- Và những khó khăn đó giống như thìa muối này đây, nhưng mỗi người hòa tan nó
73. Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi sau: Bầm ơi có rét không bầm,
… Bầm ơi có rét không bầm,
Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn. Bầm ra ruộng cấy bầm run,
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non.
Mạ non bầm cấy mấy đon,
Ruột gan bầm lại thương con mấy lần. Mưa phùn ướt áo tứ thân,
Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu…
Câu 1: Xác định thể thơ và PTBĐ của đoạn thơ trên?
Câu 2: Chỉ rõ thành phần biệt lập nào được sử dụng trong đoạn thơ trên? Câu 3: Nội dung của văn bản ?
Câu 4: Tìm và phân tích hiệu quả của những từ ngữ thể hiện nỗi vất vả của người mẹ trong đoạn thơ?
Câu 5. Chỉ ra 2 từ láy có trong đoạn thơ.
Câu 5: Anh/chị hãy viết một đoạn văn ngắn từ 5 -7 dòng thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ?
74.
Mây tụ về rừng thẳm Suối lượn dưới thung xa Đồng xanh ôm núi biếc Trâu gặm chiều nhẵn nha
Đàn cò trắng về qua Vẽ lên ngàn chớp sáng Những làng mạc an hòa Bên núi sông bình lặng
Câu 1: Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì? Xác định PTBĐ chính của thể thơ? Câu 2: Xác định BPTT chính của đoạn thơ? Nêu tác dụng?
Câu 3: Nội dung đoạn thơ?
Câu 4: Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Bên núi sông bình lặng 76.
Có gì đâu, có gì đâu
Mỡ màu ít chắt dồn lâu hoá nhiều Rễ siêng không ngại đất nghèo Tre bao nhiêu rễ bấy nhiêu cần cù Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm. Câu 1. Xác định thể thơ và PTBĐ chính trong đoạn thơ trên.
Câu 2. Chỉ ra 2 từ láy trong đoạn thơ trên.
Câu 3. Nêu tác dụng của 01 biện pháp tu từ đặc sắc được sử dụng trong hai câu thơ: "Bão bùng thân bọc lấy thân/ Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm"
Câu 4. Theo em, hình ảnh cây tre đã gợi lên những phẩm chất cao quý nào của dân tộc Việt Nam?
Câu 5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu: Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm.