -w/ và các âm lỏng /-l, -r/ có chức năng kết thúc âm tiết, trong hệ thống âm cuối tiếng Tà Ôi còn có các phụ âm tắc họng, xát họng /-h, -ɂ/ cùng với 03 tổ hợp phụ âm /-jh, - wʔ, -jʔ/ . Và có một điều đặc biệt nữa trong tiếng Tà Ôi là có sự có mặt của phụ âm cuối /-s/.

Trong quá trình thống kê hệ thống ngữ âm tiếng Tà Ôi, chúng tôi bắt gặp nhiều âm tiết có yếu tố [w] trong cấu trúc. Ví dụ:

/thwaŋ/ : hở /ʔahwaʔ/ : há miệng /ʔapwat/ : cõng con /ʔidwal/ : ngắt /ʔakwal/ : dựa vào

Có thể có 4 giải thuyết âm vị học như sau đối với yếu tố [w]: 1. [w] là một nét tròn môi của phụ âm đi trước.

2. [w] : là một yếu tố trong tổ hợp phụ âm đầu. 3. [w] : là một nguyên âm trong nguyên âm đôi.

4. [w] : là âm vị đứng ở vị trí âm đệm trong cấu trúc âm tiết.

Giải pháp 1 hay 2 sẽ làm cho hệ thống phụ âm đầu trong tiếng Tà Ôi phức tạp hơn rất nhiều. Giải pháp 3 sẽ làm tăng số lượng nguyên âm đôi, phức tạp hóa hệ thống âm vị nguyên âm trong tiếng Tà Ôi ở A Roàng. Chỉ còn giải pháp coi /w/ là một âm vị đứng ở vị trí là một âm đệm trong cấu trúc âm tiết là phù hợp và tiết kiệm. Đây cũng là giải pháp âm vị học mà chúng tôi lựa chọn trong luận văn này. Lẽ dĩ nhiên, điều này có thể khác với giải pháp một số tác giả đi trước lựa chọn khi miêu tả hệ thống ngữ âm các thổ ngữ Tà Ôi khác.

sau:

Tiểu kết chương

Phần trình bày trên đây cho phép chúng ta rút ra một số nhận xét như

- Trong tiếng Tà Ôi, có 28 âm đoạn có khả năng mở đầu âm tiết (22

- Phần vần là sự kết hợp của âm chính và âm cuối. Số lượng của mỗi yếu tố cấu thành phần vần: Âm chính do 15 âm vị đảm nhiệm đối lập nhau theo các tiêu chí về trường độ, chất giọng, độ mở và vị trí của lưỡi, gồm 2 nhóm như sau: Nhóm 1 là11 nguyên âm đơn: / a, u, i, o, e, ᴐ, ă, ɤ, ɤɤ, ɛ, ɯ/; Nhóm 2 là 4 nguyên âm đôi: /iɤ, uɤ, ɯɤ, uɤɤ/. Tiếng Tà Ôi ở xã A Roàng có 18 âm vị có thể làm âm cuối, đóng vai trò kết thúc âm tiết ( bao gồm 15 âm vị đơn tiết và 3 tổ hợp phụ âm) như sau: /p, t, k, m, n, ŋ, j, h, r, ɲ, ʔ, s, l, c, w, jh, wʔ, jʔ/.

Có thể đi đến nhận xét khái quát: Các phụ âm Tà Ôi (trong âm tiết chính) khá phức tạp và đa dạng. Trong hệ thống âm cuối, ngoài các phụ âm tắc, vô thanh /-p, -t, -c, -k/ và các âm mũi tương ứng /-m, -n, -ɲ, -ŋ/ cùng với bán nguyên âm /-j/ và các âm nước /-l, -r/ có chức năng kết thúc âm tiết, trong hệ thống âm cuối tiếng Tà Ôi còn có các phụ âm tắc họng /-h, -ɂ/ cùng với tổ hợp phụ âm /-jh, - wʔ, -jʔ/ . Và có một điều đặc biệt nữa trong tiếng Tà Ôi là có sự ó mặt của phụ âm cuối /-s/.

