và cáp điện Thăng Long
3.1. Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty
Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động toàn doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức, mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý hay không, các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất kinh doanh cao hay thấp… Thông qua phân tích chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể giúp doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Bảng 13: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
STT Chỉ tiêu ĐVT Công
thức Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Doanh thu thuần 1000 đ 74,832,542 113,912,521 139,354,118 103,363,207 167,027,142
2 Vốn lưu động 1000 đ 20,112,234 43,317,113 58,614,454 65,028,344 92,338,212
3 Hàng tồn kho 1000 đ 12,150,781 22,133,247 44,458,660 34,605,420 38,807,877
4 Khoản phải thu 1000 đ 7,087,949 17,404,826 26,117,826 26,117,826 44,114,196
5 Vòng quay vốn lưu
động
Vòng/
năm (1)/(2) 3.72 2.63 2.38 1.59 1.81
6 Thời gian luân chuyển
vốn lưu động Ngày 360/(5) 96.75 136.90 151.42 226.48 199.02
7 Vòng quay hàng tồn
kho
Vòng/
năm (1)/(3) 6.16 5.15 3.13 2.99 4.30
8 Vòng quay khoản phải
thu
Vòng/
năm (1)/(4) 10.56 6.54 5.34 3.96 3.79
Vòng quay vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm trong những năm qua làm cho thời gian luân chuyển vốn lưu động tăng lên đáng kể.
Năm 2006 vòng quay vốn lưu động của công ty là 3.72 vòng/ năm, tương ứng với thời gian luân chuyển vốn lưu động là gần 97 ngày.
Năm 2007 vòng quay vốn lưu động của công ty là giảm xuống còn 2.63 vòng/ năm, giảm 1.09 vòng/năm so với năm 2006 ứng với mức tăng thời gian luân chuyển vốn lưu động từ 96.75 ngày lên đến 136.9 ngày.
Năm 2008 vòng quay vốn lưu động tiếp tục giảm còn 2.38 vòng/ năm, giảm 0.25 vòng/ năm so với năm 2007, số vòng quay giảm xuống đã làm cho thời gian luân chuyển vốn lưu động tăng lên mức 151.42 ngày.
Xu hướng này còn tiếp tục cho đến năm 2009 khi mà số vòng quay vốn lưu động xuống mức 1.59 vòng/ năm giảm 0.79 vòng/ năm so với năm 2008, tương ứng với thời gian luân chuyển vốn lưu động tăng lên đạt mức 266.48 ngày.
Tuy nhiên năm 2010 chứng kiến một xu hướng ngược lại khi mà số vòng quay vốn lưu động tăng nhẹ lên mức 1.81 vòng/ năm tăng 0.22 vòng/ năm, thời gian luân chuyển vốn lưu động là 199.02 ngày.
Trung bình số vòng quay trong giai đoạn 2006-2010 là 2.43 vòng/ năm, có nghĩa là 1 đồng vốn lưu động của công ty trong một năm tạo ra khoảng 2.43 đồng doanh thu thuần. Con số này tương đối tốt tuy nhiên điều đáng chú ý là vòng quay vốn lưu động của công ty có xu hướng giảm mặc dù năm 2010 đã chứng kiến một sự đảo chiều nhưng mức tăng là không đáng kể và còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình trong giai đoạn này.
Tuy doanh thu thuần của công ty có tăng nhưng mức tăng này lại chậm hơn so với mức tăng của vốn lưu động chính điều này đã làm cho vòng quay vốn lưu động giảm cùng với đó là sự gia tăng thời gian luân chuyển vốn lưu động.
Như vậy để tạo ra một đồng doanh thu thì công ty ngày càng phải bỏ ra một lượng vốn lưu động cao hơn.
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho là chỉ số tài chính thể hiện tính hiệu quả trong quản lý tài sản của doanh nghiệp, số vòng quay hàng tồn kho thể hiện tỷ lệ lượng hàng hóa đã bán với lượng hàng còn tồn trong kho dự trữ, chỉ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng tốt.
