Thực trạng việc thực hiện công bằng xã hội ở Vĩnh Phúc hiện nay

Một phần của tài liệu nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (qua thực tế vĩnh phúc) (Trang 53 - 66)

CÔNG BẰNG XÃ HỘI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY- THỰC TRẠNG, PHƯƠNG HƯỚNGVÀ GIẢI PHÁP (QUA THỰC TẾ VĨNH PHÚC)

2.1. THỰC TRẠNG VIỆC PHÁT HUY VAI TRÒ NHÂN TỐ CHỦ QUAN TRONG VIỆC THỰC HIỆN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (QUA THỰC TẾ VĨNH PHÚC) TRONG VIỆC THỰC HIỆN Ở NƯỚC TA HIỆN NAY (QUA THỰC TẾ VĨNH PHÚC)

2.1.1. Thực trạng việc thực hiện công bằng xã hội ở Vĩnh Phúc hiện nay hiện nay

Vĩnh Phúc được thành lập từ năm 1950 trên cơ sở hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phúc Yên, đến tháng 3/1968 Vĩnh Phúc sát nhập với tỉnh Phú Thọ lấy tên là tỉnh Vĩnh Phú. Sau gần 30 năm hợp nhất, ngày 01/01/1997 Vĩnh Phúc được tái lập trên cơ sở tách tỉnh Vĩnh Phú thành hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

Về vị trí địa lý: Vĩnh Phúc nằm ở Trung tâm phía Bắc của tổ quốc, thuộc

vùng đồng bằng châu thổ sơng hồng, cửa ngõ phía Bắc của Thủ đơ Hà Nội, là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 50 Km về phía Tây Bắc, tiếp giáp với 5 tỉnh thành: phía Tây Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Đơng Bắc giáp tỉnh Thái Ngun, phía Đơng Nam giáp thủ đơ Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hà Tây, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Tỉnh Vĩnh Phúc được Trung ương xếp vào nhóm 10 tỉnh có tốc độ phát triển cao nhất cả nước hiện nay; GDP tăng trưởng bình quân 14,4%/năm, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp (công nghiệp-xây dựng chiếm 50,44%; Dịch vụ 28,23%; Nông nghiệp 21,23%). Theo niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2005, Vĩnh Phúc có diện tích tự nhiên là 1.372.000 km2; Dân số trung bình là 1.169.067 người; mật động dân số 852 người/km2, bao gồm 9 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 2 thị xã, 7 huyện) 152 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 17 phường, thị trấn, 135 xã).

Về địa hình: Vĩnh Phúc là một tỉnh thuộc đồng bằng trung du Bắc Bộ

nên địa hình hương đối phong phú và đa dạng, vừa có đồi núi lại vừa có đồng bằng. Núi cao như dãy Tam Đảo, có chiều dài hơn 50 km, có nhiều đỉnh cao hơn 1.000m (So với mực nước biển như đỉnh giữa cao 1.592m; Đỉnh Thạch Bàn cao 1.388m; Đỉnh Thiên Thị 1.376m; Đỉnh Phú Nghĩa 1.300m). Vùng núi thấp phân bổ chủ yếu ở huyện Lập Thạch (như đỉnh Sáng Sơn cao 633m). Vùng đồi tập trung chủ yếu ở các huyện Lập Thạch và Tam Dương, Bình Xuyên, Phúc n đồi chiếm 50% diện tích, đồi hình bát úp, sườn thoải, đỉnh trịn, cao khoảng từ 20-50m, kích thước khơng lớn. Vùng đồng bằng ở Vĩnh Phúc tương đối bằng phẳng với diện tích khoảng 2/5 diện tích tồn tỉnh.

Về nguồn lao động: Theo số liệu niên giám thống kê Vĩnh Phúc 2005,

số người trong độ tuổi lao động là 736,75 nghìn người, trong đó số người có khả năng lao động là 729,19 nghìn người, số người mất khả năng lao động là 7,56 nghìn người. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 625,59 nghìn người, trong đó nơng lâm nghiệp - thủy sản là 391,10 nghìn người, cơng nghiệp xây dựng là 113,75 nghìn người, dịch vụ là 147,74 nghìn người [65].

