Nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng lao động

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường của công ty dệt len Đông Đô (Trang 39 - 41)

II. Giải pháp phát triển mở rộng thị trường của công ty dệt len Đông Đô 2.1 Phát triển thị trường nội địa

2.2 Nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng lao động

Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quan trọng để đảm bảo sản xuất của công ty. Hiện nay, đối với ngành may mặc Việt Nam, nguồn nhân lực là một lợi thế khi tiến hành hoạt động gia công. Vì vậy để nguồn lực này phát huy hết vai trò của nó nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, đồng thời tạo động lực làm việc thì công ty cần thực hiện các biện pháp sau:

-Nâng cao hiệu quả quản trị nhân sự cho đội ngũ cán bộ quản lí, đặc biệt cần chú ý tới phân công công việc, giám sát và xây dựng các định mức công việc một cách khoa học, chính xác đồng thời nâng cao khả năng thu thập thông tin từ đội ngũ cán

bộ, công nhân viên để có sự điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm. Việc phân công công việc rõ ràng, cùng với việc xây dựng các định mức cho sản xuất sẽ giúp cho tăng hiệu quả hoạt động gia công, tránh tình trạng lãng phí nguồn lực, nguồn nguyên liệu.

- Thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo tay nghề cho người lao động trực tiếp cũng như tổ chức các cuộc thi tay nghề. Với các công nhân mới vào, việc đào tạo sẽ giúp cho họ nâng cao được trình độ sản xuất của mình, tránh mắc phải lỗi trong sản xuất. Đối với các công nhân đã làm việc tại công ty, việc tổ chức các lớp đào tạo sẽ giúp cho họ nâng cao được trình độ sản xuất, rút ngắn được thời gian lao động trung bình để làm ra một sản phẩm, như vậy năng suất lao động sẽ được tăng lên. Bên cạnh đó, tổ chức các cuộc thi tay nghề giỏi sẽ tạo ra động lực giúp người lao động phấn đấu tăng khả năng lao động của mình. Điều này cũng giúp cho công ty có nhiều công nhân có tay nghề cao. Như vậy, thông qua các hình thức bồi dưỡng và khuyến khích nâng cao tay nghề, người lao động sẽ có điều kiện học hỏi được kinh nghiệm lao động, nâng cao trình độ, từ đó nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. -Thường xuyên rà soát, loại bỏ những cán bộ thiếu năng lực, không đáp ứng được yêu cầu công việc, gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động của công ty. Những cán bộ thiếu năng lực sẽ gây cản trở cho hoạt động tìm kiếm thị trường và đối tác, làm giảm năng suất lao động do không thể khuyến khích công nhân làm việc, gây ra giảm hiệu quả kinh doanh của công ty. Hiện nay, tuy lực lượng cán bộ của công ty đa phần là những cán bộ có năng lực, nhiệt tình với công việc nhưng bên cạnh đó vẫn có những cán bộ hiệu quả công việc kém, công ty nên mạnh dạn sử dụng biện pháp này để có một đội ngũ cán bộ có năng lực cao.

- Tiến hành tuyển dụng những lao động có tay nghề cao, đặc biệt lưu ý tới mức độ làm việc lâu dài của lao động. Lao động tay nghề cao là một tài sản quý của doanh nghiệp, chính vì vậy, bên cạnh việc đào tạo nâng cao trình độ tay nghề thì việc tuyển dụng lao động có tay nghề cũng là một biện pháp để công ty nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, mức độ làm việc lâu dài của lao động cũng là một vấn đề

cần quan tâm. Những lao động có thời gian làm việc ngắn sẽ không mang lại hiệu quả cao cho công ty bởi sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch và tiến độ sản xuất của công ty.

- Bên cạnh đó, công ty cũng nên tổ chức sản xuất tạo ra mức thu nhập ổn định, thậm chí cao hơn những nơi khác để công nhân yên tâm làm việc. Ngoài ra, các lao động trong ngành may mặc đa phần là các công nhân nữ nên công ty cần có những chính sách hợp lí đối với công nhân thai sản, tạo được tình cảm của người lao động đối với công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp mở rộng thị trường của công ty dệt len Đông Đô (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w