Chương 3 :Phương hướng và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang
3.2.1. Các biện pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm rauquả xuất khẩu
3.2.1.1.Chính sách phát triển các vùng sản xuất hàng hóa
Quy hoạch vùng sản xuất rau quả hàng hoá tập trung,chuyên canh tạo điều kiện đầu tư áp dụng tiến bộ kỹ thuật, thực hiện thâm canh tổng hợp, tạo ra vùng nguyên liệu gắn với công nghệ sau thu hoạch,gắn với hệ thống tiêu thụ.
Để đảm bảo khối lượng chất lượng rau quả xuất khẩu,thực hiện tốt hợp đồng đã ký, cần quy hoạch các vùng chuyên canh rau quả theo hướng săn xuất hàng hoá, với kỹ thuật tiến bộ, được thu hoạch xử lý bảo quản chế biến theo tiêu chuẩn quốc tế, không đơn thuần chỉ thu gom từ các vườn của hộ gia đình.Hướng quy hoạch như sau:
+Quy hoạch vùng sản xuất rau tập trung chuyên canh xuất khẩu gần các nhà máy chế biến, gần đường giao thông ,thuận tiện cho khâu vận chuyển nguyên liệu,sản phẩm tới nơi tập trung phục vụ xuất khẩu.
+Quy hoạch vùng rau chuyên canh xuất khẩu ở vùng đồng bằng Sông Hồng, tổng diện tích trên 20.000 ha với các mặt hàng như dưa chuột, khoai tây,cải bắp và cà chua.
+Quy hoạch vùng rau ôn đới ở Đà Lạt (Lâm Đồng) với các sản phẩm khoai tây, cải bắp tím, ngô rau, cần tỏi tây, su su ,xu hào…
+Quy hoạch các vùng quả tập trung cho xuất khẩu: Để chủ động nguồn nguyên liệu đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, cần phải xây dựng các vùng chuyên canh cung cấp quả cho xuất khẩu.
+Để cung cấp các loại quả phục vụ xuất khẩu tươi hoặc nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, ngoài các vùng quả tập trung có sẵn từ trước, cần mở rộng diện tích trồng cây ăn quả trên đất trống đồi núi trọc, phù hợp với loại cây dài ngày.
+Đối với đồng bằng Sông Cửu Long không mở rộng diện tích,chủ yếu tập trung thâm canh và cải tạo vườn theo hướng trồng những loại cây ăn quả phục vụ xuất khẩu như chuối, xoài ,nhãn.
+Vùng Đông Nam Bộ, thu hẹp diện tích chuối ,mở rộng diện tích các loại cây ăn quả có nhu cầu xuất khẩu như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng,
3.2.1.2. Đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch
Để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu, cần đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch (bảo quản và chế biến) .Hiện hầu hết các nhà máy chế biến đã ở trong tình trạng lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu bảo quản, chế biến phục vụ xuất khẩu. Để nâng cao sức cạnh tranh của rau quả trên thị trường thế giới, cần triển khai việc đầu tư mở rộng các nhà máy hiện có và xây dựng theo hướng mới. +Nâng cấp các nhà máy chế biến hiện có, mở rộng quy mô tương xứng
với nhu cầu chế biến.
+Xây dựng một số nhà máy chế biến đặt tại vùng nguyên liệu đã được quy hoạch (ví dụ: xây dựng nhà máy chế biến rau quả đặt tại vùng quả Lục ngạn- Bắc giang, nhà máy chế biến rau quả vùng chuyên canh rau Vạn Đông…) Tuỳ theo quy mô lớn hay nhỏ mà ứng dụng công nghệ chế biến từ thủ công tới hiện đại cho phù hợp, đa dạng hoá các sản phẩm chế biến (bảo quản lạnh và đông lạnh, đóng hộp ,xấy khô…).Cần chú ý xây dựng nhà máy chế biến rau quả đặt tại cùng nguyên liệu, nên tính đến khả năng chế biến các sản phẩm khác thời vụ để tận dụng công suất máy.
+Làm tốt công tác bảo quản rau quả: Đối với rau quả, trong tương lai nhu cầu xuất khẩu tươi chiếm tỷ trọng lớn.Do vậy, việc đầu tư cho công nghệ bảo quản tươi là rất quan trọng.Những giải pháp đặt ra đối với vấn đề này là kết hợp xử lý bảo quản tại vùng nguyên liệu, tại cơ sơ chế biên, tại doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, tại kho cảng.
Các công ty rau quả trong nước có thể mở rộng liên doanh liên kết với các doanh nghiệp nước ngoài nhằm lợi dụng vốn của họ tăng quy mô đầu tư, tập trung cho việc xử lý, bảo quản rau quả trong quá trình lưu thông.
3.2.1.3. Chính sách quản lý chất lượng
Hiện nay các rào cản quy định chất lượng an toàn thực phẩm mặt hàng rau quả là rất cao, nhưng vấn đề này ở Việt Nam người sản xuất chưa quan tâm đúng mức, việc sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu trong canh tác còn tuỳ tiện ,vừa ảnh hưởng đến chất lượng rau quả, vừa không đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm của nước nhập khẩu. Vì vậy trong thời gian tới, các ngành ,các cơ quan chức năng cần nghiên cứu và phổ biến các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số nước được coi là tiềm năng của thị trường xuất khẩu rau quả của Việt Nam như Hoa Kỳ ,Nhật Bản, EU…
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu, một yếu tố rất quan trọng trong cạnh tranh xuất khẩu là phải giảm được các chi phí trong các khâu của tổ chức hoạt động xuất khẩu. Hiện chi phí cho hầu hết dịch vụ xuất khẩu ở Việt Nam cao hơn các nước khác, ảnh hưởng tới hiệu quả xuất khẩu và làm giảm năng lực cạnh tranh xuất khẩu.