KẾT LUẬN

1/ Trong số các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tiếng Tà Ôi được quan tâm từ lâu, song xung quanh nó vẫn còn nhiều vấn đề bỏ ngỏ. Các nhà ngôn ngữ học đã tập trung chú ý chủ yếu vào tiếng Pa Cô (Pakóh). Tiếng Tà Ôi ít được nghiên cứu. Mặt phương ngữ hầu như chưa ai nói đến. Các tác giả đi trước đã có một số nghiên cứu cơ bản về tiếng Pa Cô - Tà Ôi. Có một số nghiên cứu mang tính ứng dụng: sách hướng dẫn giảng dạy, sách học tiếng, từ điển đối dịch. Mặt từ vựng – ngữ nghĩa đã được chú ý và có nhiều kết quả. Tuy nhiên, những công trình thuộc loại nghiên cứu cơ bản về tiếng Tà Ôi không nhiều và chưa mang đến được một cái nhìn toàn diện về mặt ngữ âm của tiếng nói các cộng đồng này.

Cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu nào mô tả về hệ thống ngữ âm tiếng Tà Ôi ở xã A Roàng, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Theo cách phân loại cội nguồn phổ biến hiện nay, tiếng Tà Ôi được xếp vào nhánh Cơ Tu - Bru (Katuic), chi Môn - Khơ Me (Mon - Khmer), ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic).

2/ Từ âm vị học tiếng Tà Ôi có thể có hình thức đơn tiết hoặc đa tiết. Tiếng Tà Ôi mang đặc tính song tiết với sự xuất hiện của tiền âm tiết bên cạnh âm tiết chính. Tiếng Tà Ôi là ngôn ngữ thuộc loại hình đơn lập, tiểu loại hình “cổ”, cận âm tiết tính (quasi-syllabic). Đây có thể xem là một ngôn ngữ cận âm tiết tính điển hình, qua đặc điểm dễ nhận thấy: Tiếng Tà Ôi ở xã A Roàng là một ngôn ngữ song tiết với cấu trúc từ có thể bao gồm một âm tiết hoặc từ song tiết với một âm tiết chính và một tiền âm tiết; Cấu trúc âm tiết chính tiếng Tà Ôi bao gồm âm đầu và phần vần, không có thanh điệu

3/ Trong tiếng Tà Ôi, có 28 âm đoạn có khả năng mở đầu âm tiết (22 phụ âm đầu và 6 tổ hợp phụ âm) bao gồm: /ʔ, m, th, , h, t, b, r, s, d, ph, k, ƫ, j, v, n, c, p, ŋ, l, ɲ, kh, ᶊ, br, pl, kl, kr, pr, bl/ .

Phần vần là sự kết hợp của âm chính và âm cuối. Số lượng của mỗi yếu tố cấu thành phần vần: Âm chính do 15 âm vị đảm nhiệm đối lập nhau theo các tiêu chí về trường độ, chất giọng, độ mở và vị trí của lưỡi, gồm 2 nhóm như sau: Nhóm 1 là11 nguyên âm đơn: /a, u, i, o, e, ᴐ, ă, ɤ, ɤɤ, ɛ, ɯ/; Nhóm 2 là 3 nguyên âm đôi: / iɤ, uɤ, ɯɤ/.

