0
Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

Về chế tài hủy hợp đồng.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP (Trang 48 -51 )

I. NHỮNG HẠN CHẾCỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀCHẾ TÀI THƯƠNG MẠI THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP.

4. Về chế tài hủy hợp đồng.

Trong chế tài này, Luật thương mại chỉ cho phép các bên áp dụng hủy khi vi phạm của bên kia là điều kiện để hủy hợp đồng mà hai bên đã thỏa thuận trước có nghĩa là bên bị vi phạm sẽ không được sử dụng chế tài này nếu đã

phạm vì đôi khi các bên ký hợp đồng một cách vội vã nhằm chớp thời cơ nên không quy định một cách đầy đủ cụ thể các chế tài vào trong hợp đồng được. Khi đã không quy định trường hợp nào hủy hợp đồng, trường hợp nào được đòi tiền phạt mà trong quá trình thực hiện hợp đồng, một bên bị vi phạm nghĩa vụ nghiêm trọng song bên kia theo Luật thương mại Việt Nam lại không thể áp dụng hình thức trách nhiệm này thì việc tiếp tục duy trì thực hiện hợp đồng chỉ gây bất lợi cho bên bị vi phạm, thậm chí có thể tạo cơ hội cho bên kia gian lận trong thương mại. Còn Công ước Viên 1980 lại cho rằng một bên khi xét thấy bên kia không có đủ khả năng thực hiện hợp đồng hoặc sẽ không thực hiện đúng hợp đồng thì có quyền tuyên bố chấm dứt hợp đồng cho dù hai bên chưa thực hiện nghĩa vụ gì. Hơn nữa, ngay cả khi không thỏa thuận trước trong hợp đồng thì các bên vẫn có quyền tuyên bố hủy hợp đồng nếu bên kia vi phạm nghiêm trọng những điều khoản cơ bản của hợp đồng. Quy định này sẽ phát huy được vai trò của chế tài hủy hợp đồng và đưa chế tài này trở thành một vũ khí bảo vệ quyền lợi cho bên bị vi phạm hợp đồng.

Thực tế cũng đã cho thấy hủy hợp đồng thường chỉ được áp dụng khi một bên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng gây ảnh hưởng tới bên kia.

Ví dụ 1: Người mua vi phạm hợp đồng-cụ thể là không mở L/C.

Ngày 30/2/1996, một công ty Việt Nam (gọi là bên A) và một công ty nước ngoài (gọi là bên B) ký hợp đồng mua bán số JFT/HNT/96/06, theo đó, bên B bán cho bên A 11.500 MT xi măng Trung Quốc với giá 57,50 USD/MT CFR Đà Nẵng thanh toán bằng thư tín dụng không hủy ngang bằng 100% trị giá hóa đơn, trả chậm 360 ngày kể từ ngày ký vận đơn. Thư tín dụng (L/C) phải được mở chậm ngày 8/4/1996 tại Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam tới Ngân hàng thông báo là Banque Nationale de Paris 20 Collyer Quay Tung Centre, Singapore 0104.

Thực hiện hợp đồng, B đã giao 11.546 MT xi măng lên tàu Mukachevo, vận đơn số 96 LX322 ký ngày 30/3/1996. Tàu đã đến cảng Đà Nằng ngày

5/4/1996 nhưng A chưa mở L/C nên việc dỡ hàng không thể thực hiện được. B đã giục A mở L/C nhiều lần nhưng đến ngày 19/4/1996, A vẫn chưa mở L/C.

Ví dụ 2: Người bán vi phạm hợp đồng cụ thể là không giao hàng.

Ngày 20/9/1995, một công ty Việt Nam ký hợp đồng mua bán với người bán nước ngoài theo đó người bán phải giao hàng cho người mua trong tháng 12/1995, thanh toán bằng tín dụng thư không hủy ngang được mở trước ngày 30/9/1995. Ngày 28/9/1995, người mua đã mở L/C cho người bán hưởng và thúc giục người bán giao hàng. Người bán đã vài lần cam kết sẽ giao hàng song đến hết tháng 5/1996 mà hàng vẫn chưa được giao.

Trong hai ví dụ trên đây, một bên vi phạm nghiêm trọng hợp đồng gây thiệt hại cho bên kia và hợp đồng không thể và không cần phải tiếp tục được thực hiện nếu bên vi phạm vẫn không thực hiện nghĩa vụ của mình. Tuy nhiên, trong hai trường hợp trên, nếu các bên không thỏa thuận trong hợp đồng rằng trường hợp này sẽ được phép hủy hợp đồng thì theo quy định của Luật thương mại Việt Nam, chế tài này không thể được áp dụng cho dù bên bị vi phạm bị thiệt hại nghiêm trọng và quyền lợi cũng không được đảm bảo nếu người đó tiếp tục thực hiện hợp đồng. Quy định của Luật thương mại vì vậy là chưa chặt chẽ và chưa đảm bảo được quyền lợi của các bên trong quan hệ mua bán.

Việc hủy hợp đồng để lại cho các bên những hậu quả pháp lý nhất định. Luật thương mại đề cập những hậu quả này tại Điều 237, trong đó có Khoản 3 như sau: “Bên bị thiệt hại có quyền đòi bên kia bồi thường.” Điều này có hoàn tòan phù hợp với thực tế không? Chẳng hạn trong ví dụ 1 trên đây, A không mở L/C nên B không thể giao hàng. Nếu trong hợp đồng có quy định trường hợp này được phép áp dụng chế tài hủy hợp đồng thì hợp đồng được hủy và để lại cho các bên hậu quả pháp lý như quy định tại Điều 237 Luật thương mại (trong đó có Khoản 3 nêu trên). B bị thiệt hại do đã giao hàng lên tàu, B thực hiện đúng nghĩa vụ của mình nhưng A không thực hiện nghĩa vụ thanh toán, cụ thể là không mở L/C. Do đó, B hoàn toàn có quyền đòi A bồi thường. Tuy nhiên, mặc

dù A đã vi phạm, dẫn đến hủy hợp đồng nhưng điều đó không có nghĩa là A không thể bị thiệt hại. Ví dụ A có ký kết hợp đồng bán lô hàng nói trên cho khách hàng trong nước, vì hợp đồng bị hủy A không có hàng giao và phải chịu trách nhiệm vật chất trước khách hàng của mình tức là A cũng bị thiệt hại. Chiếu theo Điều 237, Khoản 3 nói trên thì A cũng có quyền đòi B bồi thường. Điều này hoàn toàn không hợp lý. Đây cũng là một sai sót nhỏ của Luật thương mại Việt Nam 1997 và để tránh trường hợp các bên vi phạm nghĩa vụ tranh cãi, lợi dụng kẽ hở của pháp luật mà gây khó dễ cho bên bị vi phạm, Luật thương mại nên ghi cụ thể: “Bên bị vi phạm chịu thiệt hại có quyền đòi bên kia bồi thường.” Đề cập đến hậu quả pháp lý khi hủy bỏ hợp đồng, Điều 419, Khoản 4 Luật Dân sự quy định: “Bên có lỗi trong việc hợp đồng bị hủy bỏ phải bồi thường thiệt hại.” Theo quy định này của Bộ Luật Dân sự, trong trường hợp trên, người phải bồi thường thiệt hại sẽ chỉ là A. Điều này phù hợp với thực tế và hợp lý hơn so với quy định của Luật thương mại.

Một phần của tài liệu HẠN CHẾ CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG MUA BÁN THEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP (Trang 48 -51 )

×