3. Kim cang thừa, cịn gọi là Mật tơng (Tantrayana hay Vajrayana):
2.2.1. Vấn đề niềm tin tôn giáo
Trong lịch sử tư tưởng nước ta có thời kỳ một học thuyết tư tưởng hoặc một đạo giữ vai trò thống trị xã hội như Phật giáo ở thế kỷ X - XIV, Nho giáo ở thế kỷ XV - XIX, học thuyết Mác - Lênin từ giữ thập kỹ 40 của thế kỷ XX đến nay. Nhưng chưa bao giờ xảy ra hiện tượng chỉ có một học thuyết tư tưởng hoặc một tơn giáo chi phối tồn bộ đời sống tinh thần xã hội. Thường là dưới sự chỉ đạo của một học thuyết vẫn có các học thuyết và các tôn giáo khác song song tồn tại và tác động vào các khu vực khác nhau của đời sống xã hội, đồng thời cũng tác động trở lại học thuyết chủ đạo. Ngày nay, dù đã trải qua cuộc cách mạng trong hệ ý thức, tình hình vẫn như vậy. Vì vậy, mặc dù chủ nghĩa Mác - Lênin từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay dần dẫn chiếm được địa vị thống trị trong đời sống tinh thần xã hội, thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng đã có ảnh hưởng đến một bộ phận lớn trong dân cư nước ta, đặc biệt là trong đội ngũ cán bộ công nhân viên chức Nhà nước, đội ngũ những người đã trải qua các trường giáo dục chuyên nghiệp, bộ đội,... Nhưng như trên đã nêu, bên cạnh đó nhiều tơn giáo, tín ngưỡng, học thuyết khác vẫn tiếp tục tồn tại bằng những phương thức riêng, với những cách thức khác nhau tác động đến các tầng lớp dân cư của nước ta, trong đó có Hà Nội. Vậy tại sao trong số rất nhiều tơn giáo hiện có ở nước ta như Đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành, đạo Hồi, đạo Phật, đạo Hoà Hảo, đạo Cao Đài, một bộ phận dân cư ở Hà Nội lại lựa chọn đạo Phật làm nơi gửi gắm niền tin.
Thứ nhất là: Xét trong các tôn giáo truyền thống ở nước ta: Nho -
Phật - Lão thì hiện nay ở nước ta diễn ra tình hình là tư tưởng Nho giáo chỉ còn được người dân biết đến qua các di sản văn hóa, các lễ nghi tập tục cịn sót lại, các tục ngữ, ca dao trong dân gian, các lời truyền đạt qua các thế hệ
trong gia đình,...Đạo Lão về mặt triết học đã và đang cịn là cơ sở tư tưởng cho những suy nghĩ lãng mạn, những ước mơ bay bổng, những sáng tạo trong văn học nghệ thuật, đồng thời còn là chỗ dựa tinh thần cho những tâm hồn bế tắc trước cuộc sống. Đạo Lão về mặt tơn giáo cịn đóng vai trò cơ sở tinh thần cho những hiện tượng đồng bóng, bói tốn, cầu xin ở các đền chùa, miếu mạo. Khác với hai đạo trên, Phật giáo ngày nay vẫn tồn tại với cơ chế đầy đủ của nó. Và do đó nó có điều kiện trực tiếp tác động đến lẽ sống của người dân. Nhiều quan niệm về nhân sinh và thế giới của nó như nhân sinh đa khổ, vô thường, vơ ngã, Niết bàn, Tây Phương cực lạc có sức thuyết phục lớn đối với người dân.
Từ trong lịch sử, đạo Phật xâm nhập vào nước ta một cách hịa bình khơng kèm theo sự xâm lăng quân sự của nước ngoài (như con đường đạo Thiên Chúa truyền vào Việt Nam). Đạo Phật cũng không gây nên một sự đảo lộn, một sự phủ định những giá trị tinh thần, những phong tục tập quán truyền thống của cộng đồng người Việt. Từ khi du nhập đến nay, đạo Phật ln có mặt, gắn bó với dân tộc trong q trình đấu tranh giữ nước. Nó hầu như đã thấm sâu vào máu thịt của con người. Phật giáo tuyên truyền tinh thần bình đẳng, nhân ái, khơng phân biệt đẳng cấp và chủng tộc, chủ trương giải thốt con người. Đạo Phật lại gắm bó, hịa đồng với tín ngưỡng dân gian. Theo truyền thống khi thực hiện lễ nghi tín ngưỡng dân gian, họ chấp nhận luôn cả đạo Phật.
