Việc thực thi quyền sử dụng đất của chủ thể sử dụng đất

Một phần của tài liệu thực thi quyền sử dụng đất ở huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 29 - 34)

thể sử dụng đất

Luật Đất đai 2003 xác định chủ thể sử dụng đất là người sử dụng đất - gồm [44, tr.16-17]:

1. Các tổ chức trong nước bao gồm cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ

chức kinh tế - xã hội, tổ chức sự nghiệp công, dơn vị vũ trang nhân dân và các tổ chức khác theo quy định của Chính phủ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận QSDĐ, tổ chức kinh tế nhận chuyển QSDĐ.

2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước được nhà nước giao đất, cho thuê đất hoặc công nhận QSDĐ, nhận QSDĐ.

3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng một địa bàn.

4. Cơ sở tôn giáo gồm: chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước công nhận quyền sử dụng hoặc giao đất;

5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài, đại diện của tổ chức thuộc liên hiệp Quốc, cơ quan tổ chức liên Chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên Chính phủ được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất;

6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư, hoạt động văn hóa, khoa học thường xuyên về sống ổn định tại Việt Nam được Nhà nước Việt Nam giao đất, cho thuê đất, tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo Luật đầu tư được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất, được mua nhà ở gắn liền với QSDĐ ở;

7. Tổ chức cá nhân nước ngoài đầu tư vào Việt

Nam theo pháp luật về đầu tư được Nhà nước Việt Nam

cho thuê đất.

Người sử dụng đất, theo quy định của Luật Đất

đai năm 2003, có các quyền sau [44, tr.120]:

1. Được cấp giấy chứng nhận QSDĐ.

2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất.

3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp.

4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp.

5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến QSDĐ hợp pháp của mình.

6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm QSDĐ hợp pháp của mình và những hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

Người sử dụng đất phải thực hiện các nghĩa vụ chung sau đây:

1. Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo quy định khác của pháp luật.

2. Đăng ký QSDĐ, làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế,

tặng cho, thế chấp, bão lãnh, góp vốn bằng QSDĐ theo quy định của Pháp luật.

3. Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định củ pháp luật;

4. Thực thi các biện pháp bảo vệ đất.

5. Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường,

không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.

6. Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.

7. Giao lại đất khi nhà nước có quyết định thu hồi đất hoặc khi hết thời hạn sử dụng đất.

Đó là các quyền và nghĩa vụ chung của người sử dụng đất. Bên cạnh đó, Luật Đất đai năm 2003 đã xác định quyền và nghĩa vụ đặc thù, chẳng hạn như đối với quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho người sử dụng đất; quyền thế chấp, bão lãnh, góp vốn bằng QSDĐ... đây không phải là quyền mà tất cả các người sử dụng đất đều có. Chỉ có những người sử dụng đất nhất định mới được thực hiện tất cả các quyền này, như: hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất...

Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng QSDĐ mà tiền đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước... thì được thực

hiện một số quyền trong những quyền như: quyền chuyển nhượng QSDĐ, cho thuê đất, tặng cho QSDĐ, thế chấp, bảo lãnh bằng QSDĐ và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn với đất, góp vốn bằng QSDĐ...

Các tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư... lại hoàn toàn không được thực hiện các quyền trên (không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho QSDĐ; không thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ... ).

Thêm nữa, bản thân những người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho QSDĐ; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng QSDĐ theo quy định của pháp luật cũng phải bảo đảm các điều kiện nhất định - đó là:

- Có giấy chứng nhận QSDĐ; - Đất không tranh chấp;

- QSDĐ không bị kê biên để bảo đảm thi hành án; - Trong thời hạn sử dụng đất (theo khoản 1, điều 106, Luật Đất đai năm 2003).

Người sử dụng đất, được Nhà nước cấp giấy chứng nhận QSDĐ và có chính sách tạo điều kiện cho người trực tiếp sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản có để sản xuất, đồng thời có chính sách ưu đãi đầu tư, đào tạo nghề, phát triển ngành nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn phù hợp

với quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, khuyến khích người sử dụng đất, đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học công nghệ nhằm bảo vệ, cải tạo, làm tăng độ màu mở cho đất, khai hoang, phục hóa, lấn biển đưa diện tích đất trống, đồi núi trọc, đất có mặt nước hoang hóa vào sử dụng và phát triển kết cấu hạ tầng để tăng giá trị của đất.

Một phần của tài liệu thực thi quyền sử dụng đất ở huyện hòa vang thành phố đà nẵng (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)