NTCQ đối với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta

Một phần của tài liệu nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (qua thực tế vĩnh phúc) (Trang 33 - 42)

kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

Cùng với quá trình hoạt động thực tiễn của con người, khái niệm " NTCQ" và điều kiện khách quan (ĐKKQ) từng bước được hình thành và phát triển. Để hiểu được nội dung của khái niệm này thì nhất thiết phải tìm hiểu đến những khái niệm có liên quan như khái niệm "chủ thể", "khách thể", chỉ khi nào hiểu được cái khái niệm này thì mới hiểu được khái niệm NTCQ và ĐKKQ. "Chủ thể", "khách thể" là những khái niệm rất quan trọng, trong mối quan hệ với khái niệm "NTCQ" và "ĐKKQ", nếu không hiểu được các khái niệm này thì cũng khơng thể hiểu được khái niệm "NTCQ" và "ĐKKQ" hoặc hiểu không đúng, dễ bị nhầm lẫn đồng nhất giữa các khái niệm.

Trong quá trình hoạt động của mình, con người đã tác động vào thế giới khách quan, cải tạo thế giới khách quan nhằm phục vụ lợi ích con người. Vì vậy, con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh, đồng thời vừa là chủ thể của hoạt động cải tạo hồn cảnh, từ đó đã hình thành nên khái niệm chủ thể. Khái niệm chủ thể đã được rất nhiều nhà triết học quan tâm nghiên cứu và đã đưa ra nhiều định nghĩa và cách hiểu khác nhau. Có quan niệm cho rằng "Chủ thể là con người (cá nhân hoặc nhóm.) tiến hành hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn" [90, tr. 92]. Quan điểm khác thì lại hiểu "Chủ thể là con người có ý thức và ý chí, và đối lập với khách thể bên ngồi" [89, tr. 192].

Từ những khái niệm trên cho thấy: Tùy từng đối tượng được xem xét mà xác định chủ thể tương ứng, chủ thể có thể là cả lồi người, một nhóm người, một giai cấp, một đảng phái hay một tổ chức chính trị - xã hội nào đó,

bằng những hoạt động của mình nhằm cải tạo đối tượng khách thể, làm cho đối tượng ấy (khách thể) biến đổi cho phù hợp với lợi ích của mình.

Như vậy, có thể hiểu: chủ thể là con người có ý chí, có ý thức, mang tính sáng tạo với những cấp độ tồn tại khác nhau (cá nhân, nhóm, giai cấp) bằng hoạt động thực tiễn của mình đã và đang tác động đến khách thể.

Con người ở đây với tư cách là chủ thể có ý thức và ý chí, bằng hoạt động mang tính sáng tạo của mình tác động vào đối tượng (khách thể) nhằm cải tạo đối tượng (tự nhiên và xã hội) cho phù hợp với mục đích của chủ thể và phục vụ chủ thể. Năng lực sáng tạo của chủ thể được thể hiện bằng phương pháp, cách thức tác động vào đối tượng nhằm đạt được mục đích đề ra. V.I. Lênin nói: "Khái niệm ấy (=con người) là khuynh hướng tự mình thực hiện mình, tự cho mình, qua bản qn mình, một tính khách quan trong thế giới quan và tự hồn thiện (tự thực hiện) mình" [33, tr. 228].

Khách thể là tất cả những đối tượng mà chủ thể bằng ý thức và hoạt động thực tiễn của mình tác động vào chúng nhằm nhận thức và cải tạo chúng cho phù hợp với mục đích con người.

Khách thể và chủ thể có mối quan hệ khăng khít với nhau, tồn tại song song với nhau, khách thể là khách thể của chủ thể xác định và ngược lại, chủ thể là chủ thể của khách thể tương ứng, khơng có khách thể và chủ thể chung chung trừu tượng tồn tại một cách độc lập tách rời bất biến.

Khách thể khơng phải là tồn bộ hiện thực khách quan mà chỉ là một bộ phận của hiện thực khách quan. Hiện thực khách quan vô cùng phong phú nên khách thể (với tư cách là bộ phận của thế giới khách quan) cũng vô cùng phong phú, khách thể có thể là những sự vật, hiện tượng hay quá trình trong tự nhiên cũng như trong đời sống xã hội, những quan hệ kinh tế, những quan hệ chính trị - xã hội, kể cả những quan hệ tư tưởng cũng là những khách thể của những chủ thể tương ứng.

Như vậy, có thể nói khách thể và chủ thể có mối quan hệ biện chứng với nhau, chúng lấy nhau làm tiền đề cùng tồn tại, khách thể tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức con người, song con người có thể tác động vào chúng, làm biến đổi chúng, cải tạo chúng cho phù hợp với mục đích của con người.

