Liệu có gì thay đổi tại Lào sau Đại hội Đảng sắp tới?

Một phần của tài liệu BCA016 (Trang 27 - 31)

TTXVN (Viêng Chăn) - Trang mạng thediplomat.com vừa đăng bài viết của David Hutt phân tích về tình trạng trì trệ chính trị tại Lào hiện nay cũng như những dự đoán về nước Lào sau Đại hội Đảng dự kiến được tổ chức vào đầu năm 2021 tới.

Theo bài viết, Đảng nhân dân cách mạng (NDCM) Lào sẽ tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc vào đầu năm 2021, khi các lãnh đạo mới và các ủy viên bộ chính trị mới được bầu. Tuy nhiên, thật vô ích khi cố dự đoán kết quả Đại hội vì thông tin rò rỉ từ Hà Nội nhỏ giọt, trong khi thông tin từ Viêng Chăn gần như không có.

Ông Choummaly Sayasone, cựu Tổng Bí thư Đảng NDCM Lào từng nắm quyền trong 10 năm. Người tiền nhiệm của ông là Khamtay Siphandone, từng nắm quyền 14 năm. Có ý kiến dự đoán người đương nhiệm, ông Bounnhang Vorachith, sẽ được trao thêm một nhiệm kỳ 5 năm nữa vì tính đến nay, ông mới chỉ giữ một nhiệm kỳ 5 năm. Ông Bounnhang Vorachith sẽ được “toại nguyện” nếu Đảng NDCM Lào không chọn và “đôn” đương kim Thủ tướng Thongloun Sisoulith lên. Nếu không, ông Thongloun sẽ phải “nghỉ hưu” vì tại Lào, thủ tướng chỉ giữ cương vị trong 1 nhiệm kỳ.

Trở lại năm 2017, ông Thongloun có thể là vị thủ tướng cải cách mà Lào cần và ông ấy có vẻ đã là như vậy trong 2 năm đầu cầm quyền. Ông Thongloun dường như đã bắt đầu thực hiện một chiến dịch chống tham nhũng thực sự, đóng cửa các đồn điền và nhà máy (thậm chí là của Trung Quốc), gây tổn hại cho người lao động và môi trường, và thậm chí đã bắt đầu thực hiện một số cải cách nhằm chống sự lãng phí trong nền kinh tế của đất nước. Trong các bài phát biểu và trả lời phỏng vấn, ông Thongloun đã thể hiện một tính cách khác biệt đáng kể so với các đồng nghiệp của mình: dí dỏm, tự ti và nói nhiều.

Thế nhưng, nếu có một chương trình cải cách (có lẽ tôi đã quá lạc quan) thì giờ nó đã biến mất. Cách phản ứng kinh khủng của chính phủ đối với các vụ vỡ đập trong những năm gần đây đã chứng minh điều đó. Đầu tiên, Chính phủ Lào giả vờ trách nhiệm và sau đó đưa ra là những lời dối trá, và rồi không rút ra bài học nào bằng cách vẫn tiếp tục thúc đẩy xây dựng các đập thủy điện khác. Trong bình luận lúc đầu nhiệm kỳ, ông Thongloun từng nói: “Việc Lào là bình ắc quy của châu Á có thể là một tham vọng quá mức”. Điều đó ít nhất khiến người ta nghĩ ông ta có thể sẽ suy nghĩ lại về sự phụ thuộc của đất nước vào xuất khẩu năng lượng, tuy nhiên, đã chẳng có thay đổi nào diễn ra.