Về nguồn nhân lực: Vĩnh Phúc có nguồn nhân lực khá dồi dào, chiếm

khoảng 61,6% tổng dân số, trên địa bàn tỉnh có gần 20 trường Đại học, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề của Trung ương và địa phương, quy mô đào tạo hơn 20.000 học sinh, hàng năm có khoảng 10 nghìn học sinh tốt nghiệp. Đây là nguồn nhân lực trẻ, có trình độ, bước đầu đáp ứng được lao động trong các thành phần kinh tế của tỉnh.

Về thành phần dân tộc: Vĩnh Phúc có 4 huyện, thị xã có đồng bào dân

tộc thiểu số sống thành cộng đồng (đó là huyện Bình Xun, Lập Thạch, Tam Đảo, Phúc n), tồn tỉnh có 39 xã được công nhận là xã miền núi với 301 thơn bản, 47.000 hộ và 235.000 khẩu, trong đó có đồng bào dân tộc thiểu số gồm 7.365 hộ, 38.082 khẩu, 3,13% dân số cả tỉnh. Trong các dân tộc thiểu số sống thành cộng đồng thì đơng nhất là dân tộc Sán Dìu chiếm 88,49%; Dân tộc Cao

Lan (Sán Chay) chiếm 3,6%; Dân tộc Tày chiếm 2,44%; Dân tộc Giao chiếm 1,86%; Dân tộc Mường chiếm 0,97%; Còn lại dân tộc khác chiếm 1,38%. Các dân tộc thiểu số sống tập trung chủ yếu ở miền núi, đời sống cịn gặp nhiều khó khăn, trong những năm vừa qua các chính sách dân tộc và miền núi của Đảng và Nhà nước được thực hiện trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao đời sống và tinh thần cho đồng bào dân tộc và miến núi, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng trên địa bàn tỉnh. Vĩnh Phúc vốn là một tỉnh thuần nơng thu nhập chính bằng nơng nghiệp. Trong những năm gần đây (từ khi tái lập tỉnh 1997), công nghiệp Vĩnh Phúc phát triển khá nhanh và mạnh, tốc độ TTKT khá cao và ổn định (giai đoạn 1997-2000 là 19,8%; 2000-2003 là 14,3%; 2004 là 14%). Cơ cấu kinh tế chuyển dịch manh theo hướng công nghiệp hóa (năm 2004 cơ cấu kinh tế là: cơng nghiệp 49,7%; Dịch vụ 26,2%; nông nghiệp 24,1%). Giá trị sản xuất cơng nghiệp của tỉnh năm 2004 đứng vị trí thứ 7 trong cả nước [95].

Về thu hút đầu tư: Tính đến tháng 10/2005, tồn tỉnh thu hút được hơn

400 dự án với tổng vốn đăng ký đầu tư trên 2 tỷ USD, trong đó vốn của các doanh nghiệp FDI chiếm trên 40% [95].

Về du lịch: Vĩnh Phúc là một tỉnh được đánh giá là tiềm năng du lịch,

lượng khách quốc tế và trong nước tăng mạnh (lượng khách bình quân là 16%, doanh thu tăng bình quân là 13,5% [95].

Như vậy, Vĩnh Phúc là một trong 8 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, lại là một trong 10 tỉnh có tốc độ phát triển cao nhất trong cả nước, chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh (chủ yếu là cơng nghiệp), tính đến năm 2005 đã có 7 khu cơng nghiệp được hình thành và đã được phê duyệt thêm 3 khu công nghiệp khác với diện tích sấp sỉ 1.000 ha, tốc độ TTKT khá cao, nền kinh tế trong tỉnh được nâng lên rõ rệt, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được thì một số vấn đề xã hội vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng cho phù hợp với TTKT, sự phân hóa giàu nghèo, chênh lệch về văn hóa – giáo dục,

điều kiện để phát triển con người cá nhân …giữa nơng thơn và thành thị cịn có những khoảng cách khá lớn, các tệ nạn xã hội chưa thực sự có những bước đẩy lùi căn bản. Đây chính là những yếu tố, những trở lực lớn làm ảnh hưởng đến mục tiêu thực hiện CBXH trên địa bàn tỉnh.

