Một cậu bé khác ở Luân Đôn làm nhân viên trong một cửa hàng bán thực phẩm khô. Cậu phải thức dậy lúc năm giờ sáng dọn dẹp của hàng, làm việc vất vả suốt mười bốn giờ trong ngày. Đây là công việc thuần túy chân tay và cậu ghét nó. Sau hai năm, cậu không thể nào chịu đựng được nữa. Một buổi sáng thức dậy, không đợi ăn sáng, cậu cuốc bộ mười lăm dặm đi tìm mẹ. Lúc đó đang giúp việc cho một gia đình giàu có, để nói lên suy nghĩ của mình. Sau đó, cậu viết một bức thư dài cho thầy giáo cũ của cậu, tâm sự rằng mình rất đau khổ, không muốn sỗng nữa. Người thầy an ủi và khuyến khích cậu, cam đoan rằng cậu thực sự thông minh và thích hợp cho những công việc còn tốt hơn thế. Ông sẵn sàng tìm cho cậu một chân giáo viên ở làng. Người thầy đã thực hiện một nghĩa cử cao đẹp cho cậu học trò của mình. Lời động viên đúng lúc của ông thay đổi cả tương lai cậu bé. Người thầy này đã góp phần tạo nên một nhân cách đặc biệt trong lịch sử văn học Anh. Bởi vì ngay sau đó, cậu bắt đầu viết và nhanh chóng trở thành tác giả của vô số những tác phẩm bán chạy nhất nước Anh, kiếm trên một triệu đô-la bằng ngòi bút của mình.
Câu 1. Đoạn văn trên sử dụng PTBĐ chính nào? Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn văn trên
Câu 3. Vì sao cậu bé trong đoạn văn trên từ chỗ “đau khổ”, “không muốn sống nữa”
sau đó lại trở thành người có ích cho cuộc đời.
Câu 4. Hãy đặt tiêu đề cho đoạn văn bản trên.
Câu 5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: Ông sẵn sàng tìm cho cậu
một chân giáo viên ở làng.
Câu 6. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong ví dụ sau: (1) Người
thầy đã thực hiện một nghĩa cử cao đẹp cho cậu học trò của mình. (2) Lời động viên đúng lúc của ông thay đổi cả tương lai cậu bé.
65. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
“Mẹ ạ, nếu kiếp sau con được chọn, con vẫn chọn là con của mẹ. Mẹ con ta cứ yêu thương và bù đắp cho nhau mẹ nhỉ? Ở trên này, con ít khi thành công lắm nhưng khi con mệt mỏi, con thất bại, con sắp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ. Mẹ ơi, hãy là một bà tiên hiền dịu và cho con một điều ước nhỏ nhoi đi mẹ. Con ước giản dị thôi, bà tiên ấy được sống lại với con một ngày, để con được chăm sóc – việc mà trước đây con chưa hề làm. Con sẽ không làm mẹ khóc đâu, con hứa. Và điều cuối cùng con muốn nói với mẹ rằng: “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều…. Kiếp sau, dù sao đi nữa, mẹ sẽ mãi là mẹ của con. Con thương mẹ nhiều!”
Câu 2: Anh chị hiểu thế nào về câu văn: “Ở trên đời này, con ít khi thành công lắm
nhưng khi con mệt mỏi, con thất bại, con sắp gục ngã, con đã biết đi tìm mẹ…”.
Câu 3: Theo anh chị, vì sao bạn Anh Thư lại viết cho mẹ đã mất 2 năm trước của
mình: “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều…”.
Câu 4: Đoạn trích trên gợi cho anh chị điều gì tâm đắc nhất?
Câu 5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Con sẽ không làm mẹ khóc đâu, con hứa.
Câu 6. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong ví dụ sau: Con sẽ
không làm mẹ khóc đâu, con hứa. Và điều cuối cùng con muốn nói với mẹ rằng: “Con nhớ mẹ quá nhiều, nợ mẹ quá nhiều….
66. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
Những người hí hửng hôi của bên chiếc xe cháy trụi, chỉ vài chai dầu ăn, sữa tắm. Gương mặt bất lực ứa nước mắt của một người đàn ông phong trần. Và gương mặt bẽn lẽn khi xóm làng vận động người hôi của trả lại cho người lái xe số vật phẩm trên. Những tàn ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng hung hãn lấp kín cả mặt sông. Nhưng nhìn sâu, dưới bề mặt đó là một khối nước khổng lồ gấp bội. Khối nước đó trong veo, cuồn cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm và cho vẫy vùng. Cuộc đời này có chuyện xấu xa, nhưng cuộc đời này không hề và chẳng bao giờ toàn là chuyện xấu xa. Khối nước kia mới thực là nguồn sức mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người.
Câu 1: Chỉ ra PTBĐ chính được sử dụng trong đoạn trích trên.
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Những
tàn ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào”.
Câu 3: Hình ảnh “khối nước” trong đoạn trích tượng trưng cho điều gì?
Câu 4: Anh/Chị hiểu như thế nào về câu nói: “Khối nước kia mới thực là nguồn sức
mạnh nguyên thủy và vĩnh hằng nuôi dưỡng sự sống, vẽ màu xanh lên bầu trời, nở ra những thảm hoa rực rỡ trong tâm hồn mỗi con người.”
Câu 5. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu văn sau: Khối nước đó trong veo, cuồn
cuộn và miệt mài lao đi, tưới đẫm và cho vẫy vùng.
Câu 6. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong ví dụ sau: Những tàn
ác, tham lam, ti tiện... cũng giống như rều rác trên bề mặt một con sông đang cuộn trào. Nhìn ngang, nó dày đặc lắm, tưởng chừng hung hãn lấp kín cả mặt sông.
67. Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1) Một lần tình cờ tôi đọc được bài viết “Hạnh phúc là gì?” trên blốc của một người bạn. (2) Bạn ấy viết rằng: "Hạnh phúc là được nằm trong chăn ấm xem ti vi cùng với gia đình. (3) Hạnh phúc là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. (4) Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố. (5) Hạnh phúc là ngồi co ro hàng giờ trong quán cà phê, nhấm nháp li ca-cao nóng và bàn chuyện chiến sự... thế giới cùng anh em chiến hữu...". (6) Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao? (7) Ừ nhỉ! (8) Dường như lâu nay chúng ta chỉ quen với việc than phiền mình bất hạnh chứ ít khi biết được rằng mình đang hạnh phúc. (9) Hãy một lần thử nghĩ xem: Khi chúng ta than phiền vì bố mẹ quá quan tâm đến chuyện của mình thì ngoài kia biết bao nhiêu người thèm hơi ấm của mẹ, thèm tiếng
cười của bố, thèm được về nhà để được mắng; khi chúng ta cảm thấy thiệt thòi khi không được ngồi xe hơi chỉ vì phải chạy xe máy giữa trời nắng thì ngoài kia biết bao nhiêu bạn của chúng ta mồ hôi nhễ nhại, gò mình đạp xe lên những con dốc vắng; khi chúng ta bất mãn với chuyện học hành quá căng thẳng thì ngoài kia biết bao người đang khao khát một lần được đến trường, một lần được cầm cây bút để viết lên những ước mơ; khi chúng ta...
Câu 1: Xác định PTBĐ của đoạn trích.
Câu 2: Tại sao tác giả lại “Bất chợt giật mình, hạnh phúc đơn giản vậy sao?”? Câu 3: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong câu (9). Câu 4: Anh / Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên.
Câu 5. Chỉ ra phép liên kết hình thức được sử dụng trong ví dụ sau: Hạnh phúc
là được trùm chăn kín và được mẹ pha cho cốc sữa nóng. Hạnh phúc là được cùng đứa bạn thân nhong nhong trên khắp phố.
Câu 6. Phân tích cấu tạo ngữ pháp của câu sau: Hạnh phúc là được cùng đứa bạn
thân nhong nhong trên khắp phố.