Tách và sáp nhập công ty

Một phần của tài liệu hợp đồng thành lập công ty ở việt nam (Trang 77 - 191)

Ngoài việc chuyển đổi hình thức công ty là một trờng hợp sửa đổi hợp đồng thành lập công ty, việc tách và sáp nhập công ty là những trờng hợp khác sửa đổi hợp đồng thành lập công ty cần phải nhắc tới. Những sửa đổi lớn nhất trong các trờng hợp này là việc làm tăng thêm hay giảm bớt sản nghiệp của công ty, do đó đều ảnh hởng tới các điều khoản về vốn.

Tách công ty có các đặc điểm khác biệt với chia công ty: (1) Công ty bị tách chuyển một phần sản nghiệp sang một hoặc nhiều công ty đợc tách; (2) Công ty hoặc các công ty đợc tách trở thành một hoặc các pháp nhân mới; (3) Trong khi đó công ty bị tách vẫn còn tồn tại, có nghĩa là nó vẫn duy trì t cách pháp nhân của nó. Nh vậy trờng hợp tách công ty thực chất là sửa đổi hợp đồng thành lập công ty mà công ty đó là công ty bị tách. Còn chia công ty là tr- ờng hợp chấm dứt t cách pháp nhân của công ty bị chia để thành lập các công ty mới trên cơ sở sản nghiệp của công ty bị chia.

Sáp nhập công ty có một số đặc điểm khác với hợp nhất công ty: (1) Một hay nhiều công ty sáp nhập vào một công ty bằng cách mang tất cả sản nghiệp của mình nhập vào sản nghiệp của công ty nhận sáp nhập; (2) Công ty nhận sáp nhập vẫn giữ nguyên t cách pháp nhân của mình; (3) Trong khi đó các công ty sáp nhập chấm dứt hoạt động hay xóa bỏ t cách pháp nhân. Trờng hợp sáp nhập này phải đợc nhìn dới hai giác độ. Thứ nhất, nhìn dới giác độ của công ty nhận sáp nhập, thì đây đợc coi là trờng hợp sửa đổi hợp đồng hợp đồng thành lập công ty; thứ hai, nhìn dới giác độ của công ty sáp nhập, thì đây là trờng hợp chấm dứt hợp đồng thành lập công ty. Còn đối với trờng hợp hợp nhất công ty, thì tất cả các công ty đều chấm dứt t cách pháp nhân của mình để thành lập một pháp nhân mới bằng cách mang tất cả sản nghiệp của mình góp vào pháp nhân mới này. Thực chất đối với tất cả các công ty hợp nhất, thì đây là trờng hợp chấm dứt hợp đồng thành lập công ty. Riêng đối với công ty hợp nhất, thì đây là trờng hợp giao kết hợp đồng thành lập.

Vậy tiếp cận các trờng hợp trên dới giác độ pháp lý, chúng ta không thể gọi chúng một cách chung chung là "tổ chức lại doanh nghiệp" theo quan niệm kinh tế, bởi các sự việc này không chỉ đơn thuần là thỏa thuận sửa đổi hay chấm dứt hợp đồng thành lập công ty, mà còn là các hậu quả pháp lý phát sinh từ đó.

Các công ty trong trờng hợp tách phải liên đới chịu trách nhiệm vô hạn đối với khoản nợ cha thanh toán của công ty bị tách mà phát sinh trớc khi tách, vì nếu không có trờng hợp tách, thì công ty bị tách sẽ phải chịu trách nhiệm bằng cả tài sản của mình đối với khoản nợ.

Công ty nhận sáp nhập phải chịu trách nhiệm vô hạn đối với khoản nợ của các công ty bị sáp nhập mà phát sinh trớc khi sáp nhập, vì các công ty này đã mang cả sản nghiệp của mình nhập vào công ty nhận sáp nhập. Sản nghiệp bao gồm cả tài sản có và tài sản nợ.

1.5.2. Chấm dứt hợp đồng thành lập công ty

Khi công ty bị giải thể hay chấm dứt hoạt động, thì cũng có nghĩa là hợp đồng thành lập công ty chấm dứt. Tuy nhiên, t cách pháp nhân của công ty vẫn đợc duy trì ngay cả trong quá trình giải thể nhằm bảo đảm cho việc thanh toán công ty. Giải pháp này đợc Bộ luật Thơng mại 1972 của Việt Nam Cộng hòa chấp nhận:

Thời kỳ thanh toán của hội bắt đầu từ lúc hội bị giải tán, bất kể sự giải tán bởi nguyên nhân gì.

