địa bàn Hà Nội
2.1. Những định hớng và quan điểm cơ bản về quản lí nguồn thu thuếGTGT từ các doanh nghiệp. GTGT từ các doanh nghiệp.
Thuế GTGT hiện là nguồn thu lớn của NSNN. Hơn nữa thuế GTGT còn là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế, có tác dụng rộng lớn đến mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vì sự kiểm soát nguồn thu thuế GTGT còn cha đạt mục tiêu đề ra, cha bao quát hết các đối tợng nộp thuế, đối tợng chịu thuế cũng nh các giao dịch kinh tế trong nền kinh tế, do vậy cần phải tăng cờng kiểm soát nguồn thu từ thuế GTGT. Song kiểm soát có nhiệm vụ tuân thủ các mục tiêu của quản lý Nhà nớc cũng nh định hớng phát triển, nuôi dỡng các nguồn thu, vì vậy trớc hết, theo tác giả, việc kiểm soát nguồn thu thuế GTGT phải xuất phát từ những định hớng, những quan điểm cơ bản về quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trong thời gian tới.
Trong giai đoạn 2001 -2010, kinh tế trở thành lĩnh vực trung tâm, chi phối mọi hoạt động trong xã hội. Xu hớng hình thành nền kinh tế tri thức ngày càng bộc lộ rõ nét, làm thay đổi cơ bản về phơng thức làm việc và quản lý truyền thống. Hội nhập quốc tế sẽ diễn ra mạnh mẽ cả về bề rộng và chiều sâu, cuộc cạnh tranh trên thị trờng nội địa sẽ trở nên gay gắt, nhất là sau năm 2006 khi phải tuân thủ các cam kết quốc tế. Chính sách tài chính - tiền tệ trở thành công cụ chủ chốt điều tiết vĩ mô nền kinh tế, một phần do bản chất kinh tế của các công cụ của chính sách tài chính - tiền tệ nh thuế, chi tiêu NSNN, lãi suất, tỉ giá...Trong nền kinh tế thị trờng, một phần do xu hớng thay đổi chức năng và nhiệm vụ quản lý kinh tế của Nhà nớc từ sử dụng những công cụ trực tiếp sang gián tiếp, từ can thiệp sâu và rộng sang nới lỏng sự can thiệp. Trong bối cảnh đó, thuế trở thành công cụ quan trọng trong quản lý Nhà nớc, khối lợng đối tợng quản lý thuế tăng, phơng thức quản lý thuế cũng thay đổi cho phù hợp với sự tiến bộ của khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ thông tin.
Quan điểm cơ bản của chiến lợc cải cách thuế giai đoạn 2001 - 2010 là tiếp tục hoàn thiện các mục tiêu của cải cách thuế bớc II. Việc động viên qua thuế và phí vào NSNN phải vừa giải quyết hài hoà về lợi ích kinh tế giữa Nhà nớc và Xã hội, vừa bảo đảm nguồn thu tài chính để Nhà nớc thực hiện chức năng điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế, thực hiện các chính sách xã hội, bảo vệ an ninh, quốc phòng.
Với quan điểm cơ bản đó, mục tiêu yêu cầu của cải cách thuế trong giai đoạn 2001 - 2010 là:
Thứ nhất - Thuế bảo đảm nguồn thu vững chắc cho NSNN để đáp ứng đầy đủ nhu cầu chi thờng xuyên và phần cơ bản của chi đầu t thuộc NSNN. Thuế và Phí là nguồn thu chủ yếu của NSNN, mức huy động chiếm từ 20% đến 21% GDP.
Thứ hai - Thuế góp phần điều chỉnh các cơ cấu kinh tế theo hớng khuyến khích xuất khẩu, phát triển kinh tế nông nghiệp, kinh tế trang trại để tăng khối lợng sản phẩm nông nghiệp, khuyến khích hoạt động chế biến nông sản để sử dụng nguồn nguyên liệu trong nớc phục vụ cho mục tiêu đẩy mạnh sản xuất hàng xuất khẩu, khuyến khích đầu t vào các ngành có lợi thế, giải quyết nhiều lao động, các vùng trọng điểm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nớc.
Thứ ba - Chính sách thuế bảo đảm bình đẳng, công bằng giữa các thành phần kinh tế, bảo đảm tính rõ ràng, ổn định.
Thứ t - Chính sách thuế bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi thực hiện hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới.
Thứ năm - Cải cách thuế phải nâng cao năng lực Bộ máy quản lý Thuế và hoàn thiện thủ tục hành chính thuế cho phù hợp với các yêu cầu của xã hội nhằm tăng cờng sự tuân thủ nghĩa vụ thuế của các đối tợng nộp thuế.
