Thiết bị sông SO2 và thiết bị trung hoà:

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập nhà máy phổ phong quảng ngãi (Trang 38 - 41)

- Kiểu thiết bị: Kiểu tháp phun  Đặc tính kỹ thuật:

- Chiều cao của tháp: 9m

- Số lượng vòi phun: 12 – 13 vòi - Đường kính vòi phun: φ 12mm

- Cường độ xông lưu huỳnh: 11 – 14 ml - Áp lực phun: 3,5 – 4,3 KG/cm2

- Vận tốc phun: 20 – 25 m/s  Mục đích:

Nước mía sau khi ra khỏi máy ép có PH = 5 – 5,5 với giá trị PH này, nếu đem đi gia nhiệt thì xảy ra hiện tượng chuyển hoá đường. Vì vậy cần phải đưa PH lên cao đến độ kiềm tính để làm hạn chế sự chuyển hoá đường saccaroza, mặt khác đưa PH lên đến độ kiềm tính để tạo PH đến điểm đẳng điện làm cho các chất protein trong nước mía kết tủa và khi hoà vôi vào nước mía còn có tác dụng bảo vệ dung dịch nước mía không bị vi sinh vật phát triển, đồng thời tăng hàm lượng canxi để tạo kết tủa hấp thụ các chất phi đường để quá trình lắng được thuận lơi.

Nguyên tắc làm việc:

Dung dịch nước mía sau khi qua gia nhiệt I được đưa vào buồng nén, bên trong buồng nén có các vòi phun (thường có 12 vòi), nhờ cấu tạo vòi phun tạo nên vận tốc chảy lớn, gây áp lực lớn, tạo áp suất chân không lớn dưới buồng nén. Khí SO2 từ lò đốt theo đường ống dẫn vào buồng nén nhờ áp suất chân không ở tháp, tại đây khí SO2 được hoà trộn cùng nước mía hỗn hợp, đồng thời nước mía hỗn hợp được tiếp tục đựoc trung hoà trên đường ống có nhánh bổ sung Ca(OH)2. Ca(OH)2 cùng với nước mía hỗn hợp đã xông theo đường ống xuống nón chụp có đục lỗ và phân bố ra thùng chứa, ở đây nước mía được phun ra thùng có tác dụng sục đều vôi, khí SO2 và nước mía tiếp tục đưa qua thùng tản khí SO2 dư và khuấy trộn. Khi qua thùng tản khí một phần nước mía hỗn hợp được trích ra bằng đường ống để thử PH nước mía để tiện theo dõi. Khí được đưa ra ngoài trời

qua ống thoát khí, còn nước mía hỗn hợp được tháo ra thùng chứa 3.24 ( thùng trung hoà).

- Độ PH nước mía trước và sau khi trung hoà được đo bằng 2 điện cực. - PH nước mía sau khi xông SO2: 3,4 – 3,8

- PH nước mía trung hoà: 7,0 – 7,2  Thao tác vận hành:

 Chuẩn bị:

- Kiểm tra tất cả các thiết bị đo, hoá chất xem đủ chưa, phải kiểm tra các đường ống liên quan trong các bình, thùng chứa xem có vật gì khác lưu lại bên trong ống không

- Kiểm tra lại độ linh hoạt của các van, sự rò rỉ, tháo sạch nước còn đọng lại trong thiết bị

- Mở van nước mía đường ống trung hoà và lấy mẫu, đóng chặt van khí lưu huỳnh

- Kiểm tra nồng độ nhủ vôi và tìm hiểu tình hình cháy trong lò đốt lưu huỳnh

Vận hành:

- Sau khi mở máy bơm nước mía hỗn hợp, khi thấy đồng hồ đo áp suất trên đường ống làm việc, thì mở ngay van khí SO2, đóng van xả khí SO2 - Tiếp theo mở ngay van nhủ vôi, khống chế nước mía đạt độ PH cần yêu

cầu

- Sau khi mở máy bình thường phải thường xuyên theo dỏi chỉ số PH trên máy đo và kịp thời điều chỉnh độ PH qui định.

- Theo dõi quá trình làm việc.  Ngừng máy:

- Trước khi ngừng máy phải liên hệ chặt chẽ với các vị trí công việc khác, đồng thời cho công nhân phụ trách lưu huỳnh và hoà nhủ vôi chuẩn bị ngừng cung cấp lưu huỳnh và nhủ vôi

- Đợi sau khi đã xả hết nước mía, mở cửa kiểm tra thùng tản khí và để rửa sạch.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập nhà máy phổ phong quảng ngãi (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(61 trang)
w