* Về cơng tác xóa đói giảm nghèo:

Theo Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 07/8/2005 của Thủ tướng Chính phủ, chuẩn nghèo của nước ta áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 được xác định theo mức thu nhập bình quân bằng tiền của một người trong hộ gia đình ở từng khu vực khác nhau, cụ thể là:

Khu vực nông thôn: 200.000 đ/người/tháng; Khu vực thành thị: 260.000 đ/người/tháng.

Thực hiện Nghị quyết số 04/2002/NQ-HĐ ngày 28/01/2002 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng đề án xóa đói giảm nghèo và việc làm của tỉnh, các chương trình mục tiêu đặt ra trong đề án đã đạt được kết quả khả quan trong cơng tác xóa đói giảm nghèo của tỉnh.

Bảng 2.1: Kết quả xóa đói giảm nghèo ở Vĩnh Phúc (2001 - 2005)[73]

Năm Đơn vị tính 2001 2002 2003 2004 2005 1.Tổng số hộ nghèo(cuối năm) Hộ 26.531 21.672 17.810 15.102 12.602 2.Số hộ nghèo giảm Hộ 2.832 4.859 3.862 2.708 2.500 3.Số hộ tái nghèo Hộ 500 402 91 96 4.Tỷ lệ hộ nghèo(cuối năm) % 10,91 9,65 8,7 6,6 5,6

Cuối năm 2001, tỷ lệ hộ nghèo đói trong tồn tỉnh là 10,91% thì cuối năm 2004 giảm xuống còn 6,6% và đến năm 2005 (theo chuẩn nghèo cũ) giảm xuống cịn 5,6%. Điều đó cho thấy trong 5 năm (2001-2005) tỉnh đã giảm được 17.161 hộ nghèo, đạt 133% kế hoạch xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2005 của tỉnh. Tuy nhiên số hộ tái nghèo có giảm nhưng cịn chậm, năm 2004 so với năm 2003 thì có chiều hướng gia tăng.

Theo báo cáo số 1154/BC-LĐTBXH của Sở Lao động- Thương bình và xã hội Vĩnh Phúc ngày 23/12/2005 về "Kết quả thực hiện công tác lao động – thương bình xã hội năm 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2006" thì số hộ nghèo (theo chuẩn mới) trong toàn tỉnh năm 2005 là 45.770 hộ nghèo, chiếm 18.04%, đơn vị có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất là huyện Tam Đảo (huyện miền núi) là 40,18%, thấp nhất là thị xã Vĩnh Yên: 6,25%. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo chênh lệch cao nhất và thấp nhất giữa huyện miền núi và thị xã là 33,93% gấp hơn 6 lần so với thị xã.

Theo Báo cáo số 26/BC-LĐTBXH của Sở Lao động – Thương binh và xã hội Vĩnh Phúc ngày 05/6/2006 về " kết quả thực hiện nhiệm vụ 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2006" thì tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực nông thôn 19,67%, khu vực thành thị là 7,16%; đối tượng chính sách là 3,57%, ước tính 6 tháng đầu năm 2006 tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 16,64%. Như vậy tỷ lệ nghèo giữa nơng thơn và thành thị có 1 khoảng cách khá lớn là 12,5% gấp 2,74 lần so với thành thị.

