Sửa đổi hợp đồng thành lập công ty

Một phần của tài liệu hợp đồng thành lập công ty ở việt nam (Trang 71 - 77)

Thơng trờng sôi động luôn luôn là một thách thức lớn nhất đối với các công ty. Nó không chỉ thúc giục các công ty ra đời, mà còn là cơ sở cho sự lựa chọn hình thức công ty, mục tiêu kinh doanh, phạm vi kinh doanh, nơi đặt trụ sở..., và là nhân tố chủ yếu làm cho công ty lớn mạnh, thu hẹp, giải thể, phá sản, hoặc thay đổi từ tên gọi, mục tiêu kinh doanh, phạm vi kinh doanh... cho đến hình thức công ty. Các yếu tố thực tiễn của đời sống kinh doanh và yêu cầu của pháp luật là các nhân tố chính quyết định những sự thay đổi nh vậy.

Nhìn từ góc độ pháp lý có thể thấy, sự thay đổi trớc hết ảnh hởng tới hợp đồng thành lập công ty, bởi công ty mang bản chất là một quan hệ hợp đồng. Sự thay đổi mang tính khách quan. Do vậy, pháp luật phải tiếp cận những sự thay đổi này nh thế nào?

Vì nền tảng của hợp đồng thành lập công ty hay công ty là tự do ý chí, tự do lập hội và tự do kinh doanh, con ngời đợc tự do thành lập các công ty theo sự lựa chọn của chính mình, thì cũng có quyền tự do trong việc thay đổi, chấm dứt công ty, hay thay đổi, chấm dứt sự ràng buộc mình bởi hợp đồng thành lập công ty. Trong lĩnh vực này, nhà làm luật không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thừa nhận các tự do thay đổi đó, cũng nh thừa nhận sự đòi hỏi của thực tiễn về việc thay đổi đối với công ty. Tuy nhiên, những tự do định đoạt nh vậy phải đợc xác định và giới hạn bởi pháp luật để bảo vệ trật tự chung của cộng đồng, đạo đức xã hội và quyền lợi của những ngời liên quan. Trong khi thực hiện công việc này, nhà làm luật có thể lựa chọn các giải pháp khác nhau và không hoàn toàn thụ động trong việc xác định và giới hạn các tự do định đoạt này. Nhng sự lựa chọn các giải pháp không phải hoàn toàn đợc tự do mà trớc hết bị quy định bởi

các quyền tự do của con ngời và thực tiễn đã nói. Sự lựa chọn các giải pháp này đã dẫn đến sự khác biệt nhau trong pháp luật của các nớc. Điều quan trọng là chúng ta phải tìm tới những cơ sở lý luận chung chi phối chúng.

Sửa đổi hợp đồng thành lập công ty hay công ty có rất nhiều dạng, từ những sửa đổi nhỏ trong điều lệ cho đến thay đổi hình thức công ty. Song tất thảy những sửa đổi nh vậy phải đợc dự liệu trong các văn kiện mang tính hiến pháp của công ty, và dự liệu trong pháp luật.

Thông thờng pháp luật của các nớc đề cập đến những trờng hợp sửa đổi sau: Thay đổi tên gọi của công ty (đã đợc luận án đề cập ở phần trên); thay đổi mục tiêu của công ty; chuyển đổi từ công ty có chế độ trách nhiệm vô hạn sang các công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn, hoặc ngợc lại; thay đổi điều khoản về vốn.

Căn cứ vào tính chất của việc sửa đổi, ngời ta phân chia các sửa đổi thành hai loại lớn là: (1) Chuyển đổi hình thức công ty; và (2) Các sửa đổi khác.

1.5.1.1. Chuyển đổi hình thức công ty

Cuộc sống đặt ra muôn vàn trờng hợp dẫn tới sự thay đổi hình thức công ty. Các nhu cầu thay đổi có thể đợc phân chia tơng đối thành hai loại: (1) Các nhu cầu đáp ứng thực tiễn kinh doanh, và (2) Các nhu cầu đáp ứng các yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên, các nhu cầu đáp ứng các yêu cầu của pháp luật không thuần khiết mà có sự ảnh hởng rõ rệt của việc đáp ứng thực tiễn kinh doanh. Chẳng hạn, một công ty hợp danh, sau khi một thành viên qua đời để lại di sản cho ngời thừa kế cha thành niên, không có năng lực kinh doanh, có thể phải chuyển đổi thành công ty hợp vốn đơn giản hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn [35, tr. 170]. Về mặt pháp lý có thể nhận thấy, ngời cha thành niên không thể trở thành thơng gia, trong khi pháp luật qui định các thành viên của công ty hợp danh có t cách thơng gia, và chịu trách nhiệm liên đới và vô

hạn đối với các khoản nợ của công ty. Các thành viên của công ty hợp danh tin tởng lẫn nhau và nhắm tới nhân thân của nhau, do đó khi một thành viên qua đời hay không còn hội đủ các điều kiện để trở thành thơng gia nữa, thì thông thờng, về nguyên tắc, công ty hợp danh đó bị giải thể. Tuy nhiên, ngày nay ngời ta đa ra những giải pháp linh động hơn, theo sự thỏa thuận đã đợc dự liệu trớc, công ty vẫn có thể đợc duy trì. Nhng nếu rơi vào trờng hợp đợc ví dụ ở trên, thì trớc hết, nhằm đáp ứng các nhu cầu kinh doanh, công ty phải chuyển đổi hình thức thành công ty hợp vốn đơn giản để ngời thừa kế gia sản của cố thành viên trở thành thành viên góp vốn, hoặc chuyển đổi hình thức công ty thành công ty trách nhiệm hữu hạn.

Dự liệu về các trờng hợp tơng tự, Bộ luật Thơng mại Nhật Bản qui định: " Với sự đồng ý của tất cả các thành viên, một công ty hợp danh có thể trở thành một công ty hợp vốn đơn giản hoặc bằng cách chuyển một thành viên cụ thể thành một thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn hoặc bằng cách tiếp nhận một thành viên mới có trách nhịêm hữu hạn" (Điều 113). Bộ luật này còn dự liệu, trong trờng hợp các thành viên của một công ty hợp danh xin rút mà công ty chỉ còn lại một thành viên, nếu muốn duy trì hoạt động phải kết nạp thêm thành viên mới và nếu thành viên mới chỉ là thành viên có trách nhiệm hữu hạn, thì công ty phải chuyển đổi hình thức thành công ty hợp vốn đơn giản hoặc hình thức công ty có trách nhiệm hữu hạn (Điều 94, Điều 95 và Điều 113).

Bởi công ty đợc xác lập trên cơ sở hợp đồng, nên việc chuyển đổi hình thức công ty đợc tự do từ bất kể hình thức này sang bất kể hình thức khác. Nếu pháp luật muốn hạn chế hay ngăn cản thì phải tìm đợc lý do chính đáng từ phía lợi ích chung của xã hội. Vì thế việc hạn chế chỉ đặt ra đối với việc chuyển đổi từ công ty với tính cách là một thơng hội sang một hội không nhằm mục đích kiếm lời, và ngợc lại, bởi việc chuyển đổi nh vậy thực chất là việc

tạo lập ra một pháp nhân mới, hay thay đổi bản chất của hội. Cần lu ý rằng, việc chuyển đổi từ hình thức công ty thơng mại này sang hình thức công ty thơng mại khác không tạo ra pháp nhân mới mà chỉ là thay đổi về hình thức.

Nhng những sự thay đổi nh vậy, cụ thể hơn là việc chuyển đổi hình thức công ty dẫn đến nhiều hệ quả mà buộc pháp luật phải quan tâm tới.

Các hệ quả của việc chuyển đổi hình thức công ty

Hậu quả pháp lý đầu tiên cần phải xem xét tới là sự thay đổi chế độ trách nhiệm và vị thế của các thành viên trong công ty. Rõ ràng, khi chuyển đổi sang hình thức công ty mới, thì công ty hay cụ thể hơn là hợp đồng thành lập công ty và điều lệ công ty phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về loại hình công ty đó. Chẳng hạn, một công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn chuyển thành một công ty có chế độ trách nhiệm vô hạn, thì trớc hết trách nhiệm của tất cả hoặc một số thành viên có tính chất khác biệt là phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với các khoản nợ của công ty. Ngợc lại, khi một công ty có chế độ trách nhiệm vô hạn chuyển đổi thành một công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn, thì trách nhiệm của các thành viên đối với các khoản nợ của công ty bị giới hạn lại trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.

Từ đây phát sinh ra một vấn đề hệ trọng khác là, liệu các khoản nợ của công ty trớc khi chuyển đổi sẽ đợc chi trả nh thế nào và trách nhiệm đối với khoản nợ đó có thay đổi gì không.