Thứ hai là: Từ khi đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, nền kinh tế
chuyển từ kế hoạch hoá bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước thì đã xuất hiện nhiều khó khăn: tình trạng thiếu cơng ăn việc làm, các tệ nạn xã hội mọc lên như nấm, cuộc sống gia đình ít nhiều có những xáo trộn, ơ nhiễm mơi trường ảnh hưởng đến sức khỏe,... Con người ngày hôm nay phải đối mặt với những khía cạnh khắc nghiệt của nền kinh tế thị trường như may rủi nhiều hơn trong kinh doanh, nhưng thăng trầm trên con đường công danh sự nghiệp hay tình hình sức khỏe, gia đình,...
Mặt khác, thời gian vừa qua, chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước xã hội chủ nghĩa ở Đơng Âu bị sụp đổ, đất nước ta cịn gặp nhiều khó khăn trên bước đường phát triển cho nên có một bộ phận dân cư còn thiếu niềm tin vào thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của dân tộc, thiếu sự tự tin vào sức mạnh của chính mình có thể làm chủ được bản thân cho nên họ vẫn cần sự trợ giúp, "phù hộ" của Đức Phật đầy quyền năng.
Thứ ba là: đạo Phật ở nước ta với các yếu tố Thiền - Tịnh - Mật có
khả năng đáp ứng nhu cầu của các tầng lớp xã hội khác nhau. Thiền tơng có tính chất bác học nhưng lại khơng đề cập đến những yêu cầu thực tế hàng ngày của con người nên thường được tầng lớp trí thức, có đời sống vật chất khá giả chấp nhận. Mật tông với thuật phù chú, bùa phép, với phương pháp hàng long, phục hổ, trấn tà, yểm huyệt tuy thô thiển về mặt cách thức, nhưng lại trong tâm lý của con người; Tịnh Độ tông đem lại cho con người một thiên đường ở cõi Tây phương cực lạc cùng với chủ trương "cứu nhân độ thế", "đổi đời đổi kiếp" cho con người. Các yếu tố Tịnh, Mật, đặc biệt là Tịnh Độ tơng có sức cuốn hút đặc biệt đối với tầng lớp bình dân và mang tính chất đại chúng. Mỗi yếu tố trên đều có những nét nổi trội riêng, đã đáp ứng được những yêu cầu nhiều mặt của người dân thuộc đủ mọi thành phần xã hội. Phật giáo vào Việt Nam khơng có lễ nghi phức tạp, người dân ở mọi trình độ đều có thể gia nhập đời sống đạo một cách dễ dàng thuận tiện. Đó cũng là điều khiến đạo Phật có thể ăn sâu, lan toả ảnh hưởng của nó trong dân cư.
Thứ tư là: Phật giáo ngồi sự tín ngưỡng cịn là phép dưỡng sinh, kế
thừa phép dưỡng sinh của truyền thống văn hóa và y học cổ đại Ấn Độ, nhất là của đạo Yoga, Phật giáo đã xây dựng được một hệ thống phép dưỡng sinh như thiền định làm thư giãn thần kinh và cơ bắp, tập trung tư tưởng vào một chỗ, yên với luật vơ thường, vơ ngã,... xem đó là một phương pháp của sự tu luyện. Phương pháp đó có tác dụng làm cho con người vượt qua những nỗi tức giận, bực bội, mệt mỏi, những trạng thái tinh
thần bất an, giúp họ trở lại trạng thái bình thường, thậm chí đạt được sự thanh thản, có lợi cho sự sống. Nhiều người đã thấy được giá trị của phương pháp này, đã chấp nhận nó đồng thời cũng chấp nhận ln cả tôn giáo - đạo Phật.