Bên cạnh đó Tỉnh huy động một nguồn vốn khá lớn vào cơng tác xóa đói giảm nghèo nhưng tốc độ hộ nghèo và tốc độ hộ tái nghèo chưa nhanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.2: Nguồn vốn huy động cho xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn (2001 – 2005) [73]

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Nguồn vốn 2001 2002 2003 2004 2005 Cộng

5 năm

Ngân sách Trung ương 16.829 26.455 30.255 21.600 38.096 133.295

Ngân sách địa phương 47.568 28.463 29.281 49.630 59.447 214.389

Vốn vay NH, tín dụng 20.300 13.000 22.500 20.000 32.700 108.500

Huy động cộng đồng 15.535 24.250 20.990 30.346 18.336 109.457

Qua (bảng 2.2) cho thấy tổng số vốn huy động cho cơng tác xóa đói giảm nghèo tuy có tăng so với năm trước nhưng tăng chưa cao và chưa thực sự ổn định; Năm 2002 giảm 8.064 triệu so với năm 2001; Năm 2003 tăng 10.858 triệu so với năm 2002; Năm 2004 tăng 18.610 triệu so với năm 2004; Năm 2005 tăng 26.943 triệu so với năm 2004; Trong đó từ cộng đồng khơng ổn định và có chiều hướng đi xuống. Như vậy nguồn vốn huy động cho việc xóa đói giảm nghèo mới chỉ đáp ứng được phần nào trong cơng tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Như vậy, Vĩnh Phúc là một tỉnh đang phát triển, chuyển định câu cầu mạnh theo hướng công nghiệp-du lịch và dịch vụ. Là một trong 8 tỉnh thuộc trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, 1 trong 10 tỉnh có tốc độ phát triển cao nhất trong cả nước, đứng thứ 7 trong cả nước về giá trị sản xuất công nghiệp, là 1 trong 15 tỉnh thành phố tự cân đối được ngân sách và có đóng góp cho ngân sách Trung ương, là 1 trong 10 tỉnh đầu tiên của cả nước có thu ngân sách trên 1.000 tỷ đồng và ra nhập " câu lạc bộ một ngàn tỷ đồng thu ngân sách"; Tốc độ TTKT (GDP) đạt trên 14%. Nền kinh tế của tỉnh có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn lớn chưa tương xứng với TTKT, hộ nghèo phần lớn là ở nông thôn và vùng núi, dân tộc thiểu số. Đây là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết một cách thỏa đáng nhằm thực hiện mục tiêu CBXH trên địa bàn tỉnh.

* Về lĩnh vực y tế:

Vĩnh Phúc là một tỉnh có truyền thống yêu nước từ ngàn xưa, trải qua 3 cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, Tầu, tồn tỉnh đã có biết bao nhiêu anh hùng, thương binh, liệt sĩ …đã quên mình vì nghĩa lớn. Theo thống kê tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2005 thì tổng số thương binh là 7.275 người; Bậnh binh là 3.697 người, hưu trí là 16.471 người, mất sức là 6.655 người; Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp là 8.971 người, số người có cơng với nước và bà mẹ Việt Nam anh hùng là 65 người (còn sống). Tổng cộng là 43.134 người, trong

khi đó tồn tỉnh chỉ có 1 bệnh viện điều dưỡng với 100 giường bệnh, trung bình 431,34 người/giường. Tổng số giường bệnh tính đến tháng 12/2005 là 2.066 giường, với tổng số dân là gần 1,2 triệu người, trung bình là 580 người/giường bệnh. Tổng số bác sĩ là 470 người, dược sĩ cao cấp là 94 người, trung bình là 2.553 người dân/1 bác sĩ; 12.765 người dân/1 dược sĩ cao cấp.

Bảng 2.3: Cơ sở y tế trên địa bàn Vĩnh Phúc năm 2005 (theo huyện, thị xã) [65]

Tên huyện, thị Số cơ sở

Chia ra

Bệnh viện Phòng khám khu vực Trạm y tế xã-phường

1.Thị xã Vĩnh Yên 16 4 3 9

2.Thị xã Phúc Yên 13 1 2 10

3.Huyện Lập Thạch 40 1 3 36

4.HuyệnTamDương 14 1 0 13

5.Huyện Tam Đảo 11 0 2 9

6.Huyện Bình Xuyên 15 1 1 13

7.Huyện Mê Linh 20 0 2 18

8.Huyện Yên Lạc 18 1 0 17

9.Huyện Vĩnh Tường 32 1 2 29

Bảng 2.4: Cán bộ ngành y tế trên địa bàn

(phân theo huyện - thị xã do địa phương quản lý) [65]