Khái niệm chủ quan khơng hồn tồn đồng nhất với khái niệm chủ thể, xung quanh khái niệm nhân tố chủ quan đã có rất nhiều quan niệm khác nhau, có quan điểm cho rằng: "Nhân tố chủ quan trong sự phát triển xã hội là hoạt động có ý thức của những con người, những giai cấp, những chính đáng sáng tạo ra lịch sử" [57, tr. 20]. Quan niệm này đồng nhất NTCQ với hoạt động có ý thức của con người. Bên cạnh đó lại có những quan niệm đồng nhất NTCQ với hoạt động tự giác của con người hoặc đồng nhất nhân tố chủ quan với ý thức của chủ thể. A.K.Uleđốp thì cho rằng:

Nhiều phẩm chất tư tưởng, tâm lý xã hội, đạo đức của các tập đoàn xã hội, của các giai cấp và các tổ chức của nó, của các dân tộc là nằm trong nội dung của NTCQ nhưng sẽ là sai lầm khi cho rằng toàn bộ ý thức xã hội cũng nằm trong đó. NTCQ khơng phải là ý thức nói chung (cũng hệt như là sự hoạt động), mà là các ý thức đã trở thành sự chỉ đạo, sự kích thích và phương châm của hoạt động. Nói cách khác là ý thức đã biến thành đặc điểm nhất định của hành vi, của hoạt động của chủ thể [93, tr. 69].

Theo A.K.Uleđốp thì nhân tố chủ quan chỉ bao gồm những bộ phận ý thức của chủ thể tham gia vào quá trình tác động giữa chủ thể và khách thể.

Khi nói tới NTCQ trước hết là nói tới tính tích cực sáng tạo của chủ thể hoạt động vì con người vừa là sản phẩm của hoàn cảnh đồng thời vừa là chủ thể của hồn cảnh đó. Vì vậy trong mối quan hệ với tự nhiên thì chúng ta có khái niệm con người. Trong mối quan hệ giữa con người và đối tượng nhận thức thì hình thành nên khái niệm chủ thể và khách thể, còn khi xem xét chủ thể đang tích cực hoạt động trong một hoạt động xác định với đầy đủ các

mặt, các yếu tố, các mối quan hệ.Tức là xem xét chủ thể - con người với tất cả các nhân tố tạo thành tính tích cực của chủ thể, các nhân tố vừa là nguyên nhân vừa là điều kiện của mọi hoạt động tích cực, sáng tạo của chủ thể thì chúng ta sẽ có khái niệm NTCQ và đối lập với NTCQ là điều kiện khách quan. Tuy nhiên cũng cần phải hiểu rằng chủ thể khác chủ quan và chủ thể khơng đóng vai trị chủ quan mà những trạng thái của chủ thể biểu hiện trong hoạt động đóng vai trị NTCQ, những thuộc tính, phẩm chất của chủ thể là NTCQ, là những yếu tố cần thiết để tạo ra khả năng tích cực sáng tạo của chủ thể được thể hiện thông qua hoạt động thực tiễn cải tạo các khách thể xác định, tổng hợp toàn bộ những nội dung đó tạo thành khái niệm NTCQ.Theo V.N.Lavrineko thì: NTCQ trong quá trình lịch sử là những khả năng khác nhau của con người mà bằng sự tác động của mình, đã đem lại sự biến đổi trong những mặt nhất định của đời sống xã hội. Điều quan trọng nhất cấu thành NTCQ là ý thức và nói chung là đời sống tinh thần của con người, những kỹ năng, kỹ xảo và thói quen của họ trong hoạt động sản xuất, kinh nghiệm xã hội, trình độ văn hóa và đồng thời là những phẩm chất ý chí của họ: Tính tổ chức trong hoạt động của con người có ý nghĩa to lớn [57, tr. 20].

Như vậy, NTCQ và chủ thể là có sự thống nhất với nhau, nhưng không đồng nhất, NTCQ thuộc về chủ thể, tuy nhiên NTCQ có tính độc lập tương đối. NTCQ là khái niệm chỉ những yếu tố, đặc trưng cấu thành phẩm chất của chủ thể nhằm tác động vào khách thể, làm biến đổi khách thể.

Từ quan niệm trên có thể hiểu: NTCQ là những yếu tố ý thức của chủ thể tham gia trực tiếp vào hoạt động của chủ thể nhằm tác động cải tạo khách thể.