Các phụ âm Tà Ôi (trong âm tiết chính) khá phức tạp và đa dạng. Tiếng Tà Ôi ở xã A Roàng có 18 âm vị có thể làm âm cuối, đóng vai trò kết thúc âm tiết (bao gồm 15 âm vị đơn tiết và 3 tổ hợp phụ âm) như sau: /p, t, k, m, n, ŋ, j, h, r, ɲ, ʔ, s, l, c, w, jh, wʔ, jʔ/. Dáng chú ý: Trong hệ thống âm cuối, ngoài các phụ âm tắc, vô thanh /-p, -t, -c, -k/ và các âm mũi tương ứng /-m, -n, -ɲ, -ŋ/ cùng với bán nguyên âm /-j/ và các âm nước /-l, -r/ có chức năng kết thúc âm tiết, trong hệ thống âm cuối tiếng Tà Ôi còn có các phụ âm tắc họng /-h, -ɂ/ cùng với tổ hợp phụ âm /-jh,- wʔ, -jʔ/ . Và có một điều đặc biệt nữa trong tiếng Tà Ôi là có sự ó mặt của phụ âm cuối

/-s/.

4/ Những nhu cầu nảy sinh trong thực tế hiện nay đòi hỏi được đáp ứng. Đó là: nhu cầu của người dân thuộc các cộng đồng nói tiếng Tà Ôi trong việc học tiếng mẹ đẻ và tiếng Việt; nhu cầu của cán bộ chiến sĩ công tác ở vùng các cộng đồng nói tiếng Tà Ôi trong việc tra cứu để nắm được và sử dụng được tiếng của đồng bào trong thực tế công tác (theo tinh thần Chỉ thị 38/2004/CT-TTg); nhu cầu sử dụng tiếng Tà Ôi trong thông tin tuyên truyền, văn nghệ; nhu cầu bảo tồn tiếng nói chữ viết của cộng đồng Tà Ôi, trước sự tiếp biến văn hóa ồ ạt và xu hướng toàn cầu hóa hiện nay. Hi vọng các nhu

cầu này có thể được đáp ứng một phần nhờ những nghiên cứu trên nhiều bình diện, trong đó có ngữ âm Tà Ôi.

Ngữ âm tiếng Tà Ôi ở xã A Roàng có gì khác với ở những địa phương khác? Đặc điểm ngữ âm tiếng Tà Ôi có liên quan như thế nào với các đặc điểm ngôn ngữ khác, kể cả ngữ pháp?... Tác giả luận văn này mong có dịp trở lại với ngôn ngữ này, trong một dịp khác.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

* Tài liệu tham khảo trong nước

1. Mai Ngọc Chừ (Chủ biên, 2005 ), Cơ sở Ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.

2. Trần Trí Dõi (1999), Nghiên cứu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

3. Trần Trí Dõi (2005), Giáo trình Lịch sử tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

4. Phạm Đức Dương (2007), Bức tranh ngôn ngữ - văn hóa tộc người ở Việt Nam và Đông Nam Á, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

5. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dẫn luận ngôn ngữ học, NXB Giáo dục Hà Nội.

6. Nguyễn Hữu Hoành (Chủ biên) (2013), “Ngôn ngữ, chữ viết các DTTS ở Việt Nam (Những vấn đề chung)”, Nxb Từ điển Bách khoa.

7. Nguyễn Quang Hồng (2002), Âm tiết và loại hình ngôn ngữ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

8. Phan Lương Hùng (2010), Ngữ âm tiếng Cao Lan, Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân Văn, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội: Những vấn đề cơ bản, Nxb KHXH, H.

10. Nguyễn Văn Lợi (1999), "Ngôn ngữ tiêu vong - Vấn đề cần được quan tâm", T/c Ngôn ngữ và đời sống, số 5. 11. Nguyễn Văn Lợi (1999), "Một số vấn đề về chính sách ngôn ngữ DTTS ở nước ta hiện nay", T/c Dân tộc học, số 3.

12. Nguyễn Văn Lợi (1999), "Bảo tồn sự đa dạng văn hóa ngôn ngữ tộc người", T/c Dân tộc và thời đại, số 4. 13. Nguyễn Văn Lợi (1999), "Các ngôn ngữ nguy cấp và việc bảo tồn sự đa dạng văn hoá, ngôn ngữ tộc người ở Việt Nam", T/c Ngôn ngữ, số 4.