Việc thay đổi hình thức công ty hoàn toàn không ảnh hởng gì tới t cách đợc hởng quyền và phải gánh vác các nghĩa vụ của công ty. Điều đó có nghĩa là công ty vẫn phải trả cho các chủ nợ cũ của mình cả nợ gốc, các khoản lãi, các khoản phạt, các khoản bồi thờng thiệt hại và các chi phí phát sinh. Hơn nữa, các biện pháp bảo đảm cho các khoản nợ đó vẫn còn nguyên giá trị đối với công ty sau khi đã chuyển đổi hình thức. Đối với các khoản nợ này, các thành viên của công ty, dù sau khi đã chuyển đổi hình thức, vẫn phải chịu

trách nhiệm với chế độ trách nhiệm nh trớc khi công ty chuyển đổi. Ví dụ, một công ty hợp danh chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, thì các thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn vừa đợc chuyển đổi vẫn phải chịu trách nhiệm liên đới và vô hạn đối với các khoản nợ phát sinh trớc khi chuyển đổi. Tại đây cần nhấn mạnh, đối với ngời thứ ba, công ty chỉ đợc xem là đã chuyển đổi hình thức sau khi đã hoàn tất thủ tục theo yêu cầu của pháp luật và đã đợc công bố.

Do t cách đợc hởng quyền và phải gánh vác nghĩa vụ vẫn giữ nguyên, nên việc chuyển đổi hình thức công ty cũng không ảnh hởng tới mối quan hệ giữa công ty và ngời lao động, có nghĩa là các hợp đồng lao động vẫn giữ nguyên hiệu lực. Tuy nhiên, vị thế của những ngời điều hành lao động có thể thay đổi, có nghĩa là vấn đề quản lý công ty phải đáp ứng các yêu cầu của pháp luật chi phối loại hình công ty mới đợc chuyển đổi.

Việc chuyển đổi hình thức công ty là việc thay đổi toàn diện công ty, hay nói cách khác, là việc sửa đổi toàn diện hợp đồng thành lập công ty. Vì vậy, việc sửa đổi này phải đáp ứng các điều kiện thiết yếu theo quy định của pháp luật.

Điều kiện chuyển đổi hình thức công ty

Việc chuyển đổi hình thức công ty dựa trên những căn cứ dới đây:

Thứ nhất, hợp đồng thành lập công ty và điều lệ công ty;

Thứ hai, pháp luật điều chỉnh việc chuyển đổi hình thức công ty;

Thứ ba, sự thỏa thuận giữa các thành viên công ty về việc chuyển đổi hình thức công ty phù hợp với hai căn cứ nói trên.

Mức độ phức tạp của việc chuyển đổi phụ thuộc vào loại hình công ty là mục tiêu của sự chuyển đổi. Đơng nhiên việc phức tạp nhất là việc chuyển đổi hình thức từ công ty có chế độ trách nhiệm hữu hạn, nhất là công ty cổ phần, sang hình thức công ty hợp danh, bởi có sự chuyển đổi chế độ trách nhiệm của các thành viên và cơ cấu vốn của công ty, cũng nh quyền lợi của các thành viên

trong công ty. Việc thỏa thuận chuyển đổi giữa các thành viên của công ty cũng phụ thuộc vào các mức độ phức tạp này. Một công ty cổ phần muốn chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn thì phải đợc số cổ đông chiếm 3/ 4 vốn cố định ban đầu đồng ý, nhng muốn chuyển thành công ty hợp danh thì phải đợc sự nhất trí của toàn thể thành viên [107, tr. 184], bởi lý do đơn giản là việc chuyển đổi nh vậy khiến nâng cao mức độ trách nhiệm của các thành viên.

Vì vậy, pháp luật thờng đa ra những điều kiện khắt khe cho việc chuyển đổi hình thức công ty nh vậy. Có thể tóm tắt các điều kiện chuyển đổi hình thức công ty của pháp luật Malaysia và Singapore nh sau:

Một công ty có trách nhiệm vô hạn muốn chuyển đổi thành một công ty có trách nhiệm hữu hạn và ngợc lại thì phải sửa đổi hợp đồng thành lập công ty theo các điều kiện sau:

Thứ nhất, công ty phải thông qua một nghị quyết đặc biệt về việc sửa đổi hợp đồng thành lập công ty để đảm bảo rằng hợp đồng đáp ứng các yêu cầu liên quan tới hợp đồng của loại hình công ty là mục tiêu của việc chuyển đổi.

Thứ hai, công ty phải sửa đổi điều lệ công ty (nếu điều lệ đã đăng ký) phù hợp với các yêu cầu của pháp luật liên quan tới loại hình công ty là mục tiêu của việc chuyển đổi.

Thứ ba, nếu việc chuyển đổi từ một công ty có trách nhiệm hữu hạn sang một công ty có trách nhiệm vô hạn thì phải tuân thủ thêm các điều kiện là trình nhà chức trách đăng ký công ty một số tài liệu chứng minh sự nhất trí của các thành viên về việc chuyển đổi hình thức công ty và tuyên bố của từng thành viên mong muốn trở thành thành viên của công ty có trách nhiệm vô hạn [86, tr. 45- 46].

Một phần của tài liệu hợp đồng thành lập công ty ở việt nam (Trang 71 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w