Quá trình thực hiện các mục tiêu này sẽ làm cơ cấu thuế nớc ta thay đổi theo chiều hớng:
- Thuế nhập khẩu giảm dần tỉ trọng trong tổng nguồn thu NSNN và không còn là nguồn thu lớn nhất trong NSNN.
- Thuế GTGT và Thuế TNDN trở thành 2 loại thuế đóng góp nhiều nhất trong NSNN, chiếm khoảng 50% tổng thu từ thuế.
- Thuế thu nhập cá nhân giữ một vị trí ngày càng quan trọng, góp phần nhiều hơn vào quá trình điều hoà thu nhập xã hội.
- Tỷ trọng các sắc thuế khác biến động không đáng kể trong tổng nguồn thu NSNN.
Theo tiến trình Việt Nam gia nhập các tổ chức kinh tế quốc tế, đến năm 2006 Việt Nam đã cơ bản hoàn thành việc thực hiện cắt giảm thuế quan (CEPT) để gia nhập đầy đủ về Thơng mại với các nớc ASEAN. Khi đó thuế suất thuế nhập khẩu các mặt hàng chủ yếu chỉ còn tối đa là 5%; Việt Nam tiếp tục mở rộng và tham gia hội nhập với khu vực và trên thế giới. Trong giai đoạn này, các ngành dịch vụ sẽ phát triển, đầu t nớc ngoài tăng, đặc biệt là các ngành sản xuất, chế biến, chế tạo...Tổng sản phẩm nông, lâm, ng nghiệp chiếm 20% -25% trên tổng GDP, lao động trong ngành này chỉ chiếm 55-60% tổng lao động toàn xã hội. Vì vậy, mục tiêu cụ thể của chính sách thuế GTGT trong giai đoạn này là:
* Về mặt tài chính Ngân sách.
Thu về thuế GTGT là nguồn thu quan trọng của NSNN. Do đó thuế GTGT phải hình thành một nguồn thu tập trung, ổn định, đem lại số thu quan trọng cho NSNN. Số thuế GTGT thu đợc ngày càng tăng qua các năm cả về tỉ trọng trong tổng số thuế gián thu nói riêng và thu NSNN nói chung để bảo đảm phù hợp với tình hình cắt giảm thuế nhập khẩu trong quá trình tham gia hội nhập.
* Về mặt kinh tế.
Chính sách thuế GTGT phải bảo đảm mức động viên hợp lý đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, có tác dụng khuyến khích, thúc đẩy sản xuất phát triển, thu hút vốn đầu t nớc ngoài.
Chính sách thuế phải tăng cờng chế độ hạch toán kinh tế tại các doanh nghiệp, buộc tất cả các cơ sở kinh doanh phải tuân thủ đúng tiêu chuẩn định mức, triệt để thực hành tiết kiệm, nhằm giảm tối đa giá thành của hàng hoá tiêu thụ. Bên cạnh đó, chính sách thuế cũng hỗ trợ thiết thực hoạt động nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ mới vào kinh doanh,
khuyến khích sáng kiến cải tiến kỹ thuật, từng bớc nâng dần chất lợng của hàng hoá sản xuất trong nớc.
Thuế GTGT phải phục vụ có hiệu quả chủ trơng giải phóng mọi năng lực sản xuất, bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế trên cơ sở bình đẳng về động viên đóng góp thuế, thúc đẩy việc tổ chức và sắp xếp lại sản xuất, chuyển mạnh các doanh nghiệp sang hạch toán kinh doanh, cổ phần hoá các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Việc áp dụng thuế GTGT phải gắn với cải cách hệ thống thuế hiện hành ở nớc ta, tạo thành một cơ cấu thuế hợp lý có tính tơng đồng với hệ thống thuế tiên tiến của thế giới tạo tiền đề thực hiện điều chỉnh thu NSNN bằng hệ thống thuế hữu hiệu phù hợp với cơ chế thị trờng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển.
* Về mặt xã hội.
Thuế GTGT phải góp phần thực hiện bình đẳng, công bằng giữa các doanh nghiệp, giữa các đối tợng nộp thuế. Mặt khác, thuế cũng phải bảo đảm tính trung lập, thực sự là một công cụ sắc bén để quản lý nền kinh tế vĩ mô. Với chính sách thuế GTGT phải tạo đợc lòng tin của mọi tầng lớp, mọi thành phần kinh tế trong xã hội vào đờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nớc Việt Nam.
* Về mặt nghiệp vụ.
Thuế GTGT phải đợc sửa đổi để tiến tới đơn giản, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra, các văn bản phải bảo đảm tính nghiêm minh, tính khách quan, tính chặt chẽ, không chồng chéo, không gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện. Chính sách thuế phải bảo đảm việc quản lý thu thuế chặt chẽ, chống trốn lậu thuế, nâng cao hiệu quả công tác quản lý thu thuế của ngành Thuế với doanh nghiệp và các đối tợng nộp thuế.