NTCQ bao gồm:

Thứ nhất, ý thức của chủ thể là nội dung cấu thành NTCQ nhưng

khơng phải là tồn bộ ý thức của chủ thể, mà chỉ những bộ phận của chủ thể trực tiếp tham gia vào hoạt động tác động đến khách thể, khi ấy ý thức với tư

cách là NTCQ trở thành sự chỉ đạo, kích thích, là phương châm định hướng cho hành động, ý thức trở thành hành động của chủ thể.

Thứ hai, đề cập tới NTCQ là đề cấp đến ý thức của chủ thể (con người

cụ thể, nhóm người, giai cấp, đảng phái), đó là những hoạt động thực tiễn của họ nhằm giải quyết những nhiệm vụ lịch sử nhất định. NTCQ không đơn thuần chỉ là ý thức mà còn bao gồm cả những hoạt động cụ thể trong quá trình cải tạo thế giới. C.Mác chỉ ra rằng: "Tư tưởng căn bản không thực hiện được gì hết, muốn thực hiện tư tưởng thì cần có những con người sử dụng lực lượng thực tiễn" [41, tr. 187].

Thứ ba, sức mạnh hoạt động thực tiễn của chủ thể là sự kết hợp biện

chứng giữa sức mạnh thể chất và sức mạnh tinh thần. Như vậy, NTCQ còn bao gồm cả những phẩm chất, những trạng thái thuộc về năng lực thể chất của chủ thể. Tuy nhiên, cũng cần phân biệt NTCQ với cái chủ quan, NTCQ chỉ là một bộ phận của cái chủ quan được huy động, sử dụng vào q trình cải tạo khách thể.

NTCQ cũng khơng đồng nhất với hoạt động tự giác vì hoạt động tự giác của con người là hoạt động nhận thức quy luật và tác động phù hợp với quy luật khách quan, biến tự phát thành tự giác. NTCQ tham gia vào cả hoạt động tự phát và tự giác.

Khái niệm NTCQ có quan hệ mật thiết với khái niệm ĐKKQ, bất cứ một chủ thể lịch sử - xã hội nào để tồn tại đều phải gắn liền với ĐKKQ xác định, cụ thể. Trong hoạt động của chủ thể thì điều kiện khách quan rất đa dạng và phong phú, gồm các mặt, các yếu tố, các kết cấu vật chất tồn tại dưới dạng có sẵn trong tự nhiên, các yếu tố tồn tại dưới dạng xã hội. Những yếu tố vật chất và những yếu tố tinh thần (tư tưởng, tâm lý, tập quán) đang tồn tại hiện thực trong xã hội hợp thành một hồn cảnh trong đó chủ thể tồn tại và hoạt động, đó là ĐKKQ.

Khái niệm ĐKKQ quan đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến với nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng tựu chung lại thì về cơ bản là giống nhau trong khái niệm này. Có quan điểm cho rằng: Những quan điểm khách quan là cả những gì tạo nên một hồn cảnh hiện thực quy định và tác động lên mọi hoạt động của chủ thể, tồn tại khơng phụ thuộc vào ý chí của chủ thể hoạt động [3, tr. 19].

Quan điểm khác lại khẳng định: ĐKKQ là tổng thể các mặt, các nhân tố tạo nên một hoàn cảnh thực tồn tại bên ngoài, độc lập với chủ thể và tác động vào hoạt động của chủ thể trong hồn cảnh cụ thể đó [35, tr. 12]. Hoặc: ĐKKQ là những yếu tố tạo nên một hoàn cảnh hiện thực tồn tại bên ngoài, độc lập với chủ thể đang hoạt động ở những thời điểm cụ thể nhất định và có tham gia vào việc quy định kết quả hoạt động của chủ thể [57, tr. 16].

Từ những quan niệm trên có thể hiểu: ĐKKQlà tổng thể các yếu tố, các mặt, các mối quan hệ tồn tại bên ngoài và độc lập với chủ thể tạo thành một hồn cảnh hiện thực ln ln tác động và quy định hoạt động của chủ thể. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Như vậy, ĐKKQ là hồn cảnh mà trong đó chủ thể tồn tại và hoạt động, nó quy định hoạt động của chủ thể. Bất kỳ một hoạt động nào của chủ thể cũng có thể được thực hiện khi có những điều kiện nhất định. Những điều kiện đó đóng vai những tiền đề của hoạt động [93, tr. 71-72].

Nói đến ĐKKQ thì trước hết phải nói đến những điều kiện vật chất tạo nên một hoàn cảnh hiện thực và độc lập với chủ thể xác định và quy định hoạt động của chủ thể đó. Nếu các điều kiện vật chất luôn là ĐKKQ (xét trong mối quan hệ với ý thức), song ĐKKQ được xác định cụ thể lại không đơn thuần là điều kiện vật chất mà còn bao gồm cả những yếu tố thuộc ý thức, tư tưởng, những ý thức, tư tưởng này tồn tại khách quan với chủ thể xác định và ảnh hưởng đến hoạt động của chủ thể, đó cũng là ĐKKQ.