14. Nguyễn Văn Lợi – Lý Toàn Thắng (2001), "Về sự phát triển của ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam trong thế kỉ XX", T/c Ngôn ngữ, số 2.

15. Nguyễn Văn Lợi (1985), Về đặc điểm của ngôn ngữ đơn tiết trong tiếng Pakoh - Tà Ôih, Tạp chí Ngôn ngữ (4), 43 – 44.

16. Nguyễn Văn Lợi, Tạ Văn Thông (2002), Hướng dẫn dạy kết hợp tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số lớp 1, Nxb Thuận Hoá, Huế.

17. Nguyễn Văn Lợi, Tạ Văn Thông (2003), Hướng dẫn dạy kết hợp tiếng Việt và tiếng dân tộc thiểu số lớp 2, Nxb Thuận Hoá, Huế.

18. Vũ Đức Nghiệu (chủ biên, 2009), Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 19. Đoàn Văn Phúc (1996), Ngữ âm tiếng Êđê, KHXH., H.

20. Nguyễn Thị Sửu (2003), Đặc điểm cấu tạo từ tiếng Tà Ôi (luận văn thạc sĩ)

21. Nguyễn Thị Sửu (2008), Cấu tạo từ tiếng Tà Ôi (trong sự so sánh với tiếng Việt) (luận án tiến sĩ) 22. Nguyễn Văn Tài (2005), Ngữ âm tiếng Mường qua các phương ngôn, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. 23. Phan Xuân Thành (1986), Về vị trí tiếng Ta-ôih trong nhóm ngôn ngữ Katu, Tạp chí Ngôn ngữ (1), 9 – 10. 24. Tạ Văn Thông (2009), Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam, Nxb KHXH, H.

25. Tạ Văn Thông (2010), "Bảo tồn ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam trước nguy cơ tiêu vong", T/c Ngôn ngữ và đời sống, số 10.

26. Tạ Văn Thông (2011), Giáo dục ngôn ngữ ở vùng đồng bào các DTTS Việt Nam, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 7.

27. Tạ Văn Thông – Tạ Quang Tùng (2017), Ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Đại học Thái Nguyên. 28. Đoàn Thiện Thuật (2004), Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

29. N.S.Trubetzkoy (1975), Nguyên lí âm vị học, Viện Ngôn ngữ học- phòng TT- NNH, Hà Nội. 30. UBND tỉnh Bình Trị Thiên (1986), Sách học tiếng Pakôh – Taôih, Nxb Thuận Hoá, Huế.

31. Viện ngôn ngữ học (1984), Ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam và chính sách ngôn ngữ, Nxb KHXH, H.

32. Viện Ngôn ngữ học (1988), Những vấn đề ngôn ngữ các dân tộc ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, Nxb KHXH, H.

33. Viện Ngôn ngữ học (1993), Những vấn đề chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb KHXH, H.

34. Viện Ngôn ngữ học (1997), Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở các quốc gia đa dân tộc, Nxb KHXH, H. 35. Viện Ngôn ngữ học (2002), Cảnh huống và chính sách ngôn ngữ ở Việt Nam, Nxb KHXH, H.

36. Viện Ngôn ngữ học- Uỷ ban khoa học xã hội Việt Nam (1972), Tìm hiểu ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam, Tập 1, Hà Nội.

* Tài liệu tham khảo nước ngoài

1. Alves. M. J (2006), A grammar of Pacoh: a Mon-Khmer language of the centrel highlands of Vietnam, Research School of Pacific and Asian Studies, The Australian National University, Australia, 27 – 38.

2. Cubuat and Richard Watson (1976), Bai ihoc cang Pacóh: Bài học tiếng Pacóh, SIL, Manila.

3. Feikje van der Haak (1993), Ta’uaih Phonology anh Orthgraphy: a preliminary statement, Mon-Khmer Studies 22, The Linguistic Circle of SaiGon, The Summer Institute of Linguistics, 257 – 264.

