Đánh giá thức tiễn cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO từ khi thành lập

Một phần của tài liệu Đề tài " Cơ chế giải quyết tranh chấp được vận hành và hiệu quả như thế nào?" pdf (Trang 30 - 34)

III. ĐÁNH GIÁ THỰC TIỄN VỀ CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

1. Đánh giá thức tiễn cơ chế giải quyết tranh chấp trong WTO từ khi thành lập

lập tới nay

1.1 Ưu điểm

Một là, hệ thống giải quyết tranh chấp theo DUS bảo đảm quyền lợi chính đáng của các bên tranh chấp, tạo dựng niềm tin cho các nước thành viên. Điều này được minh chứng qua sự tham gia đông đảo của các nước đang phát triển vào các vụ kiện. Ngày càng có nhiều nước đang phát triển sự dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO với tư cách là nguyên đơn, tích cực nhất phải kể đến Ấn Độ, Braxin, Trung Quốc, thái lan. Các nước này đã kiện ra WTO khi nhận thấy các thành viên khác đang vi phạm quy đinh của WTO, ảnh hưởng đến lợi ích của họ.

Trong vụ Ấn độ kiện EC, số lượng thành viên tham có cả nước phát triển và nước đang phát triển. Điều đáng chú ý ở đây là Ấn Độ nước đang phát triển với tư cách là nguyên đơn đã dám kiện lại EC là một trong những thành viên mạnh trong WTO và có tiềm lực kinh tế rất mạnh. Trước đây các nước đang phát triển thường là những nước chịu thiệt thòi khi tham gia vào thương mại quốc tế, thường xuyên bị các nước phát triển áp dụng nhiều biện pháp gây sức ép. Giờ đây ngay sau khi EC áp dụng thuế chống bán phá giá với mặt hành khăn trải giường nhập khẩu từ ấn độ ngay lập tức Ấn Độ kiện EC ra về WTO.

Có thể cho rằng hiện nay các nước đang phát triển đã tin vào cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO, họ không còn tâm lý sợ như trước kia nữa.

Thứ hai, hệ thống giải quyết trong khuôn khổ WTO hoạt động rất hiệu quả khi hệ thống này thể hiện tính “ bán tư pháp”, “bán tự động”.

Tính chất “ bán tư pháp” và bán tự động14 tạo điều kiện cho cơ chế này giải quyết được nhiều vụ kiện phức tạp

Tính “ bán tư pháp” được hiểu với nghĩa “gần như tòa án”. Trên cở sở chức năng của ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm, có thể thấy hai cơ quan này mang dáng dấp của tòa án, nhưng không hoàn toàn là tòa án vì không đưa ra phán quyết.

Tính chất “ bán tự động” xuất phát từ nguyên tắc đồng thuận và đồng thuận phủ quyết. Theo nguyên tắc này, không một quốc gia nào có thể ngăn cản việc thành lập Ban hội thẩm, báo cáo ban phúc thẩm, cơ quan phúc thẩm. Vì trên thực tế, không một nước nào có thể thuyết phục được tất cả các thành viên còn lại, kể cả thành viên bị vi phạm đồng ý không thông qua. Điều này đã tránh được sức ép về kinh tế, chính trị từ các nước lớn, làm cho việc giải quyết có hiệu quả, xây dựng được lòng tin của các nước hành viên vào tình công bằng của hệ thống thương mại đa phương.

Thứ ba, WTO đã thể hiện được vai trò của mình trong việc giải quyết tranh chấp theo cơ chế đa phương chứ không phải cơ chế đơn phương như trong GATT. Cơ chế đa phương trước hết được thể hiện quá trình tham vấn. Thực tế cho thấy WTO từ khi thành lập tới nay đã có nhiều nước đang phát triển thắng kiện trong các vụ tranh chấp. Có thể kể ra một số vụ kiện điển hình như vụ Thái Lan, Pakistan kiện Mỹ ( tôm- rùa đỏ), vụ Trung Quốc và Braxin kiện Mỹ (Thép), Canada kiện Mỹ ( gỗ xẻ mền), và đặc với vụ kiện trên Ấn Độ là nước đang phát triển đã kiện thắng EC.

Cơ chế giải quyết đa phương trong WTO còn thể hiện trong sự cho phép tham gia của bên thứ ba, khi các nước cảm thấy bất kỳ vụ tranh chấp liên quan đến lợi ích của mình đang được giải quyết trong khuôn khổ của WTO có thể đề nghị tham gia với tư cách là bên thứ ba. Trong vụ kiện giữa Ấn độ và EC các nước các nước Mỹ, Nhật Bản, Ai cập, Hàn Quốc, đề nghị tham gia bên thứ ba khi nhận thấy lợi

14 Thuật ngữ sử dụng theo: sổ tay về hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tê, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội 2005,

ích của họ giảm nếu như EC áp thuế chống bán phá giá với mặt hàng khăn trải giường.