Như vậy, ĐKKQ là toàn bộ những yếu tố vật chất và tinh thần tồn tại độc lập và khơng phụ thuộc vào chủ thể cấu thành hồn cảnh và tác động đến hoạt động của chủ thể.

NTCQ và ĐKKQ có mối quan hệ biện chứng với nhau, ĐKKQ là tính thứ nhất quy định NTCQ, và NTCQ có tác động tích cực, mạnh mẽ đến ĐKKQ làm biến đổi ĐKKQ cho phù hợp với mục đích của NTCQ. Sự quy định của ĐKKQ với NTCQ được thể hiện:

Thứ nhất, hoạt động của chủ thể là nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu

của chủ thể. Mục đích, mục tiêu mà chủ thể đặt ra đều xuất phát từ điều kiện và khả năng của hiện thực, nếu mục đích mục tiêu mà khơng xuất phát từ hiện thực khách quan thì khơng thể thành cơng được. Điều đó được Lên nin khẳng định: "Thật ra, mục đích của con người là do thế giới khách quan sản sinh ra và lấy thế giới khách quan làm tiền đề" [33, tr. 201].

Thứ hai, hoạt động thực tiễn của chủ thể là do ĐKKQ quy định.

C.Mác viết: "Nhân loại bao giờ cũng chỉ đặt ra cho mình những nhiệm vụ mà có thể giải thích được, vì khi xét kỹ hơn, bao giờ người ta cũng thấy rằng bản thân nhiệm vụ ấy chỉ nảy sinh khi những điều kiện vật chất của nhiệm vụ đó đã có rồi, hay ít ra cũng đang ở q trình hình thành" [43, tr. 16].

Như vậy, ĐKKQ là yếu tố quy định chủ thể, quy định phương tiện, phương pháp, cách thức hành động của chủ thể.

Thứ ba, sự phát triển của NTCQ do ĐKKQ quy định, tùy từng ĐKKQ

cụ thể mà chủ thể hoạt động cải tạo điều kiện đó phải có những phẩm chất tương ứng, ĐKKQ thay đổi thì NTCQ cũng phải thay đổi cho thích ứng với ĐKKQ mới. Tuy nhiên NTCQ khơng phải thụ động mà có tính độc lập tương đối tác động tích cực trở lại ĐKKQ một cách năng động và sáng tạo, bằng nhận thức của mình, NTCQ phân tích, nhận xét, đánh giá ĐKKQ từ đó đề ra phương hướng, cách thức để thực hiện nhiệm vụ đặt ra, đồng thời bằng hoạt

động thực tiễn của mình NTCQ có thể cải tạo điều kiện, hồn cảnh khách quan thuận lợi cho hoạt động của mình.

Thực chất vai trò của NTCQ là phát hiện ra những khả năng khách quan trên cơ sở điều kiện phương tiện vật chất vốn có của hồn cảnh khách quan để biến đổi hồn cảnh theo quy luật vốn có của nó.

Hiện nay Việt Nam đang xây dựng và hoàn thiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, nền KTTT đã đem lại những thành tựu quan trọng, nền kinh tế đã vượt qua thời kì suy giảm, tốc độ TTKT khá cao và toàn diện, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm sau cao hơn năm trước, bình quân trong 5 năm 2001-2005 là 7,51%. Kinh tế vĩ mơ tương đối ổn định, tích lũy, tiêu dùng, thu chi ngân sách…được cải thiện rõ dệt, nội lực được huy động cho phát triển có chuyển biến tích cực, GDP huy động vào ngân sách nhà nước vượt so với dự kiến. Tổng vốn đầu tư vào nền kinh tế tăng nhanh làm tăng năng lực sản xuất kinh doanh, nhiều kết cấu cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội được xây dựng và hoàn thiện đưa vào sử dụng, cơ sở vầt chất-kỹ thuật được tăng cường cho nền kinh tế.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo hướng CNH, HĐH. Đến năm 2005 tỉ trọng nông-lâm-ngư nghiệp trong GDP giảm xuống cịn 20,9%, cơng nghiệp và xây dựng là 41%, dịch vụ là 38,1%. Các thành phần kinh tế đều phát triển. Kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế có những bước tiến

Một phần của tài liệu nhân tố chủ quan với việc thực hiện công bằng xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay (qua thực tế vĩnh phúc) (Trang 33 - 42)