Một vấn đề quan tâm từ phía cơ quan Nhà nước là tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu .Theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế, việc thực hiện EHP có thể tạo ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang thị trường Trung Quốc.Tuy nhiên, kết quả khảo sát về tác động việc cắt giảm thuế đối với nhiều mặt hàng nông sản của Việt Nam khi xuất sang thị trường Trung Quốc cho thấy, đa số thương nhân kinh doanh tai biên giới Việt Nam-Trung Quốc vẫn phải chịu mức thuế cũ đến 60%. Mặc dù “chương trình thu hoạch sớm” theo Hiệp định khung về hợp tác toàn diện ASEAN-Trung Quốc đã được áp dụng, tỷ lệ các doanh nghiệp xin mẫu C/O form E( xuất xứ hàng hoá) để hưởng thuế suất ưu đãi khi xuất hàng sang Trung Quốc còn rất hạn chế. Nguyên nhân chính là do thủ tục cấp C/O phía Việt Nam vẫn còn khá phức tạp không có cơ quan cấp mẫu C/O tai các cửa khẩu, trong khi do các đặc thù của mặt hàng rau quả là phải xuất nhanh nên doanh nghiệp không thể lần nào cũng về Hà Nội xin cấp C/O. Trong khi đó, phía Trung Quốc do cơ quan cấp C/O đặt ngay tại cửa khẩu nên gần như
100% hàng nhập từ Trung Quốc nếu nằm trong danh mục được cắt giảm đều được giảm thuế ưu đãi từ phía Việt Nam.
3.2.1.4. Khuyến khích hình thức liên kết trong sản xuất rau quả
Với mục đích chung của mô hình liên kết bốn nhà: Nhà nông ,nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, Nhà nước.Phát huy sức mạnh của 4 nhà nhằm tận dụng tiềm năng lợi thế sẵn có của ngành sản xuất rau quả. Tăng cường công tác quản lý hành chính nhà nước và đưa công nghệ vào trong sản xuất.Tăng cường mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau giữa các nhà tham gia liên kết nhằm tạo điều kiện phát triển ngành rau quả.
Mặc dù đã có chính sách khuyến khích phát triển các hình thức liên kết trong sản xuất rau quả .Tuy nhiên mô hình còn có nhiều thiêú sot cần khắc phục.Nhà nông thường là đối tượng không tôn trọng hợp đồng đã ký kết với doanh nghiệp.Nhà doanh nghiệp thì sợ rủi ro nên chưa thực sự tham gia vào hoạt động liên kết. “Nhà khoa học”thiếu mạnh dạn, rất ít các cơ quan hay tổ chức nghiên cứu mạnh dan, chủ động đưa định hướng liên kết thành một ưu tiên trong triển khai các chương trình dự án nghiên cứu.Ngay cả những hợp đồng được ký kết thì quyền lợi vật chất của các công quan khoa học hay các nhà khoa học cũng chưa được xác định rõ ràng.
Nhà nước cần giữ vai trò chủ động hơn trong liên kết 4 “nhà”.Nhà nước cần tạo ra một hành lang pháp lý phù hợp để giả quyết tranh chập trong liên kết giữa các nhà, đặc biệt là hợp đồng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm giữa nhà doanh nghiệp và nhà nông .Ngoài ra để thành công, Nhà nước cần hỗ trợ để sừ liên kết này trở thành một mắt xích, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm.Lúc đó từng nhà sẽ nhận thấy rằng sản phẩm của họ không thể có giá trị nếu như họ tự động rút khỏi mắt xích.
Đối với việc hình thành mắt xích giá trị này, nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư để hình thành nên các doanh nghiệp công nghiệp lớn. Với tầm nhìn của các doanh nghiệp, bên cạnh việc huy động vốn đầu tư trong nước,Nhà nước còn khuyến khích sự tham gia của nước ngoài vào
trong các doanh nghiệp .Các doanh nghiệp này sẽ trở thành mắt xích quan trọng nhất trong liên kết 4 “nhà”
Các bộ các ngành liên quan cần phải có chế tài phù hợp để hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng thu mua giữa doanh nghiệp và nhà sản xuất. Đối với trượng hợp thiệt hại do bất khả kháng. Nhà nước cũng cần phải có chính sach cụ thể hỗ trợ thiệt hại cho các bên tham gia liên kết.
Nhà nước cần thực thi những chính sách khuyên khích, giúp đỡ để doanh nghiệp yên tâm đầu tư, nông dân yên tâm sản xuất..như chính sách tín dụng ưu đãi khi doanh nghiệp đọng vốn do nông dân mất mùa chưa trả nợ được, chính sách khấu trừ thuế VAT đầu vào cho sản phẩm, chính sách liên kết sản xuất bao tiêu với nông dân.
Nhà nước có thể đưa ra và khuyến khích áp dụng nhiều hình thức liên kết phù hợp với từng mặt hàng và từng đối tượng tham gia theo mục tiêu, nội dung, thời gian, phạm vi hoạt động và thời gian liên kết.