Cuối cùng, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO cũng cho thấy bản chất cưỡng chế và cơ chế thực thi của hệ thống này mang lại hiệu quả thực tế. Các biện pháp bồi thường và trả đũa có thể được áp dụng trong trường hợp bên thua kiện không thi hành phán quyết đóng vai trò răn đe những ý định vi phạm, góp phần hạn chế tranh chấp và năng cao hiệu quả thi hành các phán quyết của DSB. DSB cho phép bên thi hành được thực hiện các biện pháp trả đũa thương mại trực tiếp hoặc trả đũa chéo.

Tóm lại, từ khi thành lập tới nay cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đã đạt được những thành tựu nhất định, cơ chế này đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp giữa các thành viên được hiêu quả và nhanh chóng hơn.

1.2 Hạn chế

Thứ nhất, quy trình đầy đủ về giải quyết tranh chấp chiếm một khoảng thời gian đáng kể. Mặc dù có quy định thời hạn tối đa cho quy trình tố tụng, song thời hạn 9 đến 12 tháng là khoảng thời gian dài và trong suốt thời gian đó bên khởi kiện phải liên tục chịu các tổn hại về kinh tế nếu biện pháp đang được xem xét thực sự trái với WTO. Trong thực tế nhiều vụ kiện còn vượt quá thời gian quy định rất nhiều năm, có thể kể đến vụ các nước Mỹ latinh kiện EC ( chuối) kéo dài 16 năm, vụ Thái Lan kiện Mỹ (tôm) kéo dài 5 năm. Quy trình kéo dài sẽ gây nhiều thiệt hại cho các nước tham gia vụ kiện, thiệt hại về chi phí vụ kiện vào các chi phí cơ hội kéo. Trong vụ kiện trên khi EC áp dụng thuế bán chống phá giá với mặt hàng khăn trải giường của Ấn Độ đã làm cho nước này thiệt đáng kể về mặt kinh tế. Nếu một nước mà tiền lực kinh tế yếu thì khó có thể tham gia đến cùng các vụ kiện dài hơi như vậy.

Thứ hai,trong thủ tục giải quyết của DSU không có quy định nào về biện pháp tạm thời để có thể bảo vệ lợi ích kinh tế và thương mại của các bên trong suốt quy trình tố giải quyết vụ việc. Khi thắng kiện, nguyên đơn không nhận được bất kỳ

khoảng bồi thường nào cho những thiệt hại kinh tế mà họ đã phải gánh chịu, cũng như không nhận được sự bù đắp nào từ phía bên bị đơn cho những chi phí cần thiết mà họ phải trả trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Thứ ba, quá trình giải quyết tranh chấp bộc lộ nhược điểm của hiệu lực thực thi cuối cùng. Điểm yếu của cơ chế là không có một cơ chế rõ ràng cưỡng chế các nước thua kiện thi hành phán quyết và khuyến nghị của cơ quan giải quyết tranh chấp. Trên thực tế cơ quan giải quyết tranh chấp chỉ đưa ra phán quyết và khuyến nghị yêu cầu bên thua kiện phải thay đổi chế độ, còn việc có thực thi hay không còn phục thuộc vào bên thua kiện. Thông thường nếu bên thắng kiện là các nước có tiềm lực kinh tế mạnh thì phán quyết mới tỏ ra có hiệu quả, ngược lại nếu bên thắng kiện là các nước có tiềm lực kinh tế yếu thì phán quyết khó mà thực hiện được do các nước áp dụng nhiều biện pháp cưỡng chế. Trong vụ kiện trên sau khi phán quyết được đưa ra thì EC đã thực thi theo đúng phán quyết, tuy nhiên không phải lúc nào trong các vụ kiện các bên thua kiện cũng thực thi đúng phán quyết.

Thứ tư, cơ chế trả đũa đã tỏ ra công bằng nhưng chưa phát huy tác dụng thực sự. Trong lịch sử giải quyết tranh chấp của GATT cũng như WTO, các nước nhỏ thường chịu thiệt thòi hơn khi tham gia tranh chấp. Trong thực tế các nước nhỏ không thể thực hiện các biện pháp trả đũa vì các nước có tiền lực kinh tế thường xuyên áp nhiều áp lực bằng nhiều biện pháp.

Thứ năm, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO chưa đảm bảo tính công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết tranh chấp. Theo DSU, quá trình giải quyết tranh chấp tại ban hội thẩm và cơ quan phúc thẩm phải được giữ bí mật. Điều này làm cho các nước thành viên WTO không thể biết được cụ thể quá trình giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm và Cơ quan phúc thẩm, kết quả giải quyết tranh chấp chỉ được các thành viên WTO biết đến trên cơ sở bào cáo của ban hội thẩm hoặc cơ quan phúc thẩm đã được DSB thông qua. Quy trình này thể hiện sự thiếu công khai, minh bạch trong quá trình giải quyết tranh chấp tại WTO, làm ảnh hưởng tới lòng tin của một số thành viên vào tính công minh của cơ chế giải này.

Cuối cùng, trên thực tế trong một số trường hợp việc viện dẫn quyền được tạm dừng nghĩa vụ của bên thắng kiện khi thua kiện không thi hành phán quyết là không khả thi, đặc biệt là đối với các Thành viên có tiền lực kinh tế yếu15.

Một phần của tài liệu Đề tài " Cơ chế giải quyết tranh chấp được vận hành và hiệu quả như thế nào?" pdf (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w