Trở lại những năm 1980, từ mà Đảng NDCM Lào thường dùng là “chintanakan mai”, nghĩa là “tư duy mới”. Đây được cho không chỉ là sự tổng hợp của những cải cách mang định hướng thị trường năm 1986, được gọi là Cơ chế kinh tế mới, mà còn là làn sóng mới cho cả lĩnh vực xã hội và chính trị. Tại một phiên họp toàn thể của Ban chấp hành TƯ Đảng vào tháng 11/1986, Chủ tịch Đảng NDCM Lào khi đó là ông Kaysone Phomvihane đã nhấn mạnh rằng: “nói đúng sự thật là tư duy mới”. Ông nói: “Tin tưởng người dân, nói thẳng và nói đúng sự thật với người dân là tư duy mới cũng như phong cách làm việc mới. Nói cách khác, việc không tin tưởng người dân, bóp méo sự thật, không tiết lộ khó khăn và thiếu sót, là cách tư duy lỗi thời và cách thức cũ. Suy nghĩ cũ là chủ quan và không thể dung thứ”.

Tất nhiên, đó chỉ là một phần trong cách quảng bá của chế độ, một khẩu hiệu nhằm hợp pháp hóa chủ nghĩa xã hội để thúc đẩy tiến trình xây dựng thông qua Cơ chế mới (tương tự như Đối mới ở Việt Nam). Tuy nhiên, điều đó cũng là sự thừa nhận một điều gì đó sâu sắc hơn.

Giống như bất kỳ chế độ nào trong một quốc gia độc đảng, Đảng NDCM Lào đang suy tàn dần theo thời gian kể từ khi họ lên nắm quyền vào năm 1975. Ban đầu, quá trình đó bị đình trệ bởi Chiến tranh Lạnh. Quá trình này sau đó bị chậm lại bởi việc áp dụng các cơ chế thị trường vào năm 1986, điều đã giúp củng cố nền kinh tế và giảm đáng kể tình trạng nghèo cùng cực, cho dù cũng làm tối đa hóa tham nhũng nhà nước. Quá trình này sau đó tiếp tục bị phanh lại bởi các thay đổi xã hội, dưới dạng công nghệ mới và nâng cao mức sống cũng như nhờ dòng tiền khổng lồ của Trung Quốc đã thay đổi các thành phố và thị trấn ở Lào.

Một số người cho rằng khả năng phục hồi của các chế độ cộng sản phụ thuộc vào những cải cách và sự thích ứng liên tục. Điều đó không đúng hoàn toàn hoặc chưa đầy đủ. Bài học của những năm 1980, khi Liên Xô đã cố gắng thích ứng dần dần, thông qua chính sách lasnost and perestroika của ông Gorbachev, mà không sử dụng vũ lực. Khi mâu thuẫn vốn có của các hệ thống trở nên quá rõ ràng đối với công chúng, các cuộc biểu tình nhỏ ở khu vực ngoại vi của Liên Xô là Đông Đức và Tiệp Khắc đã không bị quân đội ngăn chặn, và trở thành những cuộc tổng nổi dậy; và các cuộc đảo chính trong nước chống lại Gorbachev là yếu ớt. Liên Xô đã chứng minh câu nói của nhà tư tưởng người Pháp đáng kính, Alexis de Toqueville là đúng: “Thời điểm nguy hiểm nhất đối với một chính phủ tồi là khi nó bắt đầu cải cách”.

Tuy nhiên, một chế độ cộng sản suy sụp có thể cải cách và thích nghi được chừng nào? Thử nghiệm sau năm 1989 của các quốc gia cộng sản mới chỉ 30 năm và không ai có thể nói các chế độ này sẽ tiếp tục tồn tại bao lâu nữa. Chúng ta đã và đang chứng kiến Trung Quốc sụp đổ ở các khu vực ngoại vi của nước này, ở Tân Cương, Hong Kong và Đài Loan, giống như Liên Xô từng trải qua. Là một quốc gia nhỏ hơn nhiều, Lào khó có thể bị phân rã theo cách trên, nhiều khả năng, điều này sẽ đến từ bên trong.

Vậy, phải chăng Lào đang đi đến thời điểm nước này không thể cải cách hay thích ứng thêm được nữa? Trong một chừng mực nào đó, nước này gần như đã trở thành quốc gia chư hầu của Trung Quốc. Nền kinh tế của nước này hoàn toàn phụ thuộc vào sản xuất điện thông qua các nhà máy thủy điện và các khoản vay từ Bắc Kinh. Tuyến đường sắt Lào-Trung Quốc có thể sẽ đúng như các dự đoán rằng đây là một khoản đầu tư thiếu khôn ngoan với giá trị 7 tỷ USD, một khi nó được hoàn thành vào năm tới. Chính quyền Lào đã ngăn chặn bằng cách chỉ mở cửa rất nhỏ trong lĩnh vực công, trong khi vẫn hết sức đóng kín trong lĩnh vực chính trị.

Ông Thongloun đã cố gắng thực hiện một chiến dịch chống tham nhũng vào năm 2017, tương tự như ở Việt Nam và Trung Quốc, nhưng nó đã nhanh chóng biến mất.

Ngoài ra, chẳng có gì để khiến Lào trở thành người chơi mới trong cộng đồng quốc tế; năm 2018, nước này chỉ xuất khẩu sang EU có 260 triệu USD hàng hóa, một con số rất

nhỏ đối với một quốc gia Đông Nam Á. Đã chẳng có tiến bộ nào trong lĩnh vực quyền sử dụng đất đai, mà còn trở nên tồi tệ hơn mỗi năm…

Đó là lý do tại sao Đại hội Đảng năm tới và các sự kiện dẫn đến Đại hội sẽ chẳng có gì đột biến. Ông Thongloun, ít nhất, cũng đã đưa ra một số cam kết như một nhà cải cách và hiện đại hóa. Xét trên bất cứ tiêu chuẩn nào, ông này cũng đã thất bại trong việc thực hiện các cam kết đó. Và có rất ít dấu hiệu cho thấy Đảng NDCM Lào đang tiến tới lựa chọn một nhà lãnh đạo cải cách hơn ông Thongloun. Thay vào đó, chúng ta đang hướng đến điểm “trì trệ” ở Lào, một giai đoạn không có tư duy mới. Khi cải cách và sự thích ứng liên tục bị dừng lại và khi không còn sự cứu trợ nào khác để ngăn chặn sự suy tàn của chế độ… Vậy, những gì còn lại cho CHDCND Lào là gì? Chúng ta sẽ đến với thời kỳ của tư duy “cũ-mới”.

TÌNH HÌNH TRUNG ĐÔNG"Phát súng" của D.Trump cho hòa bình Trung Đông "Phát súng" của D.Trump cho hòa bình Trung Đông

TTXVN (Washington) - Theo phóng viên TTXVN tại Washington, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 28/1 đã công bố kế hoạch hòa bình Trung Đông. Đây được coi là một văn kiện mở ra con đường hướng tới giải pháp Hai nhà nước đối với Palestine và Israel, song kế hoạch này cũng sẽ mang đến một nỗi thất vọng lớn cho Palestine và một số quốc gia khác.

Kế hoạch hòa bình Trung Đông kêu gọi chính quyền Palestine trong vòng 4 năm tới sẽ đáp ứng các điều kiện cần do Mỹ đề xuất để một nhà nước Palestine độc lập được công nhận, bao gồm từ bỏ chủ nghĩa khủng bố, công nhận Jerusalem là thủ đô của Israel và thông qua các điều luật chống tham nhũng cũng như ngăn chặn các nhóm phiến quân Hồi giáo thánh chiến người Palestine và nhóm Hamas.

Phát biểu bên cạnh Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump cho biết bản kế hoạch dài 80 trang này là một kế hoạch hòa bình chi tiết nhất từ trước tới nay. Trong khi đó, không có quan chức Palestine nào tham dự sự kiện Mỹ công bố kế hoạch nói trên, mà chỉ có Đại sứ các nước Oman, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE). Về phần mình, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã bác bỏ kế hoạch này. Ông nêu rõ: “Chúng tôi đã bác bỏ kế hoạch này ngay từ đầu và lập trường của chúng tôi là đúng”. Ngoài ra, Palestine cũng không nhất trí với bất cứ điều kiện nào Mỹ đưa ra, thậm chí, đối với người Palestine, một số điều kiện còn bất khả thi.

Chi tiết của kế hoạch dường như thể hiện sự ủng hộ của Mỹ đối với Israel trong việc sáp nhập khu Bờ Tây, vốn là khu vực tranh chấp giữa Israel và Palestine trong nhiều năm qua. Một đề xuất sáp nhập Thung lũng Jordan nhằm mở rộng lãnh thổ của Israel và thiết lập vĩnh viễn đường biên giới phía Đông của nước này có thể sớm được đưa ra trong tuần này, trong khi đó, Thủ tướng Netanyahu dự định yêu cầu nội các bỏ phiếu thúc đẩy giải pháp này.

Tổng thống Trump nói: “Hôm nay, Israel đã thực hiện một bước đi lớn hướng tới hòa bình”, và nhấn mạnh rằng Thủ tướng Netanyahu và đối thủ chính trị của ông là Benny Gantz đều ủng hộ văn kiện của Mỹ, coi đó là cơ sở cho các cuộc đàm phán giữa Israel và Palestine. Ông Trump cũng cho biết ông đã thảo luận với các quan chức Palestine về kế hoạch hòa bình Trung Đông và nhấn mạnh kế hoạch này cũng sẽ mang lại lợi ích cho người Palestine bằng cách thúc đẩy nền kinh tế của Palestine.

Thông báo về kế hoạch hòa bình Trung Đông được đưa ra trong bối cảnh tồn tại các vấn đề chính trị và pháp lý mà cả ông Netanyahu và ông Trump phải đối mặt. Kế hoạch này được khởi xướng cách đây hơn 3 năm, bắt nguồn từ các cuộc đàm phán về hòa bình Trung Đông trước đây của Mỹ, tránh đưa ra những đề xuất cụ thể về cách thức giải quyết các vấn đề nhạy cảm nhất liên quan đến cuộc xung đột Israel-Palestine. Kế hoạch này cho thấy Mỹ công nhận các tuyên bố về lãnh thổ của Israel, vượt xa so với các chính quyền Mỹ trước đây và xác nhận tính hợp lệ đối với quyền của Israel tại các khu vực tranh chấp, căn cứ vào sự mô tả của ông Trump và ông Netanyahu ngày 28/1. Theo thông báo từ Nhà Trắng, Israel đã nhất trí rằng nước này sẽ ngừng xây dựng các khu định cư mới trong vòng 4 năm và rằng Palestine phải đáp ứng các yêu cầu về một nhà nước riêng. Ông Netanyahu nói rằng kế hoạch của Tổng thống Trump công nhận chủ quyền của Israel tại một phần khu vực Bờ Tây, bao gồm Thung lũng Jordan và tất cả các cộng đồng người Do Thái tại Bờ Tây, mở rộng vùng lãnh thổ do Israel kiểm soát được Mỹ công nhận. Ông Netanyahu cũng lưu ý rằng kế hoạch này kêu gọi nhóm Hamas giải giáp vũ khí và phi quân sự hóa khu Bờ Tây, những đề xuất mà phía Palestine bác bỏ lâu nay.

Kế hoạch Hòa bình của Mỹ ngay sau khi được công bố đã nhận được những phản ứng trái chiều từ các quốc gia trong khu vực. Trong khi Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ca ngợi kế hoạch này là "hướng đi thực tế tới hòa bình lâu dài" đảm bảo chủ quyền của Israel đối với Thung lũng Jordan thì nhiều nước bày tỏ hoài nghi và phản đối. Phát biểu bên cạnh Tổng thống Donald Trump tại một buổi lễ ở Nhà Trắng, ông Netanyahu gọi đây là “một ngày lịch sử”, nhấn mạnh việc Mỹ công nhận chủ quyền của Israel đối với Thung lũng Jordan và các khu vực khác gồm Judea và Samaria. Theo ông Netanyahu, đề xuất của Tổng thống Trump cũng sẽ bao gồm việc Mỹ công nhận các khu định cư là một phần của Israel.

TÌNH HÌNH PHÁP QUÝ IV/2019TTXVN (Paris) - TTXVN (Paris) -

Một phần của tài liệu BCA016 (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w