Chính vì những lý do trên đây, hiện nay, ở thủ đơ Hà Nội có một bộ phận dân cư trở thành những tín đồ của đạo Phật (tức là những người ở tại nhà, làm ăn sinh sống bình thường nhưng có lịng tin sùng kính đạo Phật). Về số lượng tín đồ Phật giáo ở Hà Nội, theo số liệu của nhiều cơng trình nghiên cứu gần đây cho thấy, tỉ lệ những người theo đạo Phật trong dân cư không cao (chưa đến 1%); nhưng trong thực tế vẫn có nhiều người thường xuyên đi lễ chùa và ở nhà vẫn tiến hành những lễ nghi Phật giáo một cách khơng chính thức(*). Về thành phần, tín đồ đạo Phật có thành phần rất đa dạng. Họ là những người làm nghề buôn bán tư nhân, nơng dân, thợ thủ cơng, các nhà doanh nghiệp, trí thức, cán bộ cơng nhân viên chức nhà nước...Có thể thấy rõ điều đó nếu ta đến quan sát ở các chùa, nhất là các chùa nổi tiếng, vào các ngày rằm, mồng một hay các ngày lễ. Một thực tế ở nước ta trong thời gian vừa qua là:"có hiện tượng, phía bên này thì "nhạt Đảng, khơ Đồn, chán chính trị", phía bên kia thì lũ lượt đi đến nhà thờ, đến chùa, đến đền miếu đến thánh thất" [31, 29]. Phải chăng đó là kết quả đưa lại do sự khủng hoảng về niềm tin của một bộ phậndân cư ở Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung trước sự sụp đổ của hệ thống XHCN thế giới, sự thiếu thuyết phục của chủ nghĩa vơ thần. Tín đồ tin theo đạo Phật xuất phát từ nhiều lý do khác nhau. Họ là những người cô đơn gần với cái chết; những thanh niên đứng trước cuộc đời đầy khó khăn, tình dun trắc trở bị đổ vỡ niềm tin; những người cịn có tâm lý cầu mong sự trợ giúp của các thế lực siêu nhiên. Về độ tuổi: họ bao gồm lớp người cao tuổi, người trung niên và cả lớp thanh niên. Về lớp người cao tuổi, xưa nhân dân ta có (*) Đề t i khoa hà ọc cấp nh nà ước KXO4-02 do Viện Xã hội học chủ trì tiến h nh nà ăm 1994.
câu: "Trẻ vui nhà, già vui chùa" đã nói lên một truyền thống của người Việt Nam. Con người lúc cịn trẻ thì lao động sản xuất, tham gia công tác xã hội. Lúc tuổi cao sức yếu, khơng cịn làm việc và cơng tác xã hội, có nhiều thời gian rỗi rãi, các cụ (đặc biệt là các cụ bà) mới có thời gian lên chùa, chăm lo đời sống tâm linh, tinh thần của mình. Mặt khác, cuộc đời của họ đã ở buồi hồng hơn của cuộc đời, mọi đắng cay ngọt bùi ở đời họ đã nếm trải. Do đó, họ có một cái nhìn sâu xa, bao dung. Họ muốn có một sự yên tĩnh trong âm hồn. Bởi vậy, họ đến cửa chùa để vui thú tuổi già. Ngày nay, với chủ trương khơi phục tinh hoa văn hố truyền thống trong khung cảnh hồ bình, các cụ lại nơ nức đến chùa vào các ngày lễ tết, sóc vọng. Phật giáo không chỉ ảnh hưởng đến lớp người cao tuổi. Thông qua lớp người cao tuổi này, Phật giáo đã ảnh hưởng đến lớp con cháu của họ. Lớp thanh niên ngày nay được biết đến đạo Phật qua nghi thức cúng lễ ở nhà trong ngày giỗ, ngày tết; qua lời dạy của ông, bà, cha, mẹ; qua các ngày lễ hội được tổ chức ở địa phương hay ở các miền của đất nước; qua sợ hiện diện của các ngôi chùa và qua cả tấm gương của các nhà sư. Khi hỏi một số nam nữ thanh niên tại sao đi chùa? Họ trả lời rằng, đi chùa để cầu phúc cầu may, để được Phật, thần linh phù hộ.
Hiện nay, người tín đồ ở Hà Nội hiểu về nhân sinh quan đạo Phật như thế nào? Đi vào tìm hiểu, chúng tơi thấy: thời gian mấy năm gần đây, với chính sách của Đảng và Nhà nước ta tơn trọng tự do tín ngưỡng của công dân, công tác truyền bá kinh sách và giáo lý đạo Phật của Việt Nam có những thay đổi đáng kể. Đóng ở thủ đơ, một trung tâm Phật giáo lớn của đất nước, Phật giáo Hà Nội có nhiều thuận lợi trong việc truyền bá giao lý của đạo. Theo định kỳ, các chùa nhất là những chùa lớn như chùa Quán Sứ, chùa Chân Tiên... tổ chức các buổi thuyết giảng kinh Phật, cách thức tu tập, thực hiện lễ nghi của nhà Phật cho các tín đồ cũng như những người có thiện cảm với đạo Phật nghe nhằm giúp cho họ nắm được các giáo lý nhà
Phật. Tại chùa Qn Sứ cịn có hẳn một thư viện mở cửa hàng ngày để mọi người dân muốn tìm hiểu về Phật giáo đều có thể vào đọc sách... Ngồi ra các cuốn kinh quan trọng như "A Hàm". "Pháp Hoa", Niết Bàn", Bát nhã", "Kim Cương", "Duy ma cật", "A di đà"... được dịch ra tiếng Việt với lời lẽ gọn gàng dễ hiểu; các cuốn sách phổ thông về Phật học như: "Phật học phổ thông", "Phật học nhập môn", "Phật pháp thường thức"... đã được soạn và xuất bản rộng rãi. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho người tín đồ có thể nhanh chóng nắm bắt được những điều cơ bản của Phật pháp. Với những tín đồ là người lao động ít có điều kiện nghiên cứu giáo lý đạo Phật một cách có hệ thống qua trực tiếp nghiên cứu kinh Phật thì họ lại biết đến Phật, Như Lai, Quan Thế Âm qua các truyện như Tây du ký, "Quan âm đắc đạo"... Cái có ảnh hưởng tới họ chính là những tư tưởng cơ bản nhưng đơn giản, dễ hiểu của nhà Phật, qua nếp sống đạo đức của các nhà sư.
