Chính sách thương mại và khuyến khích xuất khẩu

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của việt nam sang trung quốc (Trang 46 - 48)

Chương 3 :Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang

3.2.2. Chính sách thương mại và khuyến khích xuất khẩu

Đối với chính sách thương mại, trong quá trình Việt Nam đàm phán gia nhập WTO đã đưa ra các cam kết ràng buộc và tiến tới cắt giảm thuế xuất khẩu khẩu.Ngay đối với mặt hàng chúng ta cần bảo hộ trong thời gian tới nên áp dụng các cơ chế linh hoạt như hạn ngạch thuế quan hay thuế thời vụ.Theo đó chúng ta sẽ mở cửa thị trường nội địa phần nào để gia tăng sức ép cạnh tranh buộc sản xuất trong nước, nhất là các doanh nghiệp phải cố gắng vươn lên.Một môi trường cạnh tranh lành mạnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà sản xuất nâng cao hiêụ quả hoạt động và qua đó từng bước cải thiện vị thế cạnh trang của sản phẩm Việt Nam trên thị trường trong nước cũng như quốc tế.

Các chính sách khuyến khích xuất khẩu trong những năm qua đã góp phần tạo điều kiện để các doanh nghiệp hạ gía thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh về giá của rau quả Việt Nam trên thị trường thế giới, khuyến khích các doanh nghiệp gia tăng sản xuất chế biến hàng rau quả xuất khẩu. Tuy

nhiên về lâu dai chúng ta không thể tiếp tục các chính sách trợ cấp xuất khẩu như trợ giá xuất khẩu và thưởng xuất khẩu vì các chính sách này vi phạm quy định về cấm trợ cấp xuất khẩu của WTO.Do vậy chúng ta phải nghiên cứu chuyển sang các dạng trợ cấp khác phù hợp với quy định của tổ chức thương mại thế giới. Để làm được điều đó chúng ta cần phải đa dạng hoá các hình thức tín dụng xuất khẩu, tiếp tục hoàn thiện và nâng cao các giải pháp ưu đãi tín dụng xuất khẩu, hoàn thiện quỹ hỗ trợ xuất khẩu tiến tới thành lập ngân hàng xuất nhập khẩu và triển khai bảo hiểm xuất khẩu.

*Xúc tiến thương mại

Đẩy manh xúc tiến thương mại đang trở thành vấn đề bức xúc hiện nay vì môi trường cạnh tranh về mặt hàng rau quả hiện đang rất gay gắt. Để củng cố các thị trường đã có và mở rộng thêm các thị trường mới, cần có chính sách xúc tiến thương mại thích hợp.Trước mắt Nhà nước cần lựa chọn các loại rau quả, đặc sản và tài trợ việc quảng bá tại các thị trường có tiềm năng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, đồng thời thông qua các hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài hoặc tổ chức xúc tiến thương mại các nước tại Việt Nam để phối hợp, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu nông sản thâm nhập vào thị trường nước ngoài.

Công tác xúc tiến thương mại cần được đẩy mạnh hơn nưa.Trong thời gian tới, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các hiệp hội ngành hàng cùng hợp tác xây dựng nhà trưng bày sản phẩm và giao dịch, trước hết tại thị trường quan trọng như Trung Quốc, Nga, Hoa Kỳ. Việc tham gia hội trợ triển lãm cũng nên thực hiện theo hình thức hợp tác để có thể hỗ trợ lần nhau tăng thêm sức mạnh và giới thiệu sản phẩm nông nghiệp của Việt Nam một cách phong phú, đàng hoàng hơn.Tuy nhiên cần lưu ý tham dự một cách có chọn lọc thay vì chiếu lệ, hình thức.Riêng đối với thị trường Trung Quốc là thị trường lớn nhất tiêu thụ rau quả Việt Nam và tiềm năng của thị trường này vẫn còn rất lớn thì cần phải đặc biệt có chiến lược xúc tiến thương mại đặc biệt có quy mô và bài bản.

Để thực hiện được nhiệm vụ này, đầu tư đào tạo một đội ngũ cán bộ xúc tiến thương mại có trình độ chuyên môn cao, trình độ ngoại ngữ trình độ am hiểu thị trường nước ngoài.Hỗ trợ cho các trung tâm thông tin nhằm nắm bắt kịp thời thông tin về nhu cầu giá cả thị trường….và thông báo tới các doanh nghiệp xuất khẩu.

*Xây dựng thương hiệu

Cũng như các loại hàng hoá nông sản khác, mặt hàng rau quả của Việt Nam tuy xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới nhưng phần lớn không có nhãn hiệu nên ít người biết đến.Chính vì vậy các vùng trồng các loại rau quả đặc sản cũng như các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải quan tâm đầu tư xây dựng và bảo vệ nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm của mình.Căn cứ vào chiến lược phát triển thị trường, tiến hành xúc tiến đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở cả trong nước và quốc tế cho hàng rau quả đặc sản của Việt Nam (nhất là các loại trái cây đặc sản) như vải thiều Lục Ngạn, nhãn lồng Hưng Yên, cam sành Tam Bình, xoài cát Hoà Lộc,bưởi Năm Roi,vú sữa Lò Rèn, thanh long Bình Thuận…tại những thị trường lớn và tiềm năng nhằm tránh tình trạng nước ngoài đăng ký trước tên mà chúng ta không thể khiếu nại được

4.2.3.Chính sách phát triển các hiệp hội ngành hàng

-Chính phủ tạo điều kiện để phát huy hơn nữa vai trò của Hiệp hội trái cây và Hiệp hội rau quả. Các tổ chức này là đầu mối giao lưu với các tổ chức quốc tế, thống nhất điều hành kinh doanh sản xuất ,xuất khẩu rau quả.

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của việt nam sang trung quốc (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w