T cách pháp nhân của hội vẫn tồn tại trong suốt thời kỳ thanh toán và cho đến khi việc thanh toán kết thúc (Điều thứ 160). Điều đó nói lên rằng, thời điểm chất dứt hợp đồng hay giải thể công ty không trùng với thời điểm chấm dứt t cách pháp nhân của công ty. Nói cách

khác, công ty có thể vẫn hoạt động trong lĩnh vực thanh toán tài sản sau khi hợp đồng thành lập nó đã chấm dứt.

Hợp đồng thành lập công ty bị chấm dứt trong nhiều trờng hợp nh: Hết thời hạn; Các thành viên thỏa thuận chấm dứt; Mục đích của công ty đã thực hiện đợc hoặc không thể thực hiện đợc; Tòa án quyết định hủy bỏ hợp đồng vì nguyên nhân vô hiệu; Tòa án quyết định chấm dứt do việc khởi kiện của thành viên; Tòa án quyết định hủy bỏ do hoạt động trái pháp luật; một trong các thành viên hợp danh bị mất năng lực làm thơng gia hoặc chết, hoặc bị tuyên bố phá sản…

Việc thanh lý hợp đồng thành lập công ty phải tuân thủ các quy định của pháp luật nhằm tới việc thanh toán cho các chủ nợ và phân chia tài sản còn lại cho các thành viên.

Kết luận chơng 1

Qua các nghiên cứu tại chơng 1 của luận án này, tôi rút ra một số kết luận nh sau:

Thứ nhất, hợp đồng thành lập công ty là một khái niệm rộng, đa nghĩa. Nghĩa thứ nhất chỉ văn bản thỏa thuận giữa các thành viên tạo lập một công ty cụ thể. Nghĩa thứ hai chỉ sự thỏa thuận giữa các thành viên nhằm tạo lập ra một công ty. Nghĩa thứ ba chỉ một chế định pháp luật thuộc luật nghĩa vụ nhằm điều chỉnh các quan hệ giữa các thành viên công ty với nhau, giữa công ty với mỗi thành viên, và giữa công ty với ngời thứ ba có liên hệ. Luận án nghiên cứu hợp đồng thành lập công ty theo nghĩa thứ ba.

Thứ hai, bản chất pháp lý của công ty là một mối quan hệ hợp đồng, nên pháp luật về công ty điều chỉnh mối quan hệ hợp đồng đó, và đợc chứa đựng trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau. Hợp đồng thành lập công ty tạo ra một thực thể kinh doanh, nên nó

phải đợc nghiên cứu trên các nền tảng lý luận nh tự do ý chí, tự do lập hội và tự do kinh doanh.

Thứ ba, trong các đặc điểm của hợp đồng thành lập công ty, đặc điểm về tổ chức hay đặc điểm tạo ra một thực thể kinh doanh hay thực thể pháp lý độc lập đã làm phát sinh ra nhiều vấn đề pháp lý nh: buộc pháp luật phải can thiệp sâu hơn vào các quan hệ này; các nguyên nhân dẫn đến sự vô hiệu của hợp đồng có nhiều điểm khác biệt với các loại hợp đồng khác.

Thứ t, do đặc điểm riêng có của hợp đồng thành lập công ty, nên pháp luật can thiệp sâu hơn vào hợp đồng thành lập công ty so với các loại hợp đồng khác và buộc hợp đồng thành lập công ty phải có những điều khoản chủ yếu nh: góp vốn, tên gọi của công ty, quản lý nội bộ của công ty. Góp vốn là điều khoản đặc biệt và quan trọng của loại hợp đồng này, bởi công ty muốn hoạt động đợc phải có tài sản. Việc góp vốn có thể bằng các hình thức nh tài sản (tiền, hiện vật, quyền), tri thức hay công việc.

Thứ năm, chuyển đổi hình thức công ty, tách, sáp nhập công ty là những hình thức đặc biệt của sửa đổi hợp đồng thành lập công ty cần phải tuân theo những thủ tục đặc biệt. Chuyển đổi hình thức công ty phải đợc tự do từ hình thức công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn sang hình thức công ty có chế độ trách nhiệm vô hạn, và ngợc lại. Việc thay đổi hình thức công ty không làm thay đổi t cách đợc hởng quyền và gánh vác nghĩa vụ, nên không ảnh h- ởng tới quyền lợi của các chủ nợ.

Thứ sáu, công ty bị giải thể hay chấm dứt có nghĩa là hợp đồng thành lập công ty chấm dứt. T cách pháp nhân của công ty còn đợc duy trì trong suốt quá trình thanh lý công ty.

Chơng 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng

thành lập công ty

2.1. Thực trạng xây dựng pháp luật hợp đồng thành lập công ty

Về mặt lý thuyết, các qui phạm pháp luật không đợc mâu thuẫn với nhau và phải tồn tại theo thứ bậc, phối hợp với nhau một cách lôgic. Giữa cơ cấu bên trong và biểu hiện bên ngoài của pháp luật có mối tơng tác chặt chẽ trong một chỉnh thể thống nhất. Vì vậy, sự thiếu thống nhất hay sự thiếu tính logic của các văn bản pháp luật phần lớn có nguyên nhân từ nhận thức về cơ cấu bên trong của hệ thống pháp luật.

Thực vậy, khi xây dựng pháp luật, nhà làm luật ở Việt Nam hiện nay luôn luôn tâm niệm bảo đảm tính hợp hiến và tính hệ thống của các văn bản pháp luật. Nhng thực tiễn, các đạo luật cha gắn kết đợc với nhau nh những bộ phận cấu thành của hệ thống, do đó đã gây ảnh hởng không nhỏ tới chế định hợp đồng thành lập công ty mà nhẽ ra phải đợc trải rộng trong nhiều văn bản pháp luật ở những cấp độ khác nhau. Cụ thể ở các nớc có truyền thống pháp điển hóa, chế định này đợc đề cập tới ở Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Th- ơng mại và các đạo luật cụ thể về các loại hình công ty. Nhng ở Việt Nam chế định này dờng nh chỉ đợc chú ý đến trong Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Đầu t nớc ngoài tại Việt Nam. Nh trên đã phân tích, nguyên nhân chính của khiếm khuyết này có lẽ là do Việt Nam cha có một quan niệm thật đúng về lĩnh vực luật thơng mại và cha thấy hết đợc mối quan hệ giữa các lĩnh vực pháp luật. Mới ra khỏi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, nên chúng ta cha xóa đợc hoàn toàn quan niệm về ngành luật kinh tế truyền thống của chủ nghĩa xã hội và cha có đợc một nhận thức đầy đủ về luật dân sự với tính cách là một ngành luật t điển hình xây dựng cơ sở đầy chất lý luận cho cả hệ thống

pháp luật, có vai trò quan trọng sau Hiến pháp. Thực tế, khi xây dựng Bộ luật Dân sự 1995, quan niệm về luật thơng mại đang bị lấn át bởi ngành luật kinh tế. Nên dù có đặt vấn đề hết sức nghiêm túc về việc phản ánh các đòi hỏi của kinh tế thị trờng trong Bộ luật Dân sự này, thì nhà làm luật vẫn bỏ qua khái niệm hợp đồng thành lập công ty, bởi xem đó nh đặc quyền của ngành luật kinh tế với các chế định truyền thống là xí nghiệp công nghiệp quốc doanh, kế hoạch hóa, hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế mà ngành luật dân sự không thể chuyển tải nổi. Điều đó có nghĩa là qui định về các chủ thể hoạt động sản xuất, kinh doanh hoàn toàn thuộc thẩm quyền của luật kinh tế. Năm 1997, Luật Thơng mại ra đời chỉ với tính chất là một đạo luật thơng mại hàng hóa và các dịch vụ liên quan, dù có nhắc tới th- ơng nhân, nhng cũng không thể cạnh tranh nổi với quan niệm coi công ty là một chế định của luật kinh tế. Cho nên bản thân qui chế thơng nhân đợc đề cập đến trong đạo luật này dờng nh không có tác động gì tới Luật Doanh nghiệp 1999.

Tuy trong sự thiếu thống nhất này vẫn có thể tìm đợc các qui định trong các đạo luật khác ngoài Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Đầu t nớc ngoài tại Việt Nam để áp dụng cho hợp đồng thành lập công ty, mặc dù các qui định đó không hoàn toàn đợc tạo nên một cách có mục đích rõ rệt, nhng bởi hợp đồng và công ty có thể gắn với nhau một cách vô tình do bản chất của chúng.

Các qui định pháp luật hợp đồng thành lập công ty ở Việt Nam hiện nay, nh đã phân tích phần nào ở trên, đợc chứa đựng trong Hiến pháp. Các qui định tại đó mang tính nguyên tắc và tạo thành cơ sở hiến định của loại hợp đồng này. Ngoài ra, nhiều qui định trong các đạo luật áp dụng chung cho các quan hệ luật t cũng có thể áp dụng cho các quan hệ hợp đồng thành lập công ty. Chẳng hạn, Bộ luật Dân sự 1995 có các qui định về pháp nhân, về đại diện, về giao dịch dân sự, về các vấn đề chung của nghĩa vụ và hợp đồng. Tuy nhiên,

tất cả các qui định này không đề cập tới các đặc thù của hợp đồng thành lập công ty, nên nhiều vấn đề của công ty và hợp đồng thành lập công ty bị bỏ ngỏ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Có thể một câu hỏi đợc đặt ra là tại sao Luật Doanh nghiệp 1999 và Luật Đầu t nớc ngoài tại Việt Nam không khỏa lấp đi những khoảng trống nh vậy. Một trong những lý do ngoài lý do kể trên là, theo tôi, các đạo luật này đ- ợc xây dựng trên các quan niệm kinh tế hơn là các quan niệm pháp lý. Nói cách khác, chúng hầu nh diễn giải các khái niệm và các quan niệm kinh tế dới dạng các qui định và không để ý tới các khía cạnh pháp lý của vấn đề mà tập trung ở mối quan hệ hợp đồng. Chẳng hạn, Luật Doanh nghiệp 1999 đặt tất cả các qui định lên một vài khái niệm kinh tế nh: "Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, đợc đăng ký kinh doanh theo qui định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh" (Điều 3, khoản 1); và "kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu t, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trờng nhằm mục đích sinh lợi " (Điều 3, khoản 2). Trong các nền tài phán khác, hai khái niệm hết sức cơ bản này đợc diễn giải ở giác độ pháp lý là công ty hay thơng nhân bởi hình thức và giao dịch thơng mại hay hành vi thơng mại, mà tại đó công ty đợc hiểu là hợp đồng, là pháp nhân, và giao dịch thơng mại hay hành vi thơng mại đợc xem là sự biểu lộ, thống nhất ý chí nhằm tạo ra một hậu quả pháp lý hay tạo lập, thay đổi hoặc chấm dứt một quyền lợi. Có thể có quan điểm cho rằng đạo luật này là một đạo luật kinh tế nên phải gắn chặt với kinh tế, phản ánh các qui luật và hoạt động kinh tế. Nói nh vậy không sai, nhng cha đầy đủ. Sự tác động đến kinh tế không chỉ có pháp luật mà cả chính trị, văn hóa và các ngành khoa học, kỹ thuật khác. Chúng tác động ở những khía cạnh khác nhau với cách thức tác động khác nhau. Nhng chúng không hòa trộn với kinh tế làm một. Mỗi trong số chúng có những khái niệm và qui trình riêng biệt phản ánh những mặt khác nhau của thế giới khách quan.

Từ những khiếm khuyết này, hệ thống các văn bản pháp luật khác cũng không thể sửa chữa dù rất cố gắng. Ví dụ Nghị định số 03/ 2000/ NĐ-CP ngày 3/2/2000 hớng dẫn thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp đã rất cố gắng bổ khuyết cho đạo luật này nh qui định về tính chất của điều lệ công ty là một bản cam kết thể hiện hợp đồng thành lập công ty mà nhẽ ra đạo luật này phải qui định...

Nói tóm lại, hệ thống luật thực định về công ty có nhiều khoảng trống và nhiều khiếm khuyết do cha có một cách tiếp cận đúng về công ty và hợp đồng thành lập công ty.

2.2. thực trạng về tính hệ thống của pháp luật điều chỉnh hợp đồng thành lập công ty

2.2.1. Cơ sở hiến định

Hiến pháp 1992 và Nghị quyết số 51/2001/ QH10 ngày 25/12/2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của

Một phần của tài liệu hợp đồng thành lập công ty ở việt nam (Trang 77 - 191)