Cũng tương tự như vòng quay vốn lưu động vòng quay hàng tồn kho cũng có xu hướng giảm từ năm 2006 đến năm 2009 và tăng trở lại vào năm 2010. Hai năm đầu giai đoạn chỉ số này là khá tốt ở mức 6.16 vòng/ năm vào năm 2006, giảm xuống còn 5.15 vòng/năm vào năm 2007. Sau đó con số này lại tiếp tục giảm trong hai năm tiếp theo khiến cho vòng quay hàng tồn kho của công ty xuống mức thấp chỉ còn 3.13 vòng/năm vào năm 2008 và 2.99 vòng/năm vào năm 2009. Tuy nhiên đến năm 2010
con số này đã tăng trở lại nhanh chóng đạt mức 4.3 vòng/năm nhưng vẫn ở mức thấp hơn con số đầu giai đoạn.
Sở dĩ có sự sụt giảm này là do trong giai đoạn từ năm 2006-2008 lượng hàng tồn kho gia tăng nhanh trong khi doanh thu thuần của công ty cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn.
Đến năm 2009 mặc dù lượng hàng tồn kho có giảm so với năm 2008 tuy nhiên vòng quay hàng tồn kho vẫn giảm và xuống tới mức thấp nhất trong giai đoạn điều này là do doanh thu thuần trong năm đã giảm nhanh hơn tốc độ giảm của hàng tồn kho.
Tuy nhiên đến năm 2010 thì cũng có dấu hiệu đáng mừng khi mà doanh thu thuần của công ty tăng lên nhưng lượng hàng tồn kho lại giảm xuống, chính điều này đã làm cho số vòng quay hàng tồn kho tăng trờ lại đạt mức 4.3 vòng/ năm.
Trong năm 2010 công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc quản lý và giám sát lượng hàng tồn kho để đưa mức hàng tồn kho giảm xuống so với năm 2009.
Vòng quay khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải thu thành tiền mặt. Chỉ số này là thước đo quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Đây cũng là một chỉ số cho thấy tính hiệu quả của chính sách tìn dụng mà doanh nghiệp đã áp dụng đối với các bạn hàng. Chỉ số vòng quay càng cao cho thấy doanh nghiệp được khách hàng trả nợ càng nhanh.
Trong năm 2006 con số này là 10.54 vòng/năm, năm 2007 là 6.54 vòng/năm, các năm tiếp theo là 5.34 vòng/năm, 3.94 vòng/năm và 3.79 vòng/năm.
Điều dễ dàng nhận ra là vòng quay khoản phải thu liên tục giảm trong những năm vừa qua. Trong những năm đầu của giai đoạn con số này là khá cao, tuy nhiên công ty không duy trì tốt chỉ số về vòng quay khoản phải thu. Đây là dấu hiệu đáng báo động trong công tác quản lý khoản phải thu, nó cho thấy chính sách bán hàng của công ty đang có xu hướng xấu đi, tiền hàng được thanh toán chậm đi. Lượng vốn bị chiếm dụng của công ty trong giai đoạn này là khá lớn, khả năng quay vòng của công ty là thấp gây ra nhiều chi phí trong quá trình kinh doanh của công ty.
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh để có một đồng doanh thu phải bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động.
STT Chỉ tiêu ĐVT Công thức Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 Vốn lưu động 1000 đ 20,112,235 43,317,113 58,614,455 65,028,345 92,338,213
2 Doanh thu thuần 1000 đ 74,832,542 113,912,521 139,354,118 103,363,207 167,027,142
3 Lợi nhuận sau
thuế 1000 đ 244,746 457,499 1,157,380 2,488,879 3,072,120
4 Mức sinh lời vốn
lưu động Lần (3)/(1) 0.0122 0.0106 0.0197 0.0383 0.0333
5 Mức đảm nhiệm
vốn lưu động Lần (1)/(2) 0.2688 0.3803 0.4206 0.6291 0.5528
Qua bảng ta thấy mức đảm nhận vốn lưu động của công ty có xu hướng tăng. Trong năm 2007 doanh thu thuần của công ty tăng 22.33% trong khi vốn lưu động của công ty tăng đến 135.31% chính vì vậy mà mức đảm nhiệm vốn lưu động của công ty từ 0.2688 lần năm 2006 đã tăng lên đến 0.3803 lần vào năm 2007. Tức là năm 2007 để có được 1 đồng doanh thu thì công ty chỉ cần bỏ ra 0.3803 đồng vốn lưu động, con số này là tương đối thấp. Nhưng chỉ số này tiếp tục gia tăng nhanh trong các năm tiếp theo cũng do nguyên nhân vốn lưu động tăng mạnh trong khi doanh thu tăng chậm và riêng năm 2009 mức doanh thu còn giảm càng làm cho mức đảm nhiệm vốn lưu động tăng nhanh đạt mức cao nhất năm 2009 là 0.6291 lần. Tuy nhiên đến năm 2010 con số này có giảm xuống nhưng vẫn còn ở mức cao 0.5528 lần.
Mức sinh lợi của vốn lưu động
Mức sinh lợi của vốn lưu động phản ánh một đồng vốn lưu động tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Chỉ tiêu này trực tiếp phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty. Thông qua bảng số liệu có thể thấy mức sinh lợi vốn lưu động của công ty trong 3 năm đầu giai đoạn cao hơn 2 năm gần đây và nhìn chung đều ở mức thấp.
Trong năm 2006 mức sinh lợi của vốn lưu động của công ty là 0.0122 lần tức là 100 đồng vốn lưu động của công ty tạo ra 1.22 đồng lợi nhuận, đây là con số khá thấp. Năm tiếp theo mức sinh lợi của vốn lưu động của công ty giảm xuống còn 0.0106 lần, tuy nhiên đến năm 2008 thì con số này có gia tăng lên 0.0197 lần đạt mức cao nhất trong giai đoạn 2006-2010. Sau đó chỉ số này giảm liên tiếp trong hai năm xuống mức 0.0383 lần và 0.0333 lần tương ứng với năm 2009 và năm 2010.
Nhìn vào con số lợi nhuận sau thuế thì trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010 đều gia tăng nhưng mức gia tăng này lại thấp hơn mức tăng vốn lưu động,
chính vì thế mà trong cả giai đoạn 2006-2010 mức sinh lợi của vốn lưu động đều ở mức thấp.
Các chỉ tiêu về hệ số đảm nhiệm của công ty có xu hướng tăng trong khi mức sinh lời của công ty lại liên tục giảm và ở mức rất thấp, không những thế các chỉ số về thanh toán nợ ngắn hạn cũng ở mức rất thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính, đây là dấu hiệu đáng báo động trong hoạt động quản lý sử dụng vốn lưu động của công ty.
Chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty
Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán bao gồm: Khả năng thanh toán hiện thời, khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời. Các chỉ số này phản ánh mối quan hệ tài chính giữa các khoản có khả năng thanh toán trong kỳ với các khoản phải thanh toán trong kỳ. Các chỉ số lày cho phép đánh giá khả năng thanh toán của công ty. Việc đánh giá khả năng thanh toán của công ty thông qua các chỉ số này nhằm mục đích chính là đo lường khả năng linh hoạt trong nguồn vốn lưu động của công ty. Thông qua các chỉ số đó đánh giá một phần hiệu quả sử dụng vốn của công ty.
Bảng 15: Các chỉ tiêu thanh toán của công ty
STT Chỉ tiêu ĐVT Công thức Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
1 TSLĐ 1000 đ 20,112,235 43,317,113 58,614,455 65,028,345 92,338,213 2 Tiền 1000 đ 873,540 3,779,039 1,235,208 4,305,098 8,279,444 3 Các khoản phải thu 1000 đ 7,087,949 17,404,826 12,277,939 26,117,826 44,114,196 4 Nợ ngắn hạn 1000 đ 23,549,089 43,971,608 64,029,536 65,920,161 85,842,010 5 Khả năng thanh toán hiện hành Lần (1)/(4) 0.8541 0.9851 0.9154 0.9865 1.0757 6 Khả năng thanh toán nhanh Lần {(2)+(3)}/ (4) 0.3381 0.4818 0.2110 0.4615 0.6103 7 Khả năng thanh toán tức thời Lần (2)/(4) 0.0371 0.0859 0.0193 0.0653 0.0964
(Nguồn: Bảng cân đối kế toán công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long)
Khả năng thanh toán hiện hành
Khả năng thanh toán hiện hành là chỉ tiêu phán ánh số tài sản có thể chuyển hóa để đảm bảo các khoản nợ vay ngắn hạn.
Qua bảng số liệu cho thấy khả năng thanh toán hiện hành của công ty là khá đồng đều qua các năm. Năm 2006 khả năng thanh toán hiện hành của công ty là 0.8541 lần. Tức là cứ 1 đồng vay ngắn hạn thì có 0.8541 đồng để trả nợ. Đến năm 2007 thì khả năng thanh toán hiện hành tăng lên 0.9851,tức là có 0.9851 đồng tài sản lưu động để trả nợ cho 1 đồng vay ngắn hạn. Năm 2008 giảm xuống còn 0.9154, năm 2009 là 0.9865 và đến năm 2010 con số này mới vượt ngưỡng con số 1 đạt mức 1.0757.
