PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu nhân sinh quan phật giáo và sự thể hiện của nó ở một số tín đồ đạo phật hiện nay (Trang 66 - 69)

Trong bối cảnh đất nước Ấn Độ cổ đại bị bóp nghẹt bởi chế độ phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt, bởi sự ngự trị của Đạo Bàlamôn và thánh kinh Vê đa, đạo Phật với quan niệm nhân sinh độc đáo đã ra đời đem lại một sắc thái mới mẻ cho nền triết học đồ sộ của Ấn Độ nói riêng và kho tàng tư tưởng của lồi người nói chung.

Giáo lý đạo Phật được kết cấu theo Tứ diệu đế (Khổ đế - Tập đế - Diệt đế - Đạo đế) đã trình bày một cách khúc triết, lơ gíc quan điểm có tính chất triết học của mình về con người và cuộc đời con người. Các quan điểm về "Ngũ uẩn", "thập nhị nhân duyên", "nghiệp" và "nghiệp báo", "luân hồi", "vơ thường", "vơ ngã", v.v... tuy cịn có những mặt hạn chế như phiến diện, duy tâm, thần bí,song đã chứa đựng ở đó sự lý giải đầy tính thuyết phục về con người và cuộc đời con người. Tư tưởng giải thoát trong triết lý Phật giáo đã thể hiện tính chất nhân bản rất sâu sắc. Nó khơng chỉ phủ nhận thế giới quan thần quyền mà cịn lên án mọi sự bất cơng, bất bình đẳng, đau khổ của xã hội do chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội vơ cùng trì trệ, lạc hậu và khắc nghiệt gây nên. Nó quan tâm đến thân phận và đời sống của mỗi con người và chủ trương giải thoát cho tất cả chúng sinh khỏi những nỗi khổ của cuộc đời bằng chính đời sống đạo đức, từ bi, hỷ xả, bác ái và sức mạnh của trí tuệ và trực giác của con người. Tuy nhiên, do chưa giải thoát đúng bản chất các hiện tượng xã hội và chưa tìm ra ngun nhân đích thực nỗi khổ của con người, cho nên tư tưởng giải thoát trong triết học Phật giáo chỉ dừng lại ở sự giải phóng về mặt đời sống tinh thần, đạo đức, tâm lý của con người bằng phương pháp tu luyện hoàn thiện phẩm chất đạo đức và đời sống tinh thần theo giới luật và sự trầm tư mặc tưởng, đào sâu suy nghĩ trong thế giới nội tâm con người, không kể đến sự khác nhau về địa vị, lợi ích của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội.

Với quá trình du nhập và phát triển lâu dài ở Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng, đạo Phật đã trở thành một bộ phận của nền văn hóa, đạo đức nước ta. Với tính cách là một hiện tượng xã hội, Phật giáo chịu ảnh hưởng quyết định của những điều kiện kinh tế - xã hội. Ngược lại, nó cũng tác động nhất định (cả tích cực và tiêu cực) tới đời sống xã hội. Ngày nay, đất nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ trong cơng cuộc đổi mới, một bộ phận dân cư tìm đến với đạo Phật bằng nhiều hình thức khác nhau, với nhiều mục đích khác nhau chính vì sức cuốn hút của quan niện nhân sinh sống thiện, từ bi hỷ xả của nhà Phật. Họ tìm đến với đạo Phật vừa là với nhu cầu giải thốt tâm linh, giải phóng nội tâm, vừa là nhu cầu hưởng thụ văn hóa. Họ đã tìm thấy ở đó một nơi gửi gắm niềm tin, một niềm an ủi tinh thần chở che cho họ trước những "bão táp" khó tránh khỏi của cuộc đời mà họ phải đối mặt.

Việc thực hiện lễ nghi tơn giáo của các tín đồ đạo Phật như hiện nay đi chùa, cầu kinh, lễ Phật hay thực hành giáo luật, bố thí, thanh lọc tâm ý cho ta thấy họ chú trọng ở hành vi tôn giáo và tu dưỡng đạo đức, tình cảm tơn giáo hơn là đi vào hiểu sâu sắc giáo lý của đạo. Đời sống đạo của tín đồ hiện nay đã có sự biến chuyển cho phù hợp với nhịp sống hiện đại, đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận dân cư nước ta. Việc thực hành đời sống đạo của các tín đồ đã có tác dụng điều chỉnh hành vi đạo đức, hình thành những đức tính tốt đẹp cho người tín đồ Phật giáo trong nền kinh tế thị trường hôm nay như sống nhân ái, đức độ, vị tha, trung thực, hướng thiện, trừ ác, v.v... Nó là một yếu tố góp phần tạo nên nét đặc sắc cho nền văn hóa nước ta. Tuy nhiên, nhiều vấn đề đang được đặt ra trong sinh hoạt tôn giáo cần được các cấp các ngành và Giáo hội Phật giáo Việt Nam quan tâm giải quyết như ngăn chặn những hoạt động gieo rắc mê tín dị đoan, những hành vi tiêu cực của một số người mượn cửa chùa để mưu lợi nhằm trả lại sự trong lành cho đời sống đạo của người tín đồ, bảo vệ uy tín của đạo Phật.

Có thể nói, Phật giáo là một phương thức thỏa mãn nhu cầu tinh thần của con người Việt Nam không chỉ trong lịch sử mà cịn cả trong hiện

tại. Phương thức đó cịn có thể tồn tại lâu dài chừng nào xã hội chưa tạo ra được những điều kiện vật chất làm thay đổi chất lượng cuộc sống và chưa tạo ra được một phương thức sinh hoạt vật chất và tinh thần cao hơn để thỏa mãn nhu cầu sống của con người. Những giá trị tinh túy của đạo Phật đã được người Việt Nam tiếp nhận, tiếp thu và biến thành một trong những nguồn sinh lực văn hóa của dân tộc. Trong tương lai, cùng với sự biến chuyển của thế giới và con người, đạo Phật có thể sẽ mất đi, như mọi hiện tượng vô thường, nhưng tinh thần nhân đạo, cao đẹp của đạo Phật đã trở thành cái đẹp của người Việt Nam thì chắc chắn sẽ trường tồn cùng thời gian.

Nghiên cứu về Phật giáo Việt Nam trong thời kỳ đổi mới đặc biệt là quan niệm về nhân sinh của nó và sự thể hiện của nhân sinh quan Phật giáo ở các tín đồ hiện nay có ý nghĩa lớn về mặt lý luận cũng như về mặt thực tiễn. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực đầy khó khăn, chúng tơi chắc khó tránh khỏi những thiếu sót khi thực hiện đề tài luận văn. Với khả năng và thời gian có hạn, chúng tơi mạnh dạn đi vào nghiên cứu và tập luận văn này là kết quả bước đầu trên con đường nghiên cứu khoa học. Chúng tôi mong muốn nhận được sự đánh giá và góp ý của các nhà nghiên cứu để sau này khi có điều kiện, chúng tơi sẽ tiếp tục hồn thiện đề tài ở một trình độ cao hơn.

Một phần của tài liệu nhân sinh quan phật giáo và sự thể hiện của nó ở một số tín đồ đạo phật hiện nay (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w