0
Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Chưa phân định rõ tính chất bảo đảm giữa vật quyền và trái quyền

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TRONG PHÁP LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 43 -45 )

sản có bảo đảm mà không cần thủ đắc tài sản đó.

2.1.1.2 Chưa phân định rõ tính chất bảo đảm giữa vật quyền và trái quyền quyền

Trên cơ sở hai nhóm quyền ấy, quy định các biến động của dịch chuyển quyền, tức là các giao dịch có bảo đảm, dù là bảo đảm vật quyền hay trái quyền. Rất tiếc, BLDS 2005 chưa quy định bảo đảm trái quyền với đặc trưng là quyền yêu cầu. Vì thế, cần được sửa đổi, bổ sung về cơ bản các chế định này.

BLDS 2005 của nước ta mặc dù đã được sửa đổi khá cơ bản so với BLDS 1995, tuy nhiên các chế định tài sản, quyền tài sản chưa được làm rõ cả về khái niệm cũng như nội hàm. Điều này là gây ra khoảng trống lớn khi cần xác định đối tượng của GDBĐ, cũng được coi là nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng xé lẻ văn bản quy định về tài sản, quyền tài sản; đăng ký tài sản; đăng ký các dịch chuyển tài sản.

Trước hết, cần xác định rõ đối tượng GDBĐ là tài sản, các quyền tài sản. Từ nhu cầu này nhìn lại sẽ thấy quy định gốc tại BLDS 2005 về tài sản, các quyền tài sản của nước ta còn thiếu cơ bản các vấn đề sau:

- Khái niệm tài sản, quyền tài sản trong đó làm rõ động sản, bất động sản và các quyền đối với động sản, bất động sản;

- Xác định đối tượng của các giao dịch dân sự-thương mại nói chung là tài sản và quyền tài sản, do đó GDBĐ cũng được xác định đối tượng của nó cũng là tài sản và quyền tài sản.

Điều 163 phần thứ hai BLDS 2005 mặc dù đã quy định rằng tài sản bao gồm cả quyền tài sản. Tuy nhiên, tài sản với tính cách vật thể hiện dưới

hai hình thái động sản, bất động sản thì có thể tương đối hình dung được, nhưng quyền tài sản thể hiện dưới hai hình thái vật quyền và trái quyền thì BLDS 2005 không quy định.

Ỏ đây có đặc điểm hết sức thú vị chính là quyền chiếm hữu mà bất kể BLDS các nước nào lập pháp đều quan tâm và định chế nó, nhưng BLDS Việt Nam cả hai đợt 1995 và 2005 đều không quan tâm. Cụ thể là quyền chiếm hữu của người thuê, quyền của người sửa chữa, quyền của người được uỷ quyền quản lý tài sản cũng có những quyền chi phôi nhất định đối với tài sản mà họ đang chiếm hữu hợp pháp, trong đó có quyền dịch chuyển số phận pháp lý tài sản đó. Những quyền dịch chuyển pháp lý phi mua bán đối với tài sản đang chiếm hữu hợp pháp như quyền thế chấp, quyền cầm cố tài sản là những dịch chuyển quyền hết sức phổ biến trong thời ký hàng hoá luân chuyển mạnh mẽ do tính quốc tế hoá của hoạt động vận tải, lưu thông có tính xuyên quốc gia mà ở đó người xúc tiến các giao dịch thế chấp, cầm cố không không chiếm hữu tài sản, hoặc thế chấp tài sản không hiện hữu (vô hình), hay thế chấp tài sản chưa hề tồn tại (hình thành trong tương lai, mà giao dịch đó vẫn an toàn, tránh được rủi ro do có bảo đảm bằng vật hay quyền đối với vật đem thế chấp, cầm cố.

Đến nay vẫn có tư duy cho rằng, chỉ có người sở hữu chủ mới có đầy đủ các quyền chi phối tài sản. Lý luận này đã trở nên yếu thế, khi nghiên cứu, phân tích sâu về đối tượng GDBĐ dưới dạng quyền là khá phổ biến trong thời kỳ toàn cầu hoá về kinh tế, trong đó có các vật quyền phát sinh từ quyền chiếm hữu vật kể trên gồm: quyền chiếm hữu của người thuê, quyền chiếm hữu của người sửa chữa, quyền chiếm hữu của người được uỷ quyền quản lý tài sản. Nếu sát nhập cả đối tượng bảo đảm của các chủ nợ có trái quyền kể trên thì lý thuyết tuyệt đối hoá quyền sở hữu là đối tượng chính của GDBĐ thậm chí là sụp đổ.

Từ lý luận này cho thấy cần xem xét lại khoản 1 Điều 320 BLDS 2005 quy định rằng: "vật bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự phải thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm và được phép giao dịch". Có thể nhận định đây là quy định lạc hậu và chưa phù hợp thông lệ quốc tế.

Trong hoạt động hàng hải, quyền của người thuê tàu, quyền của người được uỷ quyền chuyên chở hàng hoá trên tàu, quyền của người sửa chữa tàu, quyền của người nhận đặt đóng tàu mới là những quyền chiếm hữu hợp pháp tàu biển và hàng hoá trên tàu trong hành trình đã và đang là đối tượng của GDBĐ trong lĩnh vực hàng hải.

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH GIAO DỊCH BẢO ĐẢM TRONG PHÁP LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM (Trang 43 -45 )

×