So sánh chỉ số phát triển giới (GDI) với thước đo quyền lực giới tính (GEM)

Một phần của tài liệu Tăng trưởng vì phát triển con người ở Việt Nam (Trang 25 - 26)

C) Đánh giá kết quả đạt được

4) So sánh chỉ số phát triển giới (GDI) với thước đo quyền lực giới tính (GEM)

Khi GDI cao và GEM thấp chứng tỏ việc trang bị cho phát triển con người tốt nhưng không sử dụng hết. Với GDI thấp và GEM cao cho ta thấy việc trang bị cho phát triển chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng.

Bảng số liệu so sánh GDI và GEM của một số nước năm 2001

Nước GDI GEM

Giá trị Xếp hạng Giá trị Xếp hạng Singapore 0,884 28/175 0.594 26/93 Malaysia 0,790 58/175 O,503 45/93 Philipines 0,751 85/175 0,539 35/93 Thái lan 0,768 74/175 0,457 55/93 Việt Nam: 2001 2007 0,688 0,733 109/175 105/175 0,514 0,516 41/93

(Nguồn: tư liệu các nước thành viên Asean, 2004, số liệu Việt Nam 2007; trang web bộ lao động – TBXH 11/2007)

Qua bảng số liệu ta thấy Thái Lan và Malaysia có GDI cao hơn so với Việt Nam nhưng GEM lai thấp hơn. Tỷ lệ phụ nữ tham gia vào quốc hội tại Việt Nam là 27% đứng đầu trong khối Asean trong khi đó Singapore 12%, Thái Lan và Indonesia dưới

10%. Điều này cho chúng ta thấy ngoài việc nâng cao trang bị năng lực cho phát triển con người thì phải quan tâm đến cả việc sử dụng năng lực của họ vào cuộc sống. Ta thấy chỉ số GDI nước ta cao hơn GEM trong năm 2001 (0,688 > 0,514) chứng tỏ việc trang bị năng lực cho con người cao nhưng không được sử dụng hết.

Phần III: Hoàn thiện mô hình tăng trưởng vì phát triển con người I) Định hướng

Thời kì tới đặc biệt chiến lược phát triển kinh tế xã hội cho các giai đoạn sau, tình hình tăng trưởng nền kinh tế được dự báo bằng con số thực có căn cứ. Một nền kinh tế tăng trưởng nhanh có tác động lan tỏa lớn tới phát triển con người thì việc lựa chọn một mô hình tăng trưởng hợp lí và chính sách tăng trưởng phù hợp là rất quan trọng. Điều này cho phép xác định rõ triển vọng của nền kinh tế và phát triển bền vững trong dài hạn. Nền kinh tế có đủ sức cạnh tranh khi mở cửa nền kinh tế đặc biệt trong điều kiện nước ta đã gia nhập tổ chức thương mại quốc tế (WTO)

Một phần của tài liệu Tăng trưởng vì phát triển con người ở Việt Nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w