Đơn vị tính: Người

Tên huyện, thị xã Tổng số Trình độ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bác sĩ trên

đại học kỹ thuật viênY sĩ, Y tá, hộ lý, nữ hộ sinh Trình độ khác

Tổng số 2.189 470 769 624 326

1.Thị xã Vĩnh Yên 837 219 158 244 216

2.Thị xã Phúc Yên 288 87 48 97 56

3.Huyện Lập Thạch 280 42 154 79 5

4.Huyện Tam Dương 127 14 72 29 12

5.Huyện Tam Đảo 84 11 43 20 10

6.Huyện Bình Xuyên 130 21 64 40 5

7.Huyện Mê Linh 110 9 61 38 2

8.Huyện Yên Lạc 142 28 75 29 10

Tường

Qua (Bảng 2.4) cho thấy số bác sĩ có trình độ trên đại học của một số huyện cịn ít như huyện Mê Linh, huyện Tam Đảo, huyện Tam Dương, tỷ lệ của thị xã cao nhất với huyện ít nhất là 24,33 lần. Trình độ y sĩ, kỹ thuật viên giữa thị xã cao nhất với huyện thấp nhất (huyện miền núi là 17,88 lần; trình độ y tá, hộ lý, nữ hộ sinh giữa thị xã cao nhất với huyện thấp nhất (huyện miền núi) là 12,20 lần; Ở trình độ khác giữa thị xã cao nhất với huyện thấp nhất là 108 lần. Trong khí đó cán bộ ngành dược trên địa bàn cũng có sự chênh lệch khá lớn.

Bảng 2.5: Cán bộ ngành dược trên địa bàn năm 2005 phân theo huyện, thị (địa phương quản lý) [65]

(Đơn vị tính: người)

Tên huyện, thị xã Tổng số Chia ra

Dược sĩ cao cấp Dược sĩ trung cấp Dược tá Trình độ khác Tổng số 810 94 168 488 60 1.Thị xã Vĩnh Yên 433 57 101 215 60 2.Thị xã Phúc Yên 66 15 14 37 0 3.Huyện Lập Thạch 86 5 15 66 0

4.Huyện Tam Dương 40 2 9 29 0

5.Huyện Tam Đảo 14 0 3 11 0

6.Huyện Bình Xuyên 42 4 6 32 0

7.Huyện Mê Linh 21 3 4 14 0

8.Huyện Yên Lạc 38 4 6 28 0

9.Huyện Vĩnh Tường 70 4 10 56 0

Qua (Bảng 2.5) cho thấy cán bộ ngành dược phân theo trình độ trên địa bàn còn rất thiếu. Nếu như ở thị xã Vĩnh Yên số cán bộ dược sĩ cao cấp là 94 người thì có những huyện khơng có như huyện Tam Đảo, hoặc rất ít như huyện Tam Dương (2 người); Huyện Mê Linh (3 người) và một số huyện khác là 4-5 người. Tỷ lệ trung bình của dược sĩ cao cấp ở thị xã là 249,5

người, thì ở các huyện là 44,2 người; Tỷ lệ giữa các huyện và thị chênh lệch là 5,64 lần, tỷ lệ giữa huyện thấp nhất và thị xã cao nhất chênh nhau 94 lần.

Trình độ dược sĩ trung cấp giữa thị xã cao nhất với huyện thấp nhất là 33,6 lần, dược tá là 19,54 lần. Và đặc biệt ở các trình độ khác thì chỉ riêng ở thị xã Vĩnh n có 60 người cịn lại ở các huyện thị khác chưa có.

Nhìn tổng qt lại cho thấy cán bộ có trình độ dược chủ yếu tập trung vào thị xã - Trung tâm của tỉnh lỵ, còn một số các huyện khác, đặc biệt là một số huyện miền núi và huyện có xã miền núi (Tam Đảo, Mê Linh, Bình Xuyên,

Một phần của tài liệu nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (qua thực tế vĩnh phúc) (Trang 53 - 66)