Qua những con đường và hình thức trên, người tín đồ Hà Nội ngày nay có những hiểu biết cơ bản về quan niệm nhân sinh của đạo Phật. Người tín đồ đều biết rằng lý thuyết nhà Phật cho rằng "đời người là bể khổ". Nói đến đạo Phật là nói đến khổ. Mặc dù vậy, một số người tín đồ đã có những nhận thức khác đi như nói rằng con người khơng phải chỉ có khổ mà cịn có sướng vui, có sự an lạc trên trần gian, có hịa bình, hạnh phúc nơi dương thế. Vì đó chính là cuộc đời của họ. Có nhiều người khơng biết đến "Tứ diệu đế`", "thập nhị nhân duyên" là gì nhưng họ lại biết rõ về luân hồi, nghiệp báo, nhân quả và hiểu đó là lý thuyết của nhà Phật. Ở họ, ai cũng tâm niệm "phải tránh ác, làm thiện" trước hết là để phúc đức cho con cháu, thứ đến là cho tâm mình (hay chính là lương tâm) trong sạch, con người được thanh thản.
Niềm tin tơn giáo ở người tín đồ thể hiện rõ nét ở việc họ luôn hướng về Đức Phật, một con người đã nêu một tấm gương sáng ngời khi dám từ bỏ mọi vàng son của cuộc sống vương giả, trải qua bao công lao tu hành, từ bỏ mọi ham muốn, dục vọng, vật chất tầm thường để tìm ra đường
hướng cứu khổ cho quần chúng cần lao trong xã hội đầy rẫy bất công. Đối với họ, Đức Phật Thích ca là hình tượng tiêu biểu của sự sáng suốt vô biên, cho khả năng vơ hạn của lịng nhân từ và độ lượng, của sự ban phúc và cứu vớt con người. Với họ, Đức Phật (Buddha), mà dân gian đã biến thành ông Bụt, thật gần gũi. Đức Phật ở đất nước Ấn Độ, ở cõi Tây phương cực lạc xa xơi thì đã có Phật Bà Quan Âm "nghìn mắt nghìn tay" dường như ln có mặt bên họ để chứng kiến cho những ý nghĩ chân thành và việc làm tốt đẹp của họ. Theo họ "Trời Phật ln có mắt", rất gần gũi và sẵn sàng hiện ra để cứu nhân độ thế. Niềm tin tơn giáo ở họ cịn thể hiện ở lòng tin vào các lý thuyết của nhà Phật như luân hồi, nghiệp báo, nhân quả. Phật giáo thực sự làm cho con người lâu nay "an tâm với cái chết về mặt tâm lý": Chết là điều kiện để sinh kiếp khác. Kiếp sau tốt đẹp hay xấu, là do cuộc sống hôm nay của con người quyết định. Niềm tin tơn giáo ấy cịn được củng cố bởi những thiện cảm của con người tín đồ vốn vẫn dành cho các nhà sư. Các nhà sư trong con mắt các tín đồ là những người khơng màng cuộc sống vật chất tầm thường. Họ có cuộc sống rất thanh bạch về vật chất nhưng giàu lòng nhân từ, bao dung, sẵn sàng làm việc việc thiện, bố thí cho chúng sinh, giúp đỡ người khốn khổ qua cơn hoạn nạn. Họ cảm động khi gặp gỡ những tinh thần từ bi, hỷ xả, vô ngã, vị tha, bao dung của Đức Phật. Đó là những người mà họ có thể nhờ cậy sự giúp đỡ lúc gặp khó khăn. Người tín đồ một lịng tin tưởng và ngưỡng mộ đối với đội ngũ các nhà tu hành. Lịng tin ấy của tín đồ đối với hàng ngũ sư tăng vốn được hình thành ở người dân từ trong lịch sử lâu đời của dân tộc và nay vẫn được duy trì ở một bộ phận dân