b. Có quy trình xếp hạng và kiểm tra lại kết quả xếp hạng.
1.3.2. Nhận xét chung về hệ thống chấm điểm xếp hạng.
Hệ thống xếp hạng nội bộ được quản trị tốt làm tăng sự an tồn và tính lành mạnh của ngân hàng vì nó giúp cho việc ra quyết định cho vay được thuận lợi. Hệ
thống xếp hạng thực hiện việc đo lường rủi ro tín dụng và phân biệt mức độ rủi ro của những khoản tín dụng riêng biệt cũng như các nhóm khoản tín dụng. Điều này cho phép ban quản trị ngân hàng và người giám sát theo dõi khuynh hướng thay đổi mức độ rủi ro của danh mục cho vay. Quá trình này cũng cho phép ban quản lý
ngân hàng quản lý rủi ro để tối ưu hóa thu nhập. Xếp hạng rủi ro tín dụng là yếu tố cần thiết cho những chức năng quan trọng khác, như :
Thiết lập hạn mức dựa trên hạng được xếp: ví dụ, các ngân hàng có thể mở
rộng hạn mức cho vay đối với những khách hàng được xếp hạng cao (rủi ro thấp) và hạn chế cho vay đối với người vay được xếp hạng thấp (rủi ro cao) và nhờ đó hạn chế được rủi ro tín dụng.
Thiết lập phạm vi thẩm quyền phê duyệt các khoản vay căn cứ theo hạng được xếp: Ví dụ, nhân viên tín dụng ở chi nhánh ngân hàng có thể quyết định cho vay đối
với khoản vay đối những người vay được xếp hạng rủi ro thấp.
Đơn giản hóa q trình kiểm tra khoản vay đối với khách hàng được xếp hạng cao: Ngân hàng có thể tăng hiệu quả của quá trình kiểm tra các khoản vay bằng
cách phân bố nguồn lực để quản trị rủi ro dựa trên mức độ rủi ro của người vay.
Giám sát người vay riêng lẻ dựa trên hạng được xếp: Ngân hàng có thể giám
sát kỹ hơn những người vay xuống hạng hoặc hạng có rủi ro cao. Hơn nữa, ngân hàng có thể tham gia việc quản lý của những người vay này ngay ở giai đoạn bắt
đầu có khó khăn về tài chính để giúp ngăn chặn được sự tiếp tục xuống hạng của
họ.
Giám sát tồn bộ danh mục tín dụng: Ngân hàng có thể nhận ra tài sản giảm
giá trị trong danh mục cho vay bằng việc giám sát ma trận dịch chuyển về xếp hạng và thay đổi về dư nợ vay của mỗi hạng đối với mỗi ngành và khu vực.
dụng xác suất vỡ nợ của mỗi hạng như là dữ liệu đầu vào để tính rủi ro tín dụng. Thêm vào đó, họ có thể phân bổ vốn cho mỗi lãnh vực dựa vào mức rủi ro tính tốn
được.
Định giá khoản vay phản ánh rủi ro tín dụng: Ngân hàng thường định lãi suất
cho mỗi khoản vay bằng cách cộng thêm một tỷ lệ chi phí tín dụng vào chi phí huy
động vốn, tỷ lệ chi phí hoạt động và tỷ lệ lợi nhuận mục tiêu. Ngân hàng có thể ước
lượng tỷ lệ chi phí tín dụng bằng việc sử dụng xác suất vỡ nợ của mỗi hạng. Khi ngân hàng sử dụng xác suất vỡ nợ của mỗi hạng để phân bổ vốn tương ứng, họ cũng sẽ sử dụng xác suất vỡ nợ của mỗi hạng để ước tính tỷ lệ chi phí vốn làm cơ sở cho việc xác định lãi suất cho vay.
Kết luận chương 1: Ngân hàng thương mại là một loại định chế tài chính
trung gian cung cấp các dịch vụ, sản phẩm ngân hàng cho nền kinh tế như các nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng, và cung ứng các dịch vụ tài chính, từ đó tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng. Và trong tất cả các hoạt động có sinh lời của ngân hàng
đều chứa đựng nhiều rủi ro trong đó rủi ro tín dụng là đáng quan ngại nhất. Vì vậy,
một hệ thống quản trị rủi ro tín dụng có chất lượng góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh ngân hàng. Ngoài phương pháp quản trị rủi ro truyền thống là
thơng qua phân tích tín dụng, ngày nay nhiều ngân hàng đã áp dụng phương pháp quản trị rủi ro thông qua hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng.
Hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng khách hàng mang lại nhiều lợi ích cho ngân hàng, nó giúp cho ngân hàng quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn. Việc xây dựng hệ thống chấm điểm xếp hạng tín dụng địi hỏi phải phù hợp với quy mơ hoạt động và
đặc điểm của từng ngân hàng. Do vậy, khơng có một mơ hình xếp hạng tín dụng nội
bộ chung cho tất cả các ngân hàng. Tuy nhiên, khi thiết lập hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cần lưu ý cách xác lập mơ hình, quy trình định hạng, nguồn thơng tin
định tính và định lượng, thông tin đánh giá cuối cùng về khách hàng qua bảng kết
CHƯƠNG 2