Giải pháp về HĐĐT cho máy móc thiết bị :

Một phần của tài liệu hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện. thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 52)

II. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư của công ty cổ phấn tin học bưu điện :

2. Một số giải pháp cho hoạt động đầu tư của Công ty trong thời gian tới 1 Giải pháp chung

2.2.1. Giải pháp về HĐĐT cho máy móc thiết bị :

Sử dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả cũng là một cách để tạo thêm vốn. Công ty nên có kế hoạch về nguyên nhiên vật liệu cho sản xuất một cách chính xác, lựa chọn những nhà cung cấp ở gần, có khả năng đáp ứng kịp thời nhu cầu khi cần thiết để tránh tình trạng dự trữ quá nhiều trong kho dẫn đến vốn bị ứ đọng.

Một đặc điểm của Công ty là các đơn vị nằm phân tán ở nhiều nơi nên việc điều chuyển máy móc thiết bị gặp khó khăn, nên một số máy móc thiết bị đã sử dụng để sản xuất đã không được sử dụng và điều chuyển sử dụng ở các đơn vị khác. Chính vì vậy Công ty nên thanh lý, nhượng bán hoặc cho thuê các máy móc thiết bị nhằm thu hồi vốn, tái đầu tư.

Hoạt động đầu tư của CT-IN vào máy móc thiết bị phải được kiểm tra và xem xét thật kĩ càng trước khi tiến hành mua sắm thiết bị . Phối hợp đào tạo nguồn nhân lực t hật giỏi có kinh nghiệm lại linh hoạt với những biến động của thị trường . Hoăc tổ chức thuê chuyên gia để giúp cho CT-IN trong việc mua sắm thiết bị và sư dụng thiết bị một cách có hiệu quả và đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất và kinh doanh .

2.2.2.Giải pháp về HĐ ĐT vào nguồn nhân lực :

Hoạt động đầu tư nói riêng và hoạt động SXKD nói chung trong môi trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải xây dựng cho mình một đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân lành nghề, đủ khả năng đưa doanh nghiệp tiến bước vững chắc và tạo lập được vị trí ngày càng cao trên thị trường. Đối với Công ty, để xây dựng được đội ngũ nhân lực tốt thì Công ty cần chú ý:

- Tiếp tục chú trọng đến công tác tuyển dụng trên cơ sở đánh giá chính xác năng lực và trình độ của người lao động để vừa nâng cao mặt bằng chung về tay nghề, vừa tiết kiệm chi phí đào tạo và đào tạo lại sau này. Làm việc với các trường đại học, trường dạy nghề để cụ thể hoá kế hoạch tuyển dụng và đảm bảo yêu cầu tuyển dụng đề ra.

- Hỗ trợ kinh phí và cho phép các đơn vị của Công ty tham gia các công trình tự do tuyển dụng và đào tạo

- Cạnh tranh, thu hút nhân tài với mục tiêu bổ sung thêm người giỏi đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ mới của doanh nghiệp

- Xây dựng quy chế, định mức, đơn giá tiền lương, tiền thưởng làm đòn bẩy kinh tế khuyến khích người lao động nhiệt tình làm việc và sáng tạo, có chính sách đãi ngộ thoả đáng để đảm bảo cho người lao động yên tâm làm việc, cống hiến và phục vụ lâu dài trong Công ty

- Đào tạo mới: với những người chưa có nghề hay những lao động phổ thông đang làm việc trong các xí nghiệp của Công ty.

- Đào tạo lại: với những người đã có nghề nhưng vì một lý do nào đó nghề của họ không còn phù hợp nữa.

- Đào tạo nâng cao trình độ ngành nghề: Nhằm bồi dưỡng nâng cao kiến thức và kinh nghiệm làm việc để người lao động đảm nhận những công việc phức tạp hơn.

Để tránh tình trạng phải mất VĐT mà lại thu lại được kết quả không khả quan khi kết thúc quá trình đào tạo thì CT-IN phải xây dựng một cơ chế đào tạo một cách

chuyên nghiệp hơn . Chuyên nghiệpp hơn trong cả khâu tuyển người đi học cũng như chuyên nghiệp hơn trong việc giữ chân được nguồn chất xám của mình khi kết thúc quá trình đào tạo . Đó không phải là việc quá khó nhưng cũng là một vấn đề cần dặt ra giải quyết trước mắt cũng như trong tương lai luôn phải quan tâm đến của CT-IN .

Một phần của tài liệu hoạt động đầu tư phát triển tại công ty cổ phần viễn thông tin học bưu điện. thực trạng và giải pháp (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w