4. Kenneth J.Gregerson and Kenneth D.Smith (1973), the development of Todrah register.

5. Watson. K (1964), Pacoh Phonemics, Mon - Khmer Studies I, The Linguistic Circle of SaiGon & The Summer Institute of Linguistics, 135 – 148.

6. Watson Saundra K. (1966), Verbal affixation in Pacoh, Mon-Khmer Studies II, The Linguistic Circle of SaiGon & The Summer Institute of Linguistics, 15 – 30.

7. Richard L. Watson (1969), Pacoh names, Mon-Khmer Studies III, The Linguistic Circle of SaiGon, The Summer Institute of Linguistics, 77 –88.

8. Richard L. Watson (1969), A note on Ta- oi, Nge’, and Nyaheun, Mon- Khmer Studies III, The Linguistic Circle of SaiGon & The Summer Institute of Linguistics, 130 – 131.

9. Richard Watson (1977), Discourse elements in a Pacoh narrative, Mon- Khmer Studies VI, Manila, 279 – 322. 10. Richard and Saundra Watson Cubuat (1979), Nốh Pacóh - Yoan - Anh: Pacoh Dictionary, Pacoh – Vietnamese – English, Manila, Philippines

PHỤ LỤC

MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ TRANG PHỤC, VĂN HÓA CỦA NGƯỜI TÀ ÔI

THẾ GIỚI - WORLD

STT tiếng việt tiếng anh TIẾNG TÀ ÔI

1 Trời sky ʔar baŋ

2 mây cloud ʔa lut

3 mặt trời sun măt ʔar baŋ

4 mặt trăng moon

5 ngôi sao star ʔăm mi

6 sao hôm evening star

7 sao mai morning star

8 sao bắc đẩu the north pole star

9 sương (giọt) dew

10 sương mù fog, mist ʔara dʓiu

11 sương muối dew hoarfrost

12 trời sáng clear sky thac

13 trời u ám cloudy, dully ʔar baŋ zubɔ

14 trời râm shady ʔar baŋ tum

15 ánh nắng sunshine ʔar baŋ klaʔ

16 nóng hot ʔapus

17 sấm thunder

18 sét lightning ʔɤɤ n tɯɤs

19 chớp lightning ʔăm mlaʔ

20 gió wind hit

21 (gió) thổi to blow hit

22 cơn lốc cyclone hit ti:ŋ

24 mưa rain bɔ

25 mây đen (cơn) raincloud ʔalut ʔuŋom

26 cầu vồng rainbow tatiŋ mo:ŋ

27 mưa rào shower bɔ ribri

28 mưa đá hailstones bɔ ʔiriɤr

29 mưa phùn drizzle

30 (mưa) rơi rain bɔ roh

31 tạnh mưa stop, cease sot bɔ

32 nguyệt thực eclipse

33 trăng non new moon

34 trăng khuyết wane - moon

35 trăng tròn fullmoon

36 mặt trời mọc sunrise ʔăr sồ lɔh

37 mặt trời lặn sunset ʔăr baŋ luj

38 ánh trăng moonlight

39 quầng mặt trời a sun’s halo

40 hơi nước steam ʔoh dak

41 đất earth, dirt ʔa tiɤk

42 đất sét clay

43 đất mùn humus ʔa puj ʔamuk

44 bụi đất dust phwaʔ

45 bùn mud ʔa kiŋ

46 cát sand ʔamɔ

47 đá stone

48 sỏi gravel

50 đá hộc boulder, carved stone

51 đá tảng boulder, rock

Một phần của tài liệu NGỮ ÂM TIẾNG TA ÔI (TRÊN TƯ LIỆU TIẾNG TA ÔI Ở XÃ A ROÀNG, HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ). (Trang 45 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(145 trang)
w