Mục đích các máy ép:
Ép để lấy kiệt lượng đường có trong cây mía đến mức tối đa cho phép. Trong một dàn ép có 4 máy ép, mỗi máy ép gồm có 4 trục ép đó là: Trục trước, trục sau, trục đỉnh và trục cưỡng bức.
Hệ thống 4 máy ép trong đó máy ép I và máy ép II là máy ép dập, mục đích của hai máy ép này là vừa ép dập, vừa xé tế bào mía. Do đó ở máy ép I và máy ép II có răng và rảnh răng dài và sâu hơn, to hơn so với máy ép III và IV. Còn máy ép III và IV là hai máy ép kiệt. Mục đích của hai máy này là lấy kiệt lượng đường có trong bã mía đến múc tối đa cho phép. Vì vậy ở máy ép III và IV có răng và rảnh răng nhỏ hơn. - Ở máy ép III, IV có khoảng 32 răng, 33 rãnh răng
- Ở máy ép I, II có 66 răng, 67 rãnh răng. Các yếu tố ảnh hưởng đến công đoạn ép:
• Độ xé tơi.
- Cùng áp lực như nhau, nếu độ xé tơi của mía càng cao thì mức độ lấy nước mía ra khỏi bã càng cao
- Độ xé tơi càng cao thì nước thẩm thấu càng dễ thấm vào bã và hoà trộn lượng đường có trong bã, nâng cao hiệu quả thẩm thấu
- Nếu độ xé tơi quá lớn thì khi ép độ thoát nước mía kém, kết quả làm giảm mức thu hồi. Ngoài ra nếu độ xé tơi quá cao thì việc nạp liệu vào máy khó
• Ngoài ra trong công đoạn ép còn phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Áp lực ép mía
- Tốc độ máy ép 3, - 6,5 vòng/ phút - Công suất động cơ: 200 KW
- Khoảng cách giữa miệng ép vào và miệng ép ra của máy ép giảm dần từ máy ép I đến máy ép IV.
Thao tác vận hành công đoạn ép:
Kiểm tra:
- Kiểm tra tạp chất lạ: các kim loại, sắt, dây cáp
không
- Kiểm tra bộ phận truyền động như bánh răng, dây xích, truyền chuyển động từ trục đỉnh đến trục trước.
- Kiểm tra gối đỡ trục,lượng mỡ bôi trơn trong gối đỡ trục, nếu ngặt đường ống cần phải thông ngay
- Bổ xung dầu vào thùng chứa để bơm lên bôi trơn các ổ trục
- Kiểm tra các băng chuyền mía xem mức độ lỏng chặt của các bulông
- Kiểm tra hệ thống nước làm nguội cho gối đỡ trục, kiểm tra bộ điều tốc, giảm tốc
- Kiểm tra các lược ( lược đáy, lược đỉnh, lược mặt) của trục ép - Kiểm tra bộ phận tăng áp có làm việc bình thường hay không
- Kiểm tra các bộ phận có liên quan khác như băng tải cào, đồng hồ đo Vận hành:
- Báo cáo với tổ trưởng lò hơi vận hành băng tải qua lò - Vận hành bơm dầu loãng
- Vận hành bơm dầu áp lực
- Vận hành từ máy ép IV đến băng tải I
Đầu tiên cho các thiết bị chạy không tải để phát hiện các sư cố (nếu có), sau đó mới cho hoạt động có tải ta phải thường xuyên quan sát và vận hành đúng thao tác để duy trì lượng mía vào một cách hợp lý.
Ngừng máy:
Ngừng máy khi có sự cố:
- Khi có sự cố đối với các máy ép ta báo ngay cho bộ phận turbin dừng ngay turbin kéo máy ép đó và tiến hành khắc phục sự cố
- Nếu như sự cố xảy ra đối với các băng tải cào trung gian thì ta cắt nguồn điện và động cơ, kéo băng tải đó và tiến hành khắc phục sữa chữa.
Ngừng bình thường:
- Ngừng hoạt động khi hết nguyên liệu ta chỉ cần ngừng làm việc của các máy và thiết bị theo chiều ngược lại của thao tác vận hành nghĩa là ngừng băng tải
mía số I cho đến băng tải chuyển bã qua lò. Nguyên tắc làm việc của máy ép:
- Máy ép hoạt động nhờ động cơ điện một chiều qua hai bộ phận giảm tốc kín và hở rồi truyền động qua khớp nối ( nối liên kết giữa trục trước và trục sau). Mía sau khi xử lý xong đưa vào trục ép, nhờ trục nạp liệu đưa vào miệng ép dưới tác dụng của các răng của trục ép ( răng tam giác và rãnh chữ V) mía được kéo vào và nén ép. Dưới áp lực nén nước mía sẽ được tách ra khỏi bã đi vào thùng chứa còn bã đi từ trục trước đến trục sau nhờ lược đáy, sau đó ra ngoài đến máy ép cuối cùng thì bã được băng tải chuyển sang lò đốt. Trong quá trình ép người ta dùng nước mía loãng hoặc nước nóng nhiệt độ 55 – 600C để tưới vào bã sau mỗi máy ép nhằm làm tăng hiệu suất ép, nghĩa là lượng đường được lấy ra khỏi bã đến mức tối đa.
Hiệu quả công đoạn ép:
Năng suất ép:
Năng suất ép phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- Xơ mía: Mía có hàm lượng xơ cao thì năng suất ép giảm, - Tốc độ và kích thước của trục ép: Đường kính của trục ép tăng làm tăng khả năng nạp liệu, do vậy năng suất sẽ tăng, chiều dài của trục ép tăng làm tăng diện tích tiếp xúc giữa trục ép và mía nên năng suất ép tăng - Tốc độ (vận tốc ép) tăng thì năng suất ép tăng
- Xử lý mía trước khi ép: Mía được xử lý tốt thì lượng mía ép được càng nhiều làm tăng năng suất ép bởi vì cùng mật độ dày lớp mía, miệng mía như nhau khi mía được xử lý tốt thì làm tăng mật độ mía lên nên lượng mía ép được nhiều hơn - Nước thẩm thấu: Lượng nước thẩm thấu quá nhiều thì khi tưới vào bã sẽ trương nở nhanh gây ảnh hưởng đến quá trình ép vì gây ra hiện tượng ngẽn trục hoặc làm giảm hệ số ma sát gây trở ngại cho quá trình ép, Vì vậy làm giảm năng suất ép
- Người công nhân trực tiếp vận hành máy có nhiều kinh nghiệm và trình độ cao, có trách nhiệm với công việc thì năng suất ép tăng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất ép:
- Xử lý mía trước khi ép: Mía được xử lý tốt thì độ xé tơi càng cao, khi ép thì mức độ lấy nước mía càng nhiều. Như vậy làm tăng hiệu suất ép. - Áp lực ép trục đỉnh: Lực nén trục đỉnh tăng thì hiệu suất tăng nhưng năng suất ép sẽ giảm vì khi áp lực lớn thì mía khó vào máy ép
- Nước thẩm thấu: Nhiệt độ nước thẩm thấu tăng thì hiệu suất tăng thường nhiệt độ sử dụng ở đây là 55 – 600C. Lượng nước thẩm thấu tăng thì hiệu suất ép tăng nhưng nếu tăng quá cao thì hiệu suất ép không thay đổi, ở đây lượng nước sử dụng vào khoảng 25 – 30% so với lượng mía nhưng lượng nước thẩm thấu này có thể thay đổi theo thời điểm, mùa vụ.
Thực nghiệm cho thấy việc sử dụng nước thẩm thấu sẽ làm tăng hiệu suất ép so với việc không sử dụng nước thẩm thấu.
- Tốc độ trục ép: Tốc độ trục ép tăng hiệu suất giảm. Độ pol bã.
- Ta khống chế độ pol trong bã khoảng <2% là tốt nhất, tức là lượng nước lấy ra gần như triệt để
Độ ẩm bã: <=50% Hệ thống thẩm thấu:
•Phương pháp thẩm thấu:
Ở đây người ta dùng phương pháp thẩm thấu kép, nước mía loãng và nước thẩm thấu được phun vào bã theo nguyên tắc nước nhiều đường tưới vào bã nhiều đường, nước ít đường tưới lên bã ít đường.
•Vị trí tưới nước thẩm thấu:
Tưới nưới thẩm thấu vào bã sau khi ra khỏi máy ép vì lúc này không khí chưa kịp chui vào bã và lúc này bã nở ra làm cho nước dễ thẩm thấu vào nhất. Nếu để lâu bã sẽ bị không khí chui vào làm cản trở quá trình thẩm thấu.
Nhiệt độ nước thẩm thấu:
Ở đây người ta thường sử dụng nước thẩm thấu có nhiệt độ khoảng 55 – 600C đây là nhiệt độ ổn định không nên quá cao hoặc quá thấp.
- Nếu nhiệt độ thấp thì đường ở trong bã hoà tan không triệt để làm giảm hiệu suất thu hồi đường
- Nếu nhiệt độ quá cao trong môi trường axit thì sẽ làm giảm hàm lượng đường saccaroza bị chuyển hoá, hoà tan các chất phi đường. Mặc khác nếu nhiệt độ nước thẩm thấu cao làm cho bã trương nở khi qua các máy ép tiếp theo sẽ gây ra hiện tượng nghẽn trục.
Lượng nước thẩm thấu:
Thường người ta tính lượng nước thẩm thấu khoảng 25 – 30% so với lượng mía. Nếu tưới nước thẩm thấu với lượng lớn thì sẽ hoà tan được nhiều đường nhưng qua công đoạn bốc hơi tốn hơi, nếu lượng nước thẩm thấu quá ít thì sẽ không hoà tan được hết lượng đường có trong bã mía, do đó sẽ làm giảm hiệu suất ép. Tuy nhiên lượng nước thẩm thấu tuỳ theo thời điểm đầu vụ, giữa vụ hay cuối vụ mà lượng nước này khác nhau
Ở đầu vụ hoặc giữa vụ người ta có thể sử dụng lượng nước từ 25 – 30% so với lượng mía nhưng ở cuối vụ có nhiều mía già khô nên sử dụng lượng nước thẩm thấu này có khi lên đến trên >30% so với lượng mía.
Áp lực nước thẩm thấu:
Thường người ta sử dụng áp lực phun nước thẩm thấu khoảng 2 – 4kg/cm2.
- Nếu áp lực phun quá lớn sẽ gây ra hiện tượng bắn tung toé ảnh hưởng đến quá trình làm việc của công nhân và ảnh hưởng đến môi trường, gây thất thoát
- Nếu áp lực phun quá nhỏ thì nước thấu sẽ không thấm sâu vào trong lớp bã nằm phía dưới, lúc đó sẽ không hoà tan hết lượng đường còn sót trong bã nằm phía dưới, lúc đó sẽ không hoà tan hết lượng đường còn sót trong bã dẫn đến làm giảm hiệu suất ép.
Hiệu quả của công đoạn ép:
- Năng suất ép: 1200 – 1500 tấn/ngày - Hiệu suất ép: >=95%
- Pol bã: <= 2% - Độ ẩm bã: <=50%