III. CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN TRÁCH DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA CỦA THỤ TRÁI.
MẠI VIỆT NAM KIẾN NGHỊ VÀGIẢI PHÁP
Luật thương mại Việt Nam ra đời muộn hơn Công ước Viên 17 năm và do đó, còn rất mới mẻ đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đặc biệt, do thói quen áp dụng pháp lệnh về hợp đồng kinh tế 1989 vào hợp đồng mua bán, nhất là các hợp đồng mua bán ngoại thương nên các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thật quan tâm đúng mức tới đạo luật này. Mặt khác, Luật thương mại Việt Nam cũng có hiệu lực chưa lâu, những quy định mới của nguồn luật này chưa được thực tế kiểm nghiệm nhiều so với các văn bản luật kinh tế khác.
Trong vài năm gần đây, Việt Nam đã có những tiến bộ đáng kể trong việc mở rộng quan hệ buôn bán với các nước phát triển, đặc biệt là với các nước thuộc khối EU, Nhật Bản và Mỹ... là những nước hiện nay đã tham gia vào Công ước Viên 1980, song do chưa mạnh dạn áp dụng Điều ước quốc tế này nên chúng ta thường bị buộc phải áp dụng luật nước đối tác hay luật của nước thứ ba. Còn Luật thương mại của Việt Nam do thời gian xuất hiện chưa lâu nên phía nước ngoài không muốn áp dụng theo. Điều này gây trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam vì không phải nguồn luật nào cũng phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam và dễ áp dụng. Hơn nữa, thực tiễn thương mại quốc tế cũng cho thấy các bên tham gia đàm phán ký kết hợp đồng thường chọn luật của các
nước có nền ngoại thương phát triển như luật Anh-Mỹ, luật của Pháp, Đức... Không chỉ bởi thời gian ra đời còn ngắn ngủi, một lý do nữa chính là bởi thực tiễn áp dụng Luật thương mại Việt Nam đã xuất hiện những hạn chế, bất cập nhất định và trong phạm vi tiểu luận này, chỉ xin bàn đến những hạn chế, bất cập từ những quy định về chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.
I. NHỮNG HẠN CHẾ CỦA CÁC QUY ĐỊNH VỀ CHẾ TÀI THƯƠNG MẠITHEO LUẬT THƯƠNG MẠI VIỆT NAM. KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP.