III. ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP
2. Một số kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam
Đối với các quốc gia trên toàn thế giới thì hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu.Quá trình này tạo thuận lợi cho các nước, kể cả các nước đang phát triển mở rộng thị trường có thêm vốn và công nghệ, tập hợp lực lượng để bảo vệ lợi ích của mình. Việt Nam gia nhập WTO là quyết định phù hợp với xu thế chung của thời đại. Cũng như các thành viên khi gia nhập WTO,Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội cũng như sẽ gặp nhiều thách thức. Một trong những thách thức mà Việt Nam sẽ phải đối mặt là những vụ kiện ra WTO. Để hạn chế những vụ kiện như vậy thì chúng ta sẽ phải giải quyết như thế nào? Từ thực tiễn việc giải quyết tranh chấp trong WTO chúng ta rút ra được một số kinh nghiệm như sau.
2.1 Đối với Chính phủ và cơ quan quản lý Nhà nước.
Là một thành viên của WTO Việt Nam phải đi sâu, tìm hiểu các luật lệ của WTO để hiểu và vận dụng được các luật lệ của WTO. Bên cạnh đó nhà nước phải điều chỉnh chính sách, pháp luật kinh tế thương mại cho phù hợp với các quy định của WTO . Điều này trước hết tránh cho Việt Nam khỏi bị kiện do vi phạm, đồng thời có những thuận lợi nhất định và giảm được chi phí do WTO trợ giúp về mặt pháp lý. Cần sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan có thẩm quyền, các doanh nghiệp và hướng dẫn hành động cho Hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam. Đồng thời nhà nước cũng cần tuyên truyền ý thức pháp luật thương mại quốc tế cho các hiệp hội doanh nghiệp cũng như người dân.
15 Sổ tay về Hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, Ủy ban Quốc gia về hợp tác kinh tế quốc tế, NXB chính trị Quốc gia 2005, tr.203.
Từ thực tế có thể thấy rằng nhiều nước bị kiện ra WTO là do thiếu hiểu biết về pháp luật thương mại quốc tế và các quy định của WTO. Để hạn chế và đối phó với những trường hợp như vậy chúng ta cần phải đào đội ngũ chuyên gia tư vấn luật có năng lực tiến hành nghiên cứu và thực hiện hoạt động tư vấn bảo vệ doanh nghiệp Việt Nam
2.2 Đối với phía Hiệp hội và các doanh nghiệp
Từ thực tiễn cho thấy đóng vai trò nhân tố chính vẫn trong các vụ tranh chấp là hiệp hội và các doanh nghiệp. Vì vậy, các hiệp hội và doanh nghiệp Việt Nam nên liên hệ chặt chẽ và thường xuyên với các cơ quan chức năng, phối hợp hành động với Chính phủ và có sự liên kết giữa các hiệp hội doanh nghiệp với nhau. Chính sự liên kết đó sẽ tạo ra một sức mạnh tổng hợp trong việc ứng phó với những thay đổi của thị trường thế giới, đặc biệt trong việc giải quyết tranh chấp thương mại. Trong những trường hợp bị kiện ra WTO thì cũng có thể cùng nhau phối hợp giải quyết tranh chấp vì lợi ích chung, chia sẻ những chi phí tài chính lớn do vụ kiện kéo dài. Bên cạnh đó thì các doanh nghiệp cũng phải có sự hiểu biết nhất định về mặt kinh tế và pháp lý về các thị trường để đề ra chiến lược cụ thể, phát huy thế mạnh của mình và hạn chế những tranh chấp không đáng có. Doanh nghiệp cũng phải không ngừng tích cực tham gia vào các hiệp hội và học hỏi doanh nghiệp các nước đang phát triển để có những kinh nghiệm quý báu.
KẾT LUẬN
Mười lăm năm đã trôi qua kể từ khi Tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời, đó cũng chính là 15 năm WTO đã thể hiện vai trò của mình trong việc điều chỉnh hệ thống thương mại toàn cầu. Với phạm vi điều chỉnh rộng khắp, từ thương mại hàng hóa, dịch vụ đến nông nghiệp, WTO là sân chơi bình đẳng cho tất cả các nước thành viên. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thực sự là một công cụ hữu hiệu giúp WTO điều chỉnh quan hệ thương mại, điều hòa lợi ích kinh tế thông qua việc giải quyết tốt những tranh chấp thương mại phát sinh giữa các nước thành viên.
Nhìn chung, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã phát huy được vai trò của mình, tạo được niềm tin cho các quốc gia thành viên. Điều đó được thể hiện thông qua thực tiễn giải quyết thành công hàng trăm vụ tranh chấp trong WTO từ khi thành lập đến nay. Đặc biệt, các nước đang và kém phát triển là các thành viên chiếm đa số trong WTO đang ngày càng chủ động trong quá trình giải quyết tranh chấp. Cơ chế đồng thuận phủ quyết giúp cho tất cả các vụ tranh chấp được giải quyết do không bị sức ép từ các nước lớn và cơ chế này trong tương lai sẽ tiếp tục phát huy được ưu điểm của mình.
Tuy vậy, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO trên thực tiễn cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Sự thiếu minh bạch trong cơ chế giải quyết tranh chấp, sự thiếu tính hiệu lực trong việc thực thi các khuyến nghị và phán quyết cũng như các biện pháp trả đũa được cho phép là những vấn đề đang được thảo luận và đàm phán khá
sôi nổi trong WTO. Điều đó đặt ra cho WTO những vấn đề cải cách mang tính chiến lược để WTO thực sự là một sân chơi công bằng, lành mạnh đối với tất cả các thành viên
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tài liệu tham khảo tiếng việt
1. MUTRAP II “ Dự án hỗ trợ thương mại đa biên”- vị trí, vai trò và cơ chế hoạt động của tổ chức thương mại thế giới trong hệ thống thương mại đa phương, NXB lao động xã hội, hà nội 2007
2. Bộ Ngoại giao-Học viện Ngoại giao, Giáo trình quan hệ kinh tế Quốc tế, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,2006.
3. Phan Thảo Nguyên, “Giải quyết tranh chấp trong quan hệ kinh tế quốc tế và quá trình phát triển của hệ thống giải quyết tranh chấp GATT/WTO,” Nhà nước và pháp luật, số 7 (2002).
4. Bộ thương mại-Vụ chính sách thương mại đa biên, Kết quả vòng đàm phán Uruguay về hệ thống thương mại đa biên, Nxb.Thống kê, 2000
5. Bộ Ngoại giao, Việt Nam hội nhập kinh tế trong xu thế toàn cầu hóa: Vấn đề và giải pháp, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội.
B. Tài liệu tham khảo tiếng anh
1. Valentina Delich, “Developping countries and the WTO Dispute Settlement System”, trong The World Trade Organization (USITC: 2004)
2. WTO Dispute Settlement System and Implementation of Decisions: a Developping Country Perspective, Manchester University, 2001
C. Các trang báo điện tử 1. Webside Bộ ngoại giao
http://www.mofa.gov.vn
2. Webside phòng thương mại và cộng nghiệp Việt Nam http://www.wtocenter.vn
http://chongbanphagia.vn