PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG
4.4.2. Phân tích hiệu quả nguồn vốn của ngân hàng bằng phương pháp phân tích ROE
phân tích ROE
ROE là chỉ số đo lường hiệu quả sử dụng của một đồng vốn tự có. Dựa vào phân tích ROE ở trên ta nhận thấy ROE của ngân hàng là tổng hợp của hai thành phần. Thành phần thứ nhất là thu nhập của ngân hàng trên sự đầu tư vốn như cho vay, đầu tư chứng khoán và các khoảng đầu tư khác (ROIF). Thành phần thứ hai là thu nhập của ngân hàng trên đòn bẩy tài chính, nó phản ánh mức độ mà ngân hàng lợi dụng vốn chủ sở hữu và sự trao đổi giữa vốn chủ sở hữu và nợ phải trả để có thu nhập tối ưu. Ta có thể tìm hiểu qua bảng phân tích ROE của ngân hàng qua ba năm sau đây:
Bảng 13: PHÂN TÍCH ROE CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM
CHỈ TIÊU ĐVT NĂM 2007 NĂM 2008 NĂM 2009
Hiệu suất sử dụng tài sản % 7,73 6,82 9,52
Tỷ số chi phí hoạt động % 1,79 0,98 1,28 ROIF % 6,04 5,84 8,24 Kd (1 – t) % 4,59 4,06 6,96 Khoảng cách đòn bẩy % 1,45 1,78 1,28 Tỷ số L (Nợ/Vốn chủ sớ hữu) Lần 4,44 1,84 2,54 ROFL % 6,44 3,28 3,25
ROE = ROIF + ROFL % 12.48 9,12 11,49
(Nguồn: Phòng kế hoạch)
Qua bảng số liệu trên ta thấy, ROE của ngân hàng có xu hướng không ổn định qua các năm. Năm 2007, ROE của ngân hàng là 12,48%, ROIF của ngân hàng là 6,04%. Tỷ số này cao là do ngân hàng sử dụng có hiệu quả tài sản của mình. Doanh thu cao trong khi các khoản chi phí hoạt động như: chi phí nhân viên, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi dự phòng về tài sản được chi hợp lý, giảm thiểu ở mức vừa phải. Bên cạnh đó, ROFL của ngân hàng năm 2007 là 6,44%. Tỷ số này thấp do chi phí vốn sau thuế Kd(1-t) của ngân hàng khá cao. Kd(1-t) là tỷ số giữa chi phí lãi sau thuế và nợ phải trả, tỷ số này cao chứng tỏ chi phí lãi của ngân hàng trong năm cao. Ngoài ra, khoảng cách đòn bẩy là hiệu số giữa ROIF và Kd(1-t) của ngân hàng là 1,45%. Mặt khác, ROFL thấp còn do tỷ số nợ trên vốn chủ hữu thấp.
-
Từ phân tích trên ta có thể rút ra kết luận rằng: nếu ROIF nhỏ hơn chi phí vốn sau thuế thì ROE sẽ thấp và dễ dàng trở thành số âm. Như vậy, ROE năm 2007 tuy không cao nhưng đã thể hiện được kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong năm qua.
Sang năm 2008, ROE của ngân hàng giảm xuống còn 9,12%. ROE giảm là do tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm, nguyên nhân là do việc tăng thu nhập giữ lại nên vốn chủ của ngân hàng tăng lên, điều đó làm cho tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu giảm. Bên cạnh đó, thì tỷ số giữa chi phí lãi sau thuế và nợ phải trả vẫn còn khá cao.
Đến năm 2009, ROE của ngân hàng là 11,49%, tăng so với cùng kỳ năm 2008. Nguyên nhân là do ROIF tăng đáng kể. ROIF tăng do doanh thu của ngân hàng trong năm rất cao, tài sản sủ dụng có hiệu quả và chi phí ngoài lãi suất được điều chỉnh phù hợp. Trong khi đó, ROFL lại giảm, nguyên nhân là do chi phí vốn sau thuế cao, chứng tỏ chi phí lãi của ngân hàng trong năm cao và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu vẫn còn rât thấp.
Tóm lại, ROE của ngân hàng qua ba năm tuy không cao nhưng cũng thể hiện được tính hiệu quả. Trong thời gian tới, ngân hàng nên mạnh dạn đầu tư sinh lợi, tăng cường hơn nữa công tác huy động vốn dưới nhiều hình thức mới, mở rộng mạng lưới sản phẩm dịch vụ của mình để thu hút khách hàng, giảm tối đa các khoản chi không cần thiết