Tính tích cực xã hội của sinh viên

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (qua thực tế các trường đại học khối xã hội nhân văn ở miền bắc việt nam (Trang 61 - 64)

Tính tích cực xã hội, dưới góc độ Triết học là khái niệm nói lên vị trí, vai trò của con người trong xã hội, với tư cách là chủ thể của hoạt động xã hội, chủ thể của lịch sử.

Với giới sinh viên, tính tích cực xã hội là toàn bộ những biểu hiện của sự hoạt động có ích về mặt xã hội của sinh viên trong tất cả các lĩnh vực sinh hoạt của xã hội. Nó là sự hiện thực hóa lý tưởng, lý tưởng đạo đức của sinh viên, là sự phản ánh thế giới quan của họ. Tính tích cực xã hội đồng thời bao gồm cả khả năng thích nghi, đáp ứng những yêu cầu của xã hội. Cơ sở trực tiếp, chủ yếu làm xuất hiện tính tích cực xã hội của sinh viên là lợi ích. Xét dưới góc độ lợi ích, thực chất tính tích cực xã hội của sinh viên là quan hệ xã hội dựa trên cơ sở lợi ích. Nó phản ánh mối quan hệ giữa giới sinh viên và các giai cấp, các tầng lớp xã hội khác hoặc với toàn xã hội.

Biểu hiện tính tích cực cao nhất của sinh viên trong xã hội ta hiện nay thể hiện ở việc nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình, phấn đấu trở thành các thành viên của các tổ chức chính trị như Đoàn viên đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và cao hơn nữa là được vinh dự đứng trong hàng ngũ của những người đảng viên cộng sản. Đại đa số sinh viên có động cơ đúng đắn khi phấn đấu vào Đảng là muốn cống hiến một phần nhỏ bé sức lực của mình vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Những con số đã trình bày ở phần (a) đã khẳng định điều đó. Bên cạnh những sinh viên có ý thức, quyết tâm phấn đấu vào Đảng thì nhìn chung tỷ lệ sinh viên tham gia vào sinh hoạt Đảng còn khá thấp so với các hoạt động sinh hoạt khác. Khi tìm hiểu hình thức sinh hoạt nào được

sinh viên tham gia nhiều nhất trong một số trường đại học. Kết quả điều tra được phản ánh như sau:

Biểu 2.1: Sinh viên tham gia các hình thức sinh hoạt

Các hình thức hoạt động Sinh hoạt Đoàn Đảng (%) Câu lạc bộ khoa học (%) Câu lạc bộ thể thao (%) Câu lạc bộ văn nghệ (%) Các hình thức khác (%) Không tham gia (%)

Đại học Kinh tế quốc dân 12,0 13,6 24,0 12,8 28,8 24,8 Đại học XH và Nhân văn 40,0 20,8 24,8 15,2 27,2 17,2 Chung 26,0 17,2 24,4 14 23 21,5

Nguồn: [5, tr. 41].

Nhìn vào bảng số liệu, chúng ta thấy rằng tỷ lệ sinh viên tham gia vào sinh hoạt Đoàn, Đảng còn rất thấp (26,0%), mặc dù khi vào trường đại học sinh viên đã là đoàn viên Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Điều này, một mặt phản ánh tính tích cực xã hội trong sinh viên còn thấp, mặt khác, khi chuyển sang kinh tế thị trường, các tổ chức đoàn thể còn chuyển biến chậm chưa kịp thời với những biến đổi kinh tế - xã hội đất nước, chưa có sức cuốn hút sinh viên vào những hoạt động của mình. Bởi vậy mà hoạt động của các tổ chức này có phần giảm sút so với những năm kháng chiến, điều này là nguyên nhân dẫn đến những hành vi lệch chuẩn trong nhân cách đạo đức sinh viên. Trong những năm gần đây, đặc biệt từ năm học 1999- 2000 với phong trào "Thanh niên tình nguyện", "tuổi trẻ dựng nước"... đã thu hút được sự tham gia hào hứng của đông đảo sinh viên các trường, đó là những dấu hiệu phấn khởi của việc chuyển đổi hình thức sinh hoạt của tổ chức Đoàn.

Tính tích cực xã hội của sinh viên còn được thể hiện ở thái độ của họ với công cuộc đổi mới, với tình hình kinh tế xã hội đất nước. Nhìn chung sinh viên nước ta hiện nay rất quan tâm đến con đường phát triển của đất nước (như đã trình bày ở phần a). Họ thường xuyên quan tâm, tìm hiểu tình hình kinh tế - xã hội đất nước, 5% trong số sinh viên được hỏi khẳng định họ đã hiểu thấu đáo, 45% quan tâm tương đối thường xuyên, 3% quan tâm đến những vấn đề thiết thân, 9% ít quan tâm và 1% không quan tâm.Tuy nhiên, mức độ tìm hiểu về đường lối cách mạng của Đảng chưa thật nhiều. Chỉ có 3% trong tổng số sinh viên được hỏi có nghiên cứu kỹ đường lối cách mạng của Đảng, 15% hiểu tương đối thường xuyên, 63% chỉ đọc nội dung liên quan khi cần thiết và 1% sinh viên bàng quan trước đường lối cách mạng của Đảng, không tìm hiểu bao giờ [48, tr. 41].

Tính tích cực xã hội của sinh viên được đánh giá cao trên các mặt hoạt động xã hội. Theo Viện nghiên cứu thanh niên trong năm học 1999-2000 có gần 10.000 sinh viên của trên 50 trường đại học tham gia các hoạt động xã hội tình nguyện ở địa phương. Hè năm 2000 gần 20.000 sinh viên các trường đại học ở Hà Nội tham gia "Mùa hè thanh niên tình nguyện" [56, tr. 5].

Bên cạnh những mặt tích cực nói trên, một bộ phận không nhỏ sinh viên thiếu chủ động, sống thụ động, dễ bị kích động, bị lôi kéo vào các hoạt động tiêu cực vi phạm pháp luật, suy thoái về đạo đức lối sống. Có thể nhận thấy rằng một số sinh viên ít suy nghĩ, ít quan tâm cảnh giác trước âm mưu của các thế lực thù địch ở nước ta, ít quan tâm đến chính trị, có những biểu hiện cho thấy có một bộ phận sinh viên không có ý thức rèn luyện đạo đức, nhân cách, lối sống, dễ bị lôi kéo, kích động. Các hiện tượng đánh nhau, sử dụng ma túy, gian lận trong thi cử, quan hệ tình dục trước hôn nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể vẫn còn tồn tại trong sinh viên ở những năm học qua. Cá biệt có những việc làm nhức nhối dư luận và

những người làm công tác giáo dục, như vụ hiếp dâm tập thể, hiếp dâm nam...

Điều tra xã hội học về nhận định về đạo đức, nhân cách đạo đức của sinh viên hiện nay được phản ánh qua bảng:

Biểu 2.2: Nhận định về đạo đức, nhân cách đạo đức

của sinh viên hiện nay

STT Các nhận định Sinh viên

1 Đạo đức của sinh viên đang xuống cấp nghiêm trọng 26%2 Thanh niên sinh viên hiện nay có nhiều biểu hiện đạo đức tốt 14,5%

Một phần của tài liệu vấn đề xây dựng nhân cách đạo đức sinh viên trong điều kiện kinh tế thị trường ở việt nam hiện nay (qua thực tế các trường đại học khối xã hội nhân văn ở miền bắc việt nam (Trang 61 - 64)