Chỉ số thanh toán hiện hành của công ty là thấp là do nguồn vốn chủ sở hữu của công ty và nguồn vốn vay dài hạn của công ty là nhỏ và chưa đủ để trang trải cho tài sản cố định, chính vì thế mà một phần phần vốn vay ngắn hạn được dung để trang trải cho tài sản cố định. Như vậy công ty hầu như chưa đảm bảo được nguyên tắc cân bằng tài chính trong giai đoạn 2006 đến 2010. Chỉ đến năm 2010 thì con số này là 1.0757 thì mới đảm bảo sẵn sang với các khoản thanh toán hiện tại của mình, tuy nhiên con số này cũng khá thấp chưa đủ an toàn.
Khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu đánh giá chặt chẽ hơn khả năng thanh toán của Doanh nghiệp. Hàng tồn kho được trừ ra khỏi Tổng tài sản ngắn hạn của Doanh nghiệp khi tính hệ số này, do vậy hệ số này thể hiện sự đảm bảo bởi tiền, các khoản phải thu và tài sản lưu động khác đối với các khoản nợ ngắn hạn.
Nhìn chung hệ số này là tương đối thấp, năm 2006 là 0.3381 lần, năm 2007 là0.4818 lần, đặc biệt năm 2008 hệ số thanh toán nhanh của công ty giảm xuống còn 0.211 lần, 2 năm sau đó đã tăng lên tới mức 0.4615 và 0.6103 tương ứng với năm 2009 và năm 2010. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khả năng thanh toán nhanh của công ty là hàng tồn kho – tài sản có tính thanh khoản thấp chiếm tỷ trọng cao trong tài sản lưu động. Tuy lượng tiền mặt của công ty có tăng nhưng lại chiếm một phần không đáng kể trong vốn lưu động. Riêng năm 2008 hệ số này còn chịu ảnh hưởng sự biến động của kinh tế, lượng hàng tồn kho năm 2008 cũng đạt mức cao nhất trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2010. Trong khi lượng hàng tồn kho tăng thì lượng tiền mặt và các khoản phải thu khác lại giảm điều này càng làm cho hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2008 xuống mức thấp nhất trong giai đoạn.
Hai năm gần đây hệ số này có tăng lên nhưng vẫn còn ở mức thấp, lượng tiền mặt và các khoản phải thu có tốc độ tăng nhanh nhưng vẫn chưa cải thiện được khả năng thanh toán hiện hành của công ty.
Hệ số khả năng thanh toán tức thời
Đây là chỉ số có mối liên hệ trực tiếp đến vốn bằng tiền của Công ty, nó phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong một thời gian ngắn, gần như
tức thời. Chỉ số này càng cao thể hiện khả năng thanh toán các khoản nợ càng cao và ngược lại chỉ số này càng thấp thì khả năng thanh toán nợ bằng tiền mặt càng kém.
Qua Biểu trên ta có thể thấy khả năng thanh toán tức thời của Công ty rất thấp, gần như không có khả năng thanh toán tức thời. Năm 2006 hệ số này là 0.0371 lần, năm 2007 lên mức 0.0859 lần nhưng sau đó năm 2008 chỉ còn 0.0193 lần. Tuy 2 năm gần đây hệ số này có tăng nhưng vẫn còn quá thấp, năm 2009 là 0.0653 lần và năm 2010 là 0.0964 lần.
Công ty đã có mức tăng tiền mặt trong lưu thông nhưng lượng tiền này là quá nhỏ, điều này thể hiện mức dự trữ tiền mặt của công ty là chưa hợp lý.
Nhận xét chung:
Qua các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của công ty TNHH dây và cáp điện Thăng Long giai đoạn 2006-2010 có thể nhận thấy nhiều rủi ro xuất hiện về khả năng trả nợ ngắn hạn của công ty, các chỉ số khả năng thanh toán của công ty có nhiều biến động, tuy rằng 2 năm gần đây các chỉ số này có được cải thiện nhưng vẫn ở mức khá thấp. Những biện pháp mà công ty đã áp dụng để kiểm soát